Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động trải nghiệm theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động trải nghiệm theo

chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở

HĐTN được tổ chức có hiệu quả, nhà trường cần chú ý đến quy trình triển khai như trong nhà trường như chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch tổ chức các HĐTN của GV trong tổ, xây dựng kế hoạch và đề xuất nhu cầu sử dụng CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho các HĐTN để kịp thời bổ sung, sửa chữa và phân bổ hợp lí, hướng dẫn GV, tổ chuyên môn và các bộ phận khác khai thác và sự dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học trong quá trình tổ chức các HĐTN. Bên cạnh đó, chú trọng thường xuyên rà soát CSVC, trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho các HĐTN, đảm bảo an toàn cho GV và HS trong quá trình diễn ra các hoạt động cũng như phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường để khai thác có hiệu quả các điều kiện CSVC sẵn có ở địa phương trong quá trình tổ chức HĐTN (nhà văn hóa, sân vận động, ...).

Như vậy, để việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, các điều kiện phục vụ cho HĐTN, Hiệu trưởng trường THCS cần chú ý:

+ Lập kế hoạch sử dụng CSVC phục vụ thực hiện HĐTN

+ Thường xuyên rà soát CSVC, thiết bị để kịp thời sữa chữa, mua sắm, bổ sung phục vụ thực hiện HĐTN

+ Khai thác, sử dụng các điều kiện CSVC sẵn có của địa phương và huy động xã hội hóa

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV có kế hoạch sử dụng và sử dụng hợp lí, các thiết bị, CSVC phục vụ cho HĐTN

1.3.7. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở

Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác tổ chức các HĐTN, các nhà quản lí giáo dục cần chú ý đến sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục và phân cấp trong quản lí hoạt động trải nghiệm, cụ thể:

+ Phối kết hợp giữa các giáo viên và các bộ phận đoàn thể trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả các HĐTN cho học sinh.

+ Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục của các HĐTN trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi,… nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp

gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

+ Phân cấp quản lí các HĐTN để giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi tổ chức đoàn thể và cá nhân, giải quyết một cách có hiệu quả, kịp thời những bất cập trong quá trình triển khai.

Như vậy, Hiệu trưởng cần phối hợp với các lực lượng và có sự phân cấp trong quản lý hoạt động trải nghiệm, bao gồm:

+ Phối kết hợp giữa các giáo viên và các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức các HĐTN cho học sinh THCS

+ Huy động, thu hút gia đình học sinh tham gia vào tổ chức HĐTN cho học sinh

+ Thu hút, thuyết phục các tổ chức xã hội trong địa phương hỗ trợ, tham gia vào tổ chức HĐTN

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở

1.4.1. Các yếu tố thuộc về các cấp quản lý

Nhận thức và năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường mà người đứng đầu là hiệu trưởng sẽ góp phần quyết định rất lớn tới kết quả của quá trình quản lý các HĐTN cho HS.

Thuộc về Hiệu trưởng và CBQL:

+ Nhận thức của Hiệu trưởng về tổ chức HĐTN + Năng lực của của Hiệu trưởng trong tổ chức HĐTN

+ Nhận thức của Tổ trưởng/Tổ phó chuyên môn về tổ chức HĐTN + Năng lực của Tổ trưởng/Tổ phó chuyên môn trong tổ chức HĐTN Trong nhà trường, Hiệu trưởng là hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, điều hành và phát triển đội ngũ, hỗ trợ sự phạm và hỗ trợ quản lí cho đội ngũ

nhân lực giáo dục của nhà trường để mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện đúng tính chất, nguyên lí, mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục. Hiệu trưởng cũng là người đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đáp ứng các hoạt động giáo dục của nhà trường. Người Hiệu trưởng phải có năng lực khái quát cập nhật, năng lực biết hỗ trợ những người khác, có ảnh hưởng tích cực tới những người xung quanh, phải có khả năng nắm bắt những biến đổi lớn từ môi trường bên ngoài tác động đến sự hoạt động của giáo dục về các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và quốc tế. Quan trọng hơn nữa là Hiệu trưởng có khả năng thuyết phục, trình bày, lắng nghe, có khả năng hỗ trợ các đồng nghiệp cùng phát triển. Đồng thời biết chuyển đổi mềm dẻo linh hoạt sự đổi mới chung thành những việc làm cụ thể thiết thực trong quá trình xây dựng một nhà trường hiệu quả, thân thiện. Người Hiệu trưởng giỏi còn là người dám đột phá xây dựng những mô hình mới mẻ bắt kịp với các xu hướng tiên tiến trên thế giới.

