Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư ở việt nam (Trang 42 - 45)

2 Bear Stearn & Co 38 10 88

1.3.1.2. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ (2007 – 2009) đã làm kiệt quệ ngành ngân hàng đầu tư với các khoản lỗ khổng lồ và xóa sổ một số tên tuổi lớn của ngành như Lehman Brothers, Bear Stearns và Merrill Lynch. Cùng với quá trình mua bán, sáp nhập diễn ra nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng tài chính, việc tự nguyện chuyển đổi mơ hình hoạt động của một số ngân hàng đầu tư độc lập và việc tiếp nhận vốn cứu trợ của Chính phủ, bức tranh ngành ngân hàng đầu tư có sự thay đổi

căn bản. Lúc này, các ngân hàng đầu tư độc lập sử dụng vốn tư nhân chuyển sang mơ hình đa năng tiếp nhận vốn cứu trợ của chính phủ. Đồng thời cũng có sự dịch chuyển các ngân hàng đa năng sử dụng vốn tư nhân sang các ngân hàng tổng hợp tiếp nhận vốn cứu trợ của chính phủ. Điều này có nghĩa là các ngân hàng chấp nhận sự giám sát hoạt động chặt chẽ hơn từ các ngân hàng trung ương và chính phủ. Quyền lực giám sát các ngân hàng đầu tư tại Mỹ đã có sự dịch chuyển đáng kể từ Ủy ban chứng khoán sang Cục Dự trữ liên bang nhằm duy trì sự an tồn của hệ thống và đảm bảo trong ngắn hạn các ngân hàng giảm bớt rủi ro trong hoạt động. Trong sự chuyển dịch này, Goldman Sachs và Morgan Stanley xin chuyển từ mơ hình ngân hàng đầu tư độc lập sang mơ hình ngân hàng đa năng nhằm tận dụng nguồn vốn huy động tiền gửi cũng như tranh thủ các hỗ trợ của Cụ Dự trữ Liên bang Mỹ, trong đó có các gói cứu trợ. Một số thuận lợi khi các ngân hàng đầu tư độc lập chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng đầu tư đa năng như: Tận dụng mạng lưới khách hàng và sản phẩm đa dạng hơn cho phép ngân hàng đầu tư bán chéo sản phẩm các khách hàng nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập và thuận lợi quan trọng nhất là ưu thế về nguồn vốn. [ 2 ]

Ngồi những thuận lợi nói trên, các ngân hàng đầu tư khi chuyển đổi theo mơ hình mới cũng phải chịu những hy sinh nhất định, mà sự hy sinh lớn nhất là sự tự do. Nếu như trước đây, các ngân hàng đầu tư có thể tự đưa ra quyết định kinh doanh rủi ro, sử dụng địn bẩy tài chính cao nhằm tạo ra các khoản lợi nhuận khổng lồ (dưới sự giám sát của Ủy ban chứng khốn quốc gia) thì giờ đầy họ chấp nhận sự giám sát chặt chẽ của Cục Dự trữ Liên bang, Ủy ban Chứng khoán Quốc gia và cơ quan bảo hiểm tiền gửi, trong đó, Cục Dự trữ Liên bang sẽ có vai trị là cơ quan giám sát tổng hợp. Các ngân hàng đa năng phải thành lập ra các công ty con chuyên về hoạt động ngân hàng thương mại và các hoạt động này phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về an toàn cũng như cơ chế báo cáo. Việc tuân thủ các yêu cầu giám sát của cả Cục Dự trữ Liên bang, Ủy ban Chứng khoán Quốc gia và cơ quan bảo hiểm tiền gửi sẽ phát sinh chi phí và địi hỏi hệ thống thơng tin quản lý tiên tiến.

Các quy định về an toàn vốn theo Hiệp định Basel II áp dụng cho ngân hàng thương mại có mức độ ngặt nghèo hơn nhiều so với ngân hàng đầu tư. Điều này hạn chế các hoạt động rủi ro và sử dụng địn bẩy tài chính q trớn.

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ gây ra thất bại nghiêm trọng cho ngành tài chính. Hàng loạt các ngân hàng phá sản hoặc thua lỗ phải thông qua mua bán và sáp nhập. Hệ quả của các cuộc thơn tính này hình thành nên một bức tranh mới về ngân hàng đầu tư. Các tên tuổi như Lehman Brothers, Merrill Lynch hay Bear Stearn đã lùi dần vào quá khứ. Thị phần các nghiệp vụ kinh doanh đã được phân chia lại, tạo ra những thay đổi đáng kể trong bảng xếp hạng các NHĐT. Các tên tuổi lớn với quy mô lớn mạnh lên bao gồm J.P.Morgan (mua lại Bear Stearn và Washington Mutual), Bank of America (mua lại Merill Lynch), Barlays Capital (mua lại hoạt động của Lehman Brothers tại Bắc Mỹ), Nomura (mua lại hoạt động của Lehman Brothers tại Châu Âu và Châu Á). [ 2 ]

Về cơ bản, ngân hàng đầu tư có thể tồn tại ở dạng độc lập hoặc kết hợp với hoạt động của ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm để thành lập nên các tập đoàn tài chính đa năng. Mỗi mơ hình đều có những ưu điểm và sự phù hợp nhất định ứng với từng giai đoạn lịch sử. Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers và hàng loạt định chế tài chính khác trong cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ vừa qua đã mở ra một bước ngoặc mới cho ngành ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng đầu tư độc lập lớn cịn sót lại bao gồm Goldman Sachs và Morgan Stanley đã phải chuyển sang mơ hình ngân hàng đầu tư đa năng với việc phát triển mảng ngân hàng thương mại. Mơ hình mới này cho phép ngân hàng đầu tư tận dụng được nguồn vốn ổn định của ngân hàng thương mại để đối phó với khủng hoảng, đồng thời nhận được sự hỗ trợ của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) trong trường hợp khó khăn. Hiện tại cịn rất ít ngân hàng đi theo mơ hình ngân hàng đầu tư độc lập. Tuy nhiên mơ hình này thực sự cịn phù hợp trong tương lai nữa khơng thì vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. [ 2 ]

Hình 1.2: Phân chia lại thị phần ngân hàng đầu tư toàn cầu

( Nguồn: Cẩm nang ngân hàng đầu tư ) [ 2 ]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư ở việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)