Các thành tố của hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Các thành tố của hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo

phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở

1.2.4.1. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm theo Chương trình giáo dục phổ thông mới

Hoạt động trải nghiệm hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể.

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản.

Hoạt động trải nghiệm hướng tới việc học sinh tự hình thành cho bản thân các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, từ đó vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động trải nghiệm trong và ngoài giờ học, học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, biết làm việc có kế hoạch, biết cách tổ chức cuộc sống cá nhân, và quan trọng nhất là học sinh được phát triển năng lực, kĩ năng và phẩm chất cá nhân dưới sự tổ chức của các lực lượng giáo dục. Như vậy, mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS bao gồm:

1. Nhằm tạo ra tính tích cực của HS tham gia vào các HĐTN từ đó bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo;

2. Tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện, tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm trong cuộc sống;

3. Tạo cơ hội để học sinh THCS được thỏa mãn nhu cầu hoạt động của bản thân;

4. Phát triển hệ thống các năng lực cần thiết cho học sinh, giúp học sinh hình thành năng lực tự đánh giá và tự điều chỉnh, năng lực giải quyết vấn đề;

5. Bồi dưỡng hệ thống phẩm chất trách nhiệm của cá nhân trong học tập, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng của HS;

6. Hình thành các giá trị của cá nhân HS THCS;

7. Tích cực tham gia tích cực các hoạt động lao động tại gia đình, nhà trường và xã hội;

8. Giúp HS THCS biết tổ chức công việc một cách hợp lý, khoa học; 9. Hình thành ở HS THCS hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp.

1.2.4.2. Nội dung hoạt động trải nghiệm cấp Trung học Cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo “Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018” cho thấy, nội dung cơ bản của chương trình HĐTN xoay quanh các mối quan hệ giữa cá

nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp. Nội dung này được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính [9]:

+ Hoạt động giáo dục và phát triển cá nhân. + Hoạt động lao động.

+ Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng. + Hoạt động hướng nghiệp.

Như vậy, hoạt động trải nghiệm ở THCS có nội dung giáo dục thiết thực, kiến thức thực tiễn gắn bó, gần gũi với đời sống thực tế,địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng được vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng và thuận lợi. Cụ thể:

(1) Hoạt động phát triển cá nhân:

- Hoạt động tìm hiểu/khám phá bản thân

- Hoạt động rèn luyện nền nếp, thói quen; tính tuân thủ, trách nhiệm, ý chí vượt khó

- Hoạt động phát triển các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội.

(2) Hoạt động lao động:

- Hoạt động lao động ở nhà - Hoạt động lao động ở trường - Hoạt động lao động ở địa phương

(3) Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng:

- Hoạt động giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức - Hoạt động giáo dục văn hoá, hữu nghị và hợp tác - Hoạt động tìm hiểu phong cảnh, di tích

- Hoạt động tình nguyện/nhân đạo và hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội, vấn đề thời sự.

(4) Hoạt động hướng nghiệp:

- Hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm thế giới nghề nghiệp.

- Hoạt động đánh giá và rèn luyện năng lực và phẩm chất của bản thân phù hợp với nhóm nghề.

Có thể thấy, nội dung các HĐTN được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm. Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, học sinh được lựa chọn một số hoạt động chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân. Nội dung của HĐTN rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Nội dung HĐTN gắn bó và gần gũi với thực tế cuộc sống có khả năng đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, học sinh được lựa chọn một số hoạt động chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.

1.2.4.3. Hình thức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với các hình thức tổ chức chủ yếu: thực hành nhiệm vụ ở nhà, sinh hoạt tập thể (sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệpThanh niên Việt Nam,…), dự án, giao lưu, diễn đàn, hội thảo, tổ chức sự kiện, câu lạc bộ, cắm trại, tham khảo sát thực địa, thực hành lao động, hoạt động thiện nguyện,…

Hình thức tổ chức các HĐTN phải đa dạng phong phú, linh hoạt tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm. Mỗi hình thức hoạt động đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng phong

phú mà việc giáo dục HS được giáo dục một cách tự nhiên, sinh động không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu và nguyện vọng của HS. HĐTN là một dạng hoạt động giáo dục được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau rất đa dạng và phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng HĐTN có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau tùy theo lứa tuổi và nhu cầu học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Các hình thức tổ chức HĐTN có thể kể đến:

1. Hình thức có tính khám phá: thực địa, thực tế, tham quan, trò chơi,… 2. Hình thức có tính tương tác: sân khấu hóa, diễn đàn, giao lưu, xử lý các tình huống giả định…

3. Hình thức có tính tham gia lâu dài: dự án và nghiên cứu khoa học, các câu lạc bộ,…

4. Hình thức có tính cống hiến: thực hành lao động việc nhà, việc trường, các hoạt động xã hội/ tình nguyện.

Tùy thuộc vào hoạt động giáo dục, GV sẽ lựa chọn các hình thức HĐTN sao cho phù hợp, như:

- Trải nghiệm trong môn học: GV lựa chọn các hoạt động có tính tương tác như thí nghiệm, sân khấu hóa,… để tạo được hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức của học sinh.

- Trải nghiệm ngoài giờ học: GV lựa chọn các hoạt động có tính khám phá, cống hiến hoặc tham gia lâu dài như: thực địa, thực tế, tham quan, dự án nghiên cứu khoa học, các hoạt động xã hội,… sẽ tạo điều kiện cho các em học sinh được trải nghiệm, khám phá, thỏa sức sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, cộng đồng từ đó hình thành được những năng lực, phẩm chất và kĩ năng sống cần thiết.

1.2.4.4. Kết quả hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình; sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đạt được là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và đội ngũ giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hướng nghiệp, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động.

Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp kết quả đạt được là sự đóng góp của học sinh cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Ngoài ra, các yếu tố như động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng được đánh giá thường xuyên trong quá trình tham gia hoạt động.

Kết quả đạt được trong HĐTN đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).

Kết quả đạt được trong HĐTN được thể hiện ở một số vấn đề cụ thể: 1. Nắm vững các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. 2. Có kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội vào lý giải, giải quyết thực tiễn cuộc sống

4. Khả năng khai thác các cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh. 5. Kỹ năng làm việc có kế hoạch.

6. Kỹ năng tổ chức cuộc sống cá nhân.

1.3. Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở

1.3.1. Phát triển Chương trình hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở

Chương trình hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở xây dựng theo tiếp cận phát triển năng lực, thể hiện rõ vai trò của Hoạt động trải nghiệm trong việc hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi thông qua các thành phần của Hoạt động trải nghiệm: Thích ứng với cuộc sống, thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp.

Các năng lực đã được cụ thể hoá thành các yêu cầu cần đạt về hành vi với các mức độ khác nhau. Thông qua việc mô tả các yêu cầu cần đạt, người đọc có thể biết được con đường và cách thức hình thành và phát triển mục tiêu năng lực dựa trên gợi ý về các nội dung GD trong chương trình đưa ra.

Chương trình hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở là một quá trình liên tục, quy trình phát triển chương trình bao gồm các nội dung sau đây:

+ Phát triển mục tiêu giáo dục của cấp học, nội dung chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thiết kế đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt và mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng... tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội được trải nghiệm

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, Đội TNTP HCM thiết kế nội dung hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.

+ Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp đã được phê duyệt

+ Chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường thảo luận những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

+ Huy động các lực lượng, tổ chức giáo dục tham gia vào phát triển chương trình nhà trường về hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

1.3.2. Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học Cơ sở thông mới ở các trường Trung học Cơ sở

Để tổ chức các HĐTN cho học sinh đạt hiệu quả cao, việc lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các nhà quản lí giáo dục cần căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ vào điều kiện CSVC, trang thiết bị, sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để cùng với các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho năm học đảm bảo tính hợp lí, thống nhất. Cụ thể, hiệu trưởng cần làm tốt 2 nhóm việc sau:

Trước hết, cần tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chung của nhà trường trong năm học, trong đó có kế hoạch cho HĐTN.

- Xác định đúng, đủ các căn cứ để xây dựng kế hoạch trải nghiệm trong trường THCS, bao gồm: (i) Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh được xác định tại Luật Giáo dục, trong chương trình giáo dục của cấp học; (ii) Những nhiệm vụ cấp thiết của sự nghiệp giáo dục, của đất nước, của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt là nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT hướng dẫn ngay từ đầu năm học; (iii) Tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương nơi trường đóng; (iv) Tình hình cụ thể của nhà trường (Kết quả các hoạt động giáo dục của năm học trước, thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, số lượng, chất lượng, đặc biệt là khả năng tổ chức các HĐTN cho HS), điều kiện CSVC, trang thiết bị, thư viện và tài chính, khả năng thực hiện công tác xã hội hóa của nhà trường...

- Định hướng mục tiêu quản lý các hoạt động giáo dục để làm cơ sở xác định mục tiêu HĐTN. Trong đó có mục tiêu của các hoạt động giáo dục trên cơ sở mục tiêu chung và được trình bày dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể, mục tiêu xã hội và mục tiêu điều kiện.

- Lựa chọn các nhóm hoạt động cần thực hiện trong năm học phù hợp theo các chủ đề tháng và năm học để làm căn cứ cho giáo viên xây dựng kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)