Đối với việc tổ chức các HĐTN trong nhà trường, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, triển khai các HĐTN, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng giáo dục; chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức hoạt động, đồng thời cũng là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các HĐTN trong nhà trường.

Vì vậy, có thể xem xét hai yếu tố sau có ảnh hưởng như thế nào đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh, gồm:

Nếu người cán bộ quản lý hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức tổ chức, nắm rõ quy trình quản lý HĐTN, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên thì việc tổ chức các HĐTN sẽ diễn ra một cách khoa học, phù hợp, hiệu quả.

Nếu cán bộ quản lý nhà trường không nhận thức đúng, không có kế hoạch cụ thể phù hợp thì trong quá trình quản lý sẽ giảm đi hiệu quả của hoạt động đó. HS sẽ là người bị ảnh hưởng lớn, ảnh hưởng đó có thể sẽ liên quan đến việc hình thành nhân cách của học sinh.

1.4.2. Các yếu tố thuộc về đội ngũ giáo viên và học sinh

Có thể thấy, đội ngũ giáo viên là người trực tiếp tổ chức các HĐTN trong nhà trường. Vì vậy, năng lực và phẩm chất của giáo viên sẽ quyết định đến chất lượng của việc tổ chức các HĐTN cho học sinh.

Việc tổ chức các HĐTN trong nhà trường chỉ có thể đạt được hiệu quả, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh, đáp ứng được những mục tiêu đề ra khi đội ngũ giáo viên có được nhận thức đầy đủ, hiểu đúng ý nghĩa của HĐTN cho học sinh và có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Có hai yếu tố có thể kể đến có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh, bao gồm: Giáo viên và học sinh;

+ Năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm + Sự tham gia của các lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức HĐTN cho học sinh

+ Khả năng tham gia các HĐTN của học sinh

Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đã xác định: “ Giáo viên chính là lực lượng xung kích trên mặt trận đổi mới, là người đi đầu quyết định tới chất lượng giáo dục”. Không giải quyết được khâu giáo viên, mọi chương trình giáo dục đều thất bại. Chính vì thế, trong công tác quản lí, hiệu trưởng cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên để giúp họ có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Như chúng ta đã thấy, lứa tuổi học sinh THCS có nhiều thay đổi về sinh lí dẫn đến những thay đổi cơ bản trong nhận thức, tư duy, tình cảm. Nếu không có sự định hướng phù hợp, kịp thời từ các nhà giáo dục, các em khó cân bằng được cuộc sống của bản thân, dễ rơi vào sự phát triển lệch lạc, thiếu chuẩn mực. Vì vậy, đây là giai đoạn mà các em cần được trải nghiệm thực tế để rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. Có thể trước tiên, trong quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS, Hiệu trưởng cần quan tâm đến nhu cầu của HS tham gia vào HĐTNHN.

1.4.3. Các yếu tố khách quan thuộc về môi trường quản lý

1.4.3.1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Sở, Phòng GD&ĐT

Hiện nay, việc triển khai tổ chức các HĐTN trong trường THCS là một vấn đề còn khá mới mẻ. Để các trường tổ chức thực hiện tốt các hoạt động này cần phải có hệ thống chương trình, văn bản hướng dẫn thực hiện từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo một cách đầy đủ và kịp thời, cụ thể:

+ Văn bản hướng dẫn CBQL, GV về tổ chức HĐTN; + Tổ chức tập huấn cho CBQL, GV về triển khai HĐTN.

Thực tế cho thấy, nếu không có sự hướng dẫn cụ thể hoặc văn bản chỉ đạo không kịp thời, rõ ràng rất khó khăn cho các nhà trường trong khâu thực hiện. Lúc này, các nhà trường nếu có triển khai thì cũng theo sự sáng tạo của nhà trường không có sự đồng bộ hay hỗ trợ về chương trình, hình thức tổ chức dẫn đến việc tổ chức các HĐTN đạt hiệu quả không cao.

1.4.3.2. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường trong tổ chức HĐTN

HĐTN ngoài việc được triển khai dạy học lồng ghép trong các môn học và tổ chức tại không gian lớp học thì có nhiều hoạt động bắt buộc lại phải diễn ra ở không gian ngoài lớp học, ngoài nhà trường. Vì vậy, để tổ chức được các HĐTN cho học sinh an toàn, đạt hiệu quả cao đòi hỏi các nhà trường phải chú trọng, quan tâm đến vấn đề nguồn lực tổ chức, tham gia và hỗ trợ cho các hoạt động. Cụ thể:

+ Về CSVC: bên cạnh CSVC phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm trong môn học hay các tiết hoạt động ngoại khóa trong nhà trường như các đồ dùng thí nghiệm, dụng cụ học tập trực quan, sân chơi, sân khấu ngoài trời,...; nhà trường có thể liên hệ với các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường để phối kết hợp, tạo điều kiện về CSVC tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh tại nhà văn hóa thiếu nhi, sân vận động, tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn hay các tổ chức, doanh nghiệp,....

+ Về nhân lực: để tổ chức các HĐTN cho học sinh đạt hiệu quả cao đòi hỏi các nhà trường cần chú trọng đến nguồn nhân lực trong và ngoài nhà trường, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và linh hoạt giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường với Hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội,...

+ Về tài chính: nguồn ngân sách hỗ trợ cho các HĐTN tại các nhà trường không lớn, vì vậy, để tổ chức các hoạt động thành công và thuận lợi, các nhà trường cần huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, các nhà tài trợ và dự án phục vụ cộng đồng.

Tuy nhiên, một số trường điều kiện CSVC còn thiếu thốn, không đáp ứng được cho quá trình tổ chức các HĐTN, các nhà quản lí cần phải huy động sự hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho mục tiêu giáo dục của nhà trường, bao gồm:

+ CSVC của nhà trường để triển khai HĐTN;

+ Sự đóng góp của địa phương về CSVC để nhà trường triển khai HĐTN; + Sự đóng góp của địa phương về nhân lực cùng nhà trường triển khai HĐTN;

+ Sự đóng góp của địa phương về nguồn tài chính để nhà trường triển khai HĐTN

Kết luận chương 1

Quản lí HĐTN cho học sinh THCS là quá trình tác động của Hiệu trưởng đến toàn thể giáo viên, nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm tiến hành tổ chức các HĐTN theo mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục.

Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại trường trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 bao gồm: lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm; tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm; kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm; quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, các điều kiện phục vụ cho hoạt động trải nghiệm; phối hợp các lực lượng và phân cấp trong quản lý hoạt động trải nghiệm

Quản lý HĐTN cho học sinh tại trường trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông mới chịu ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố gồm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý

Trên đây là những luận cứ cơ bản, là cơ sở để đề tài đánh giá thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội và giáo dục THCS thành phố Móng Cái, Quảng Ninh

2.2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội

Móng Cái là thành phố biên giới nằm ở cực Đông Bắc của Tổ quốc, cách trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Ninh 186 km theo Quốc lộ 18A; phía Bắc và Đông Bắc giáp thành phố Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc); phía Đông, Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây - Tây Bắc giáp huyện Hải Hà. Móng Cái với diện tích tự nhiện 516,55km2, gồm 17 đơn vị hành chính (8 phường, 9 xã), 101 thôn, bản, khu phố. Dân số trên 12 vạn người.

Thành phố Móng Cái có vị trí địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại; nằm trong Khu vực hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt - Trung”, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, cầu nối quan trọng của hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc.

Nhờ những lợi thế này mà hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ trên địa bàn diễn ra sôi động và đạt được những kết quả to lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố: (1) Thương mại XNK: là một trong hai trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh, đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)