8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục
thông mới ở các trường Trung học Cơ sở
Để tổ chức các HĐTN cho học sinh đạt hiệu quả cao, việc lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các nhà quản lí giáo dục cần căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ vào điều kiện CSVC, trang thiết bị, sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để cùng với các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho năm học đảm bảo tính hợp lí, thống nhất. Cụ thể, hiệu trưởng cần làm tốt 2 nhóm việc sau:
Trước hết, cần tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chung của nhà trường trong năm học, trong đó có kế hoạch cho HĐTN.
- Xác định đúng, đủ các căn cứ để xây dựng kế hoạch trải nghiệm trong trường THCS, bao gồm: (i) Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh được xác định tại Luật Giáo dục, trong chương trình giáo dục của cấp học; (ii) Những nhiệm vụ cấp thiết của sự nghiệp giáo dục, của đất nước, của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt là nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hướng dẫn ngay từ đầu năm học; (iii) Tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương nơi trường đóng; (iv) Tình hình cụ thể của nhà trường (Kết quả các hoạt động giáo dục của năm học trước, thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, số lượng, chất lượng, đặc biệt là khả năng tổ chức các HĐTN cho HS), điều kiện CSVC, trang thiết bị, thư viện và tài chính, khả năng thực hiện công tác xã hội hóa của nhà trường...
- Định hướng mục tiêu quản lý các hoạt động giáo dục để làm cơ sở xác định mục tiêu HĐTN. Trong đó có mục tiêu của các hoạt động giáo dục trên cơ sở mục tiêu chung và được trình bày dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể, mục tiêu xã hội và mục tiêu điều kiện.
- Lựa chọn các nhóm hoạt động cần thực hiện trong năm học phù hợp theo các chủ đề tháng và năm học để làm căn cứ cho giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động của từng lớp hay khối lớp trong trường.
- Nội dung kế hoạch tổ chức các HĐTN phải xây dựng cụ thể, khi nào tổ chức hoạt động gì, dành cho đối tượng học sinh lớp nào? Sẽ diễn ra ở đâu? Ai phụ trách và cùng tham gia ?...Các hoạt động phải được lựa chọn phù hợp với chủ đề học tập từng tháng, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương. Trong kế hoạch phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết các tình huống đó.
- Phân phối nguồn lực cho từng hoạt động đã được xác định cho từng chủ đề, chủ điểm (thời gian, kinh phí, con người, cơ sở vật chất)
- Sắp xếp tiến độ thực thi hoạt động phù hợp.
- Xác định biện pháp và cách thức thực hiện các hoạt động.
+ Biện pháp phải phong phú và được lựa chọn giữa rất nhiều các biện pháp khác để phù hợp với đặc trưng của nhà trường, cấp học và đối tượng học sinh từng khối lớp, từng vùng, miền.
+ Biện pháp phải có khả năng thực hiện được, nó được xây dựng phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, địa phương và khả năng của đội ngũ.
+ Biện pháp là cách thực hiện nên cần được nêu cụ thể tạo điều kiện cho việc thực hiện dễ dàng.
- Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng) có thể thực hiện kỹ thuật phân tích SWOT để phân tích bối cảnh nhà
trường, làm cơ sở xây dựng kế hoạch HĐTN phù hợp với điều kiện cụ thể, đảm bảo tính khả thi. Tiếp tục cụ thể hóa kế hoạch HĐTN cho từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.
Thứ hai, Hiệu trưởng chỉ đạo các TCM, các bộ phận khác và GV xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐTN.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục (kế hoạch năm, tháng, tuần) thống nhất với kế hoạch chung của nhà trường, với kế hoạch của các bộ phận (để tránh tổ chức các hoạt động chồng chéo trong cùng một thời điểm, đồng thời có sự hỗ trợ và phối hợp tổ chức hoạt động của các bộ phận có liên quan).
- Hiệu trưởng hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS thông qua dạy học môn học và các hoạt động ngoài giờ học. Kế hoạch hoạt động của các HĐTN được tích hợp vào kế hoạch của các tổ chuyên môn.
- Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch của từng giáo viên, kế hoạch được triển khai chỉ sau khi có sự phê duyệt của cán bộ quản lý nhà trường.
