Biện pháp 5: Tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 116 - 119)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực

các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

- Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức các HĐTN, cách tổ chức có đảm bảo nguyên tắc HS được trải nghiệm và sáng tạo không?... để thu thập các thông tin minh chứng cụ thể, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch HĐTN của đội ngũ. Qua đó kịp thời khen thưởng phát huy các thành tích,hỗ trợ, tư vấn, uốn nắn kịp thời các sai lệch để đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng hướng và có chất lượng.

- Tạo cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý trong các giai đoạn của quá trình thực hiện cũng như thực hiện công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực thúc đẩy việc tổ chức và tham gia hoạt động HĐTN của GV, HS và các bên tham gia.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng tiêu chí kiểm tra và thang đánh giá rõ ràng về HĐTN; thống nhất và thông qua trong hội đồng nhà trường.

- Tiến hành kiểm tra toàn diện quá trình hoạt động từ khâu chuẩn bị hoạt động (kiểm tra trước hoạt động), khâu triển khai hoạt động (kiểm tra trong hoạt động) và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động (kiểm tra sau hoạt động) để phát huy tốt chức năng của kiểm tra trong quản lý trường học.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra, kết hợp kiểm tra của BGH, với tổ trưởng chuyên môn và các GV; đa dạng hóa hình thức kiểm tra; kiểm tra việc triển khai các HĐTN, có thể báo trước hoặc đột xuất.

- Hiệu trưởng kết hợp kiểm tra trực tiếp giáo viên cùng với sử dụng kết quả kiểm tra của các tổ chuyên môn, các bộ phận khác trong nhà trường để đánh giá xếp loại giáo viên.

- Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, người quản lý phải xây dựng kế hoạch kiểm tra của nhà trường,

+ Lực lượng kiểm tra: Muốn kiểm tra sát, đánh giá đúng cần tổ chức các lực lượng theo dõi thi đua, giám sát các hoạt động trong chương trình học tập, đó là: đội cờ đỏ, giáo viên trực ban, cán bộ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm.

+ Ở mỗi bộ phận đều phải tổ chức chặt chẽ từ khâu phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc, sắp xếp thời gian trực, lịch trực, lập bảng và theo dõi thi đua thường kỳ.

+ Cách kiểm tra: Kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác chuẩn bị, quá trình tổ chức cho hoạt động, kết quả của hoạt động, kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường, kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý giáo dục, kiểm tra định kỳ, hoặc kiểm tra đột xuất

+ Tổng kết, đánh giá: Đối với GV kết quả đánh giá việc chuẩn bị, tổ chức và hiệu quả tổ chức hoạt động là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Kiểm tra kế hoạch của giáo viên về việc tổ chức các HĐTN, có nhận xét đánh giá để giáo viên căn cứ rút kinh nghiệm trong những lần sau. - Tham dự các buổi HĐTN do giáo viên tổ chức cho học sinh để kiểm tra việc GV tổ chức HĐTN theo chương trình GDPTM cho HS THCS.

- Kiểm tra từng giáo viên sau tổ chức các chuyên đề cấp trường, cấp thành phố về việc vận dụng chuyên đề vào cụ thể lớp chủ nhiệm.

- Kiểm tra học sinh để đánh giá giáo viên theo các hình thức: Phỏng vấn, làm bài test, thăm dò ý kiến phụ huynh...

- Đối với giáo viên tổng phụ trách, đoàn thanh niên kiểm tra thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sự phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong tổ chức các hoạt động tập thể.

- Ghi lại hình ảnh của các buổi HĐTN ở mỗi lần đi kiểm tra để làm tư liệu cho các giáo viên tham khảo và giới thiệu với phụ huynh học sinh.

- Đánh giá kết quả thực hiện phải khách quan, dân chủ, kết quả đánh giá phải được công khai trên bảng theo dõi tại phòng chờ giáo viên và được công bố trong hội đồng sư phạm của trường.

- Đánh giá xếp loại theo từng tháng để giáo viên kịp thời điều chỉnh trong tháng tiếp theo, cần tôn trọng ý kiến các thành viên trong ban thi đua nhà trường.

- Kết quả kiểm tra phải sử dụng để đánh giá xếp loại thi đua trong năm học, để tạo động lực cho giáo viên làm tốt HĐTN.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tuân thủ theo quy định chung và phải đảm bảo theo mục tiêu, kế hoạch. - Xây dựng được lực lượng tham gia kiểm tra phải là những người có năng lực quản lý, tổ chức các HĐTN.

- Cần có kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng, khoa học - Xây dựng được bộ công cụ kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)