8. Cấu trúc của luận văn
2.4.7. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường tổ chức
hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Bảng 2.13. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức hoạt động trải nghiệm
STT Nội dung khảo sát
Mức độ thực hiện ĐTB Thứ Bậc Kết quả đạt được ĐTB Thứ Bậc R ất t hư ờn g xu yê n T hư ờn g x uy ên T h ình th oả ng C hư a ba o gi ờ Tốt Khá Trung bì nh Yếu 1 Phối kết hợp giữa các giáo viên và các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức các HĐTN cho học sinh THCS 47 39 10 0 3.39 2 42 26 28 0 3.15 1 2
Huy động, thu hút gia đình học sinh tham gia vào tổ chức HĐTN cho học sinh 60 23 13 0 3.49 1 40 25 24 7 3.02 2 3 Thu hút, thuyết phục các tổ chức xã hội trong địa phương hỗ trợ, tham gia vào tổ chức HĐTN
34 48 14 0 3.2 3 29 38 13 16 2.83 3
Kết quả thu được từ bảng 2.13 cho thấy, thực trạng phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường tổ chức hoạt động trải nghiệm được đánh giá khá tốt với mức độ thực hiện khá thường xuyên ĐTB = 3.36 và kết quả đạt được ở mức khá với ĐTB = 3.0. Trong đó, việc Huy động, thu hút gia đình học sinh tham gia vào tổ chức HĐTN cho học sinh được đánh giá cao nhất về mức độ thực hiện với ĐTB = 3.49, nhưng kết quả đạt được chỉ ở mức khá với ĐTB = 3.02 ở vị trí thứ 2. Nội dung Phối kết hợp giữa các giáo viên và các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức các HĐTN cho học sinh THCS được đánh giá ở vị trí thứ 2 về mức độ thực hiện với ĐTB = 3.39, nhưng kết quả đạt được ở vị trí thứ nhất với ĐTB = 3.15. Nội dung Thu hút, thuyết phục các tổ chức xã hội trong địa phương hỗ trợ, tham gia vào tổ chức HĐTN ở vị trí thứ 3 cả về mức độ thực hiện và kết quả đạt được.
Như vậy có thể thấy, sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
- Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội luôn được nhà trường quan tâm. Nhà trường đã phối hợp với các ban, ngành đoàn thể địa phương tuyên truyền về vị trí vai trò của sự nghiệp giáo dục đào tạo, về thành tích của nhà trường, có sự đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tạo niềm tin của các bậc phụ huynh.
- Qua phỏng vấn trao đổi với một số phụ huynh học sinh và GV THCS, chúng tôi được biết: Nhà trường và cha mẹ học sinh đã có sự phối kết hợp chặt chẽ để cùng tham gia giáo dục và tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã cùng với nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, tổ chức họp phu huynh 3 lần trong năm, có những quy định cụ thể trong việc quản lý giáo dục con em. Hàng ngày giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình học tập của học sinh thông qua sổ liên lạc điện tử. Chi hội phụ huynh các lớp đã phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc xây dựng nề nếp ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần học tập, khen thưởng kịp thời học sinh. Các vị phụ huynh luôn ủng hộ mọi kế hoạch của nhà trường, hỗ trợ cả về tinh thần lẫn vật chất. Các khoản thu chi của nhà trường đều được công khai, đảm bảo tinh thần tự nguyện. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 ND1 ND2 ND3 Mức độ thực hiện Kết quả đạt được
Biểu đồ 2.9. So sánh kết quả phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức hoạt động trải nghiệm
Tuy vậy, nhận định về vấn đề trên cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa, có biện pháp điều chỉnh bổ sung để việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho HS THCS đạt được hiệu quả cao hơn nữa.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Hoạt động quản lý muốn đạt hiệu quả cao thì ngoài việc thực hiện tốt các nội dung quản lý ra, nhà quản lý còn cần xem xét và xử lý các yếu tố bên trong và bên ngoải có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý quản lý hoạt động trải nghiệm. Đề tài tiến hành khảo sát và thu được kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm
TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng cao Ảnh hưởng hưởng Ít ảnh Không ảnh hưởng ĐTB X Thứ bậc Thuộc về Hiệu trưởng
và CBQL
1 Nhận thức của Hiệu
trưởng về tổ chức HĐTN 56 32 8 0 3.5 2
2 Năng lực của của Hiệu
trưởng trong tổ chức HĐTN 65 28 3 0 3.65 1 3 Nhận thức của Tổ trưởng/Tổ phó chuyên môn về tổ chức HĐTN 64 19 9 4 3.49 4 4 Năng lực của Tổ trưởng/Tổ phó chuyên môn trong tổ chức HĐTN 62 22 12 0 3.52 3 Điểm trung bình nhóm 3.54
Thuộc về giáo viên và học sinh
5
Năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm
71 17 8 0 3.66 2
6
Sự tham gia của các lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức HĐTN cho học sinh
TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng cao Ảnh hưởng hưởng Ít ảnh Không ảnh hưởng ĐTB X Thứ bậc
7 Khả năng tham gia các
HĐTN của học sinh 64 28 4 0 3.63 3
Điểm trung bình nhóm 3.67
Thuộc về môi trường quản lý
8 Chỉ đạo, hướng dẫn của
Sở, Phòng GD&ĐT 40 41 10 5 2.78 2
9
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho tổ chức HĐTN theo Chương trình GDPTban hành năm 2018 56 33 7 0 3.51 1 Điểm trung bình nhóm 3.15
Kết quả từ bảng khảo sát 2.14 cho thấy, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm trong nhà trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tổ chức các HĐTN có sự khác nhau rõ rệt.
- Thứ nhất, yếu tố có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến đến kết quả quản lí các HĐTN trong nhà trường Sự tham gia của các lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức HĐTN cho học sinh với ĐTB = 3.72.
- Thứ hai là đội ngũ giáo viên, mặc dù là người trực tiếp tổ chức các HĐTN trong nhà trường nhưng GV lại chưa được đào tạo về nội dung này, hoặc một số GV phụ trách Đoàn - Đội trong nhà trường được đào tạo nhưng chưa chuyên sâu. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các HĐTN trong nhà trường đòi hỏi Hiệu trưởng các trường phải chú trọng hơn đến công tác bồi dưỡng và sử dụng ĐNGV trong triển khai kế hoạch HĐTN sao cho phù hợp hơn, với ĐTB = 3.66.
- Bên cạnh đó, Khả năng tham gia các HĐTN của học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các HĐTN trong nhà trường. Vì vậy, các nhà quản lí, các thầy cô giáo trong quá trình tổ chức cần nắm rõ về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để đưa ra những hoạt động phù hợp, tạo được sự hứng thú và tích cực tham gia của HS. Hơn hết sự phối kết hợp của các lực lượng trong nhà trường, sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh là yếu tố góp phần không nhỏ đến sự thành công trong việc triển khai và thực hiện các HĐTN.
- Yếu tố thuộc môi trường quản lý như văn bản hướng dẫn của CBQL về tổ chức HĐTN trong nhà trường. Hiện nay, việc triển khai tổ chức các HĐTN trong trường THCS là một vấn đề mới và chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể chưa thành khung chương trìnhvì thế các trường gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện. Qua trao đổi, được biết các nhà trường đang sử dụng các văn bản về tổ chức HĐNGLL, tổ chức hoạt động ngoại khóa, kế hoạch công tác Đội và phong trào thiếu nhi, các văn bản về đổi mới phương pháp dạy học tích cực,... để linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch HĐTN, chương trình phổ thông 2018 đã ghi cụ thể 3 tiết HĐTN trong một tuần, nhưng chưa có văn bản cụ thể về thực hiện.
- Cuối cùng là ảnh hưởng về điều kiện CSVC của nhà trường và điều kiện kinh tế, ảnh hưởng đến việc tổ chức các HĐTN cho HS. Bởi lẽ các HĐTN không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học, trong khuôn viên nhà trường mà sẽ ý nghĩa hơn khi các hoạt động ấy được tổ chức tại chính bảo tàng, khu di tích lịch sử của địa phương. Nếu các CBQL và GV có thể tận dụng các điều kiện của địa phương để tổ chức các HĐTN cho HS thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong quá trình tổ chức: hình thức tổ chức phong phú, không gian trải nghiệm đa dạng, tiết kiệm được thời gian và kinh phí, từ đó tạo được sự hứng thú khám phá và tìm tòi của HS. Qua đó cho thấy yếu tố thuộc về Hiệu trưởng và CBQL là yếu tố hàng đầu và quan trọng hơn cả.
2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Thành công và nguyên nhân
2.6.1.1. Những thành công
Trước hết có thể thấy, đội ngũ CBQL các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đều nhận thức đúng về mục đích ý nghĩa của HĐTN, nhận thức đúng về vị trí, vai trò của đội ngũ CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức, quản lý các HĐTN.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) các trường đã quan tâm tới việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng và triển khai kế hoạch HĐTN bám sát điều kiện thực tế của nhà trường.
Mặt khác, Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được giao phụ trách HĐTN đã xây dựng được cơ cấu tổ chức thực hiện HĐTN và quản lí khá tốt các điều kiện phục vụ cho tổ chức hoạt động này. Trong xây dựng cơ cấu tổ chức, một số CBQL ở một số trường đã chú trọng phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và các bậc phụ huynh học sinh, quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp tổ chức các HĐTN cho đội ngũ GV, do đó bước đầu thực hiện HĐTN cho HS đã có những chuyển biến tích cực.
Cùng với đó, việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh của CBQL các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đạt kết quả khả quan ở một số hoạt động ngoại khóa được tổ chức theo các chủ đề, chủ điểm lớn gắn với các đợt thi đua trong năm học. Điều đó chứng tỏ CBQL nhà trường có khả năng quản lí và chỉ đạo tốt HĐTN cho học sinh.
Việc kiểm tra, đánh giá HĐTN đã được thực hiện bài bản từ việc xây dựng lịch kiểm tra cụ thể, với các hình thức kiểm tra khác nhau và sử dụng kết quả kiểm tra để làm một trong các căn cứ xếp loại thi đua giáo viên. Điều đó góp phần thúc đẩy HĐTN trong nhà trường.
Một điều quan trọng nữa cho thấy, các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh rất tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, các giờ học được tổ chức theo phương thức trải nghiệmvà các HĐTN được tổ chức ngoài giờ học.
Sự đồng lòng, ủng hộ của đại đa số phụ huynh HS quan tâm tới các hoạt động giáo dục trong nhà trường, sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường để tổ chức các hoạt động có ý nghĩa cho học sinh.
2.6.1.2. Nguyên nhân thành công
Những kết quả có được như vậy là do các trường các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã được UBND Thành phố quan tâm đầu tư CSVC cho các nhà trường.
Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo sát sao các hoạt động chuyên môn. Các kế hoạch trong năm học được xây dựng cụ thể và triển khai kịp thời. Tích cực kiểm tra tư vấn công tác chuyên môn, tổ chức nhiều các buổi chuyên đề cho giáo viên toàn huyện tham gia.
Sự phối hợp trong chỉ đạo, triển khai, cũng như sựu tích cực của HS THCS khi tham gia các HĐTN.
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.6.2.1. Những hạn chế
Vẫn còn nhiều GV khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền thụ hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc tổ chức các HĐTN cho HS. Từ đó coi nhẹ việc hình thành thái độ, thói quen, kỹ năng cho HS. Phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN nhìn chung còn đơn điệu, chưa quan tâm thực sự đến việc thực hành và vận dụng vào thực tế.
Trong công tác quản lý, việc phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường với gia đình HS, các tổ chức và lực lượng ngoài xã hội trong tổ chức các HĐTN còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, mang nặng tính hành chính, kém hiệu lực.
Mặt khác, việc kiểm tra đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lượng cùng tham gia.
2.6.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Năng lực quản lí, chỉ đạo của một số CBQL và năng lực tổ chức HĐTN của GV còn hạn chế, một bộ phận GV còn lúng túng trong việc tổ chức các HĐTN cho HS.
Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc hợp tác các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức HĐTN cho HS của nhà trường và gia đình còn tách rời thiếu nội dung và biện pháp thống nhất.
Do nguồn tài chính còn hạn hẹp, nên CSVC phục vụ cho tổ chức HĐTN mặc dù đã được UBND Thành phố Móng Cái quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ, một số trường còn thiếu điều kiện để tổ chức HĐTN cho HS.
Kết luận chương 2
Đề tài đã khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo các nội dung hoạt động và nội dung quản lý.
Thực trạng quản lý HĐTN ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho thấy: việc lập kế hoạch hoạt động đã được quan tâm thực hiện với sự tham gia chủ yếu là các lực lượng giáo dục trong nhà trường; các hình thức tổ chức HĐTN thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức với sự tham gia tích cực của HS. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch chưa phát huy hết vai trò quản lí, chỉ đạo của CBQL, chưa huy động được đông đảo các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia. Một bộ phận lực lượng tham gia chỉ đạo còn yếu về năng lực quản lý HĐTN; trong kiểm tra đánh giá HĐTN vẫn còn mang nặng yếu tố tình cảm.Trong quản lý HĐTN cho HS ở các trường THCS thành phố