Như vậy, để lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, hiệu trưởng trường THCS cần thực hiện tốt các công việc sau:
+ Phân tích thực trạng của nhà trường để có căn cứ xác định mục tiêu của HĐTN
+ Thống nhất mục tiêu các HĐTN của nhà trường
+ Nhà trường xây dựng được kế hoạch HĐTN cụ thể cho từng năm học phù hợp với mục tiêu đã xác định
+ Sắp xếp tiến độ phù hợp để thực hiện các HĐTN
+ Xác định biện pháp và cách thức thực hiện các hoạt động thiết thực và khả thi
+ Huy động các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện
+ Dự kiến nguồn tài chính, CSVC để triển khai HĐTN
+ Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch phù hợp.
1.3.3. Tổ chức bộ máy nhân sự và quy định triển khai hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở
Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm diễn ra có thuận lợi hay không, đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào kĩ năng quản lí, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận trong nhà trường của Hiệu trưởng. Vì vậy, công tác tổ chức, chỉ đạo cần phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp, tránh sự chồng chéo về nhiệm vụ, đồng thời tránh tình trạng phân công công việc không phù hợp với năng lực của các bộ phận hay cá nhân. Hiệu trưởng cần phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng cá nhân, từng bộ phận phụ trách trực tiếp các mảng HĐTN:
- Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách trực tiếp HĐTN, có nhiệm vụ triển khai, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá các HĐTN.
- Tổ trưởng chuyên môn phụ trách:
+ Hướng dẫn giáo viên bộ môn thống nhất nội dung tích hợp, phương pháp và hình thức, thời gian triển khai các HĐTN trong môn học để đảm bảo được cả hai mục tiêu dạy học và giáo dục. Có thể tổ chức một số tiết dạy minh họa có HĐTN, từ đó đánh giá, góp ý và điều chỉnh cho phù hợp.
+ Hướng dẫn GVCN trong quá trình triển khai và tổ chức các HĐTN trong các tiết HĐNGLL một cách cụ thể thông qua một tiết làm điểm, từ đó điều chỉnh, nhân rộng sao cho hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, cần có sự giám sát và kiểm tra đánh giá một cách khách quan, tránh việc GVCN sử dụng các tiết HĐTN không đúng mục đích.
- Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách Đội phụ trách trực tiếp các hoạt động ngoại khóa:
Hiệu trưởng phân công cho các bộ phận khác trong nhà trường tham gia hỗ trợ và phối hợp trong quá trình tổ chức HĐTN. Thống nhất cơ chế phối hợp: đảm bảo sự phối hợp giữa GV với GV, GV với CMHS, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (bộ phận thư viện, thiết bị, đồ dùng dạy học, ban đại diện HCMHS,...) cũng như các lực lượng khác ngoài nhà trường (Cơ quan
công an, Trung tâm y tế, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Trung tâm TDTT, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,...).
+ Xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường để triển khai HĐTN
+ Thành lập ban chỉ đạo triển khai HĐTNHN của trường, do 1 thành viên BGH phụ trách
+ Phát huy vai trò TCM trong tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN
+ Hiệu trưởng phối hợp với Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách Đội phụ trách trực tiếp một số HĐTN
+ Hiệu trưởng phân công cho các bộ phận khác trong nhà trường tham gia hỗ trợ và phối hợp trong quá trình tổ chức HĐTN
+ Xác định rõ lực lượng ngoài nhà trường và cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để triển khai HĐTN
+ Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện cho các lực lượng khác
+ Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN
1.3.4. Chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch triển khai hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở
- Nội dung quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của Hiệu trưởng trường THCS bao gồm:
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường để triển khai HĐTN;
+ Xác định rõ lực lượng ngoài nhà trường và cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để triển khai HĐTN;
+ Xây dựng và xác định rõ các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN;
+ Xác định cụ thể các biện pháp và cách thức thực hiện các HĐTN; + Triển khai hướng dẫn các tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch HĐTN; + Kiểm tra, phê duyệt kế hoạch HĐTN của tổ chuyên môn, GV.
- Nội dung quản lý, chỉ đạo hoạt động trải nghiệm:
+ Chỉ đạo thực hiện các HĐTN theo đúng chương trình quy định
+ Giám sát và hướng dẫn kịp thời các lực lượng bên trong nhà trường triển khai HĐTN
+ Chủ động trong phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường triển khai HĐTN
+ Động viên các lực lượng bên trong nhà trường trong quá trình triển khai HĐTN
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai HĐTN + Chỉ đạo GV thực hiện tổ chức HĐTN qua dạy học các môn học + Chỉ đạo đảm bảo an toàn cho HS trong quá trình tổ chức HĐTN
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở
Hiệu trưởng trường THCS cần xây dựng lực lượng kiểm tra, xác định tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐTN trong nhà trường một cách cụ thể, phù hợp. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm tra; chú ý kiểm tra mang tính chất thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tổ chức thực hiện các HĐTN. Cụ thể:
+ Kiểm tra trước khi tổ chức hoạt động để rà soát các điều kiện đảm bảo, nhằm tổ chức các hoạt động thuận lợi có kết quả tốt;
+ Kiểm tra trong quá trình diễn ra các hoạt động để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những cố gắng, nỗ lực của giáo viên và học sinh trong hoạt động;
+ Kiểm tra sau hoạt động để đánh giá kết quả nhằm công nhận thành tích, khen thưởng động viên hoặc xử lí kịp thời các sai phạm, yếu kém.
Việc kiểm tra đánh giá cần được đổi mới theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót. Đánh giá đảm bảo tính công bằng, kịp thời và hợp lí để làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn. Nhà trường
nên kết hợp giữa đánh giá của cá nhân với đánh giá kết quả hoạt động của học sinh để xác định những vấn đề chung cần giải quyết trong tình hình thực hiện các HĐTN.
Để công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh đạt kết quả, Hiệu trưởng cần chủ động thực hiện các việc sau:
+ Xây dựng lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá phù hợp + Xây dựng thang đánh giá HĐTN với tiêu chí rõ ràng + Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá HĐTN + Tổ chức đánh giá khách quan kết quả HĐTN + Công khai kết quả đánh giá thực hiện HĐTN
+ Cung cấp thông tin kịp thời, có tính xây dựng giúp GV điều chỉnh thực hiện HĐTN
+ Dùng kết quả đánh giá để xếp loại thi đua
1.3.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở
HĐTN được tổ chức có hiệu quả, nhà trường cần chú ý đến quy trình triển khai như trong nhà trường như chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch tổ chức các HĐTN của GV trong tổ, xây dựng kế hoạch và đề xuất nhu cầu sử dụng CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho các HĐTN để kịp thời bổ sung, sửa chữa và phân bổ hợp lí, hướng dẫn GV, tổ chuyên môn và các bộ phận khác khai thác và sự dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học trong quá trình tổ chức các HĐTN. Bên cạnh đó, chú trọng thường xuyên rà soát CSVC, trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho các HĐTN, đảm bảo an toàn cho GV và HS trong quá trình diễn ra các hoạt động cũng như phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường để khai thác có hiệu quả các điều kiện CSVC sẵn có ở địa phương trong quá trình tổ chức HĐTN (nhà văn hóa, sân vận động, ...).
Như vậy, để việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, các điều kiện phục vụ cho HĐTN, Hiệu trưởng trường THCS cần chú ý:
+ Lập kế hoạch sử dụng CSVC phục vụ thực hiện HĐTN
+ Thường xuyên rà soát CSVC, thiết bị để kịp thời sữa chữa, mua sắm, bổ sung phục vụ thực hiện HĐTN
+ Khai thác, sử dụng các điều kiện CSVC sẵn có của địa phương và huy động xã hội hóa
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV có kế hoạch sử dụng và sử dụng hợp lí, các thiết bị, CSVC phục vụ cho HĐTN
1.3.7. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở
Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác tổ chức các HĐTN, các nhà quản lí giáo dục cần chú ý đến sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục và phân cấp trong quản lí hoạt động trải nghiệm, cụ thể:
+ Phối kết hợp giữa các giáo viên và các bộ phận đoàn thể trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả các HĐTN cho học sinh.
+ Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục của các HĐTN trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi,… nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp
gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào