Điều kiện pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư ở việt nam (Trang 73 - 76)

- Thứ nhất: Với sự bùng nổ của thị trường vốn, chứng khoán đã trở thành kênh

2.2.1. Điều kiện pháp lý

Mơi trường pháp lý có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư, nhất là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khốn.

Thứ nhất, Khung pháp lý có vai trị quan trọng trong ngành ngân hàng đầu tư

nhằm tạo ra sự minh bạch và công bằng trong hoạt động của thị trường vốn, nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và duy trì niềm tin của cơng chúng vào thị trường vốn. Với lịch sử hàng trăm năm phát triển thị trường tài chính, Mỹ là một trong những quốc gia tiên phong phát triển một khung pháp lý toàn diện và tiên tiến cho các hoạt động thị trường vốn và là hình mẫu cho nhiều quốc gia tham khảo. Tại Việt Nam, cũng có một số ngân hàng đầu tư dạng giản đơn hoạt động dưới hình thức là các cơng ty chứng khốn. Do đó, nếu một ngân hàng đầu tư có ở Việt Nam, sẽ chịu sự quản lý của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Khung pháp lý hoạt động của ngân hàng đầu tư ở Việt Nam cơ bản chịu sự chi phối của các Luật như: Luật Chứng Khoán năm 2006, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng Khoán năm 2010 [ 16 ]. Tuy nhiên, việc áp dụng mơ hình ngân hàng đầu tư tại Việt

nay. Điều kiện đầu tiên để ngân hàng đầu tư phát triển được đòi hỏi phải có một hàng lang pháp lý thơng thống cho thị trường vốn phát triển bền vững và dài hạn. Thêm vào nữa, phải có khung pháp lý về việc thành lập, tổ chức, cơ chế hoạt động và giám sát các ngân hàng đầu tư một cách độc lập. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì chúng ta chưa có những điều Luật cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa xây dựng khung pháp lý về các sản phẩm tài chính mới như sản phẩm phái sinh, trái phiếu cơ cấu, các sản phẩm hình thành từ chứng khốn hóa và trái phiếu có lợi suất cao. Các sản phẩm tài chính mới này là đặc trưng của ngân hàng đầu tư và là nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Vì vậy, để ngân hàng đầu tư có thể ứng dụng được ở thị trường Việt Nam đòi hỏi phải xây dựng khung pháp lý cho các sản phẩm này.

Thứ hai, Mặc dù chúng ta đã có những quy định khá chặt để tách bạch một

cách tương đối giữa hoạt động đầu tư và hoạt động huy động, cho vay của ngân hàng thương mại (thơng tư 13) đưa ra các giới hạn góp vốn đầu tư, đồng thời nhắc lại việc chặn liên thông bơm vốn từ ngân hàng thương mại sang cơng ty chứng khốn con [ 8 ]. Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng cho cơng ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán). Tuy nhiên, điều này vẫn chưa phát huy hiệu quả trên thực tế. Do đó, mặc dù hoạt động nghiệp vụ ngân hàng thương mại và hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư hoạt động tách bạch tương đối song rủi ro thua lỗ từ hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư vẫn thuộc về ngân hàng thương mại. Vì các hoạt động ngân hàng đầu tư là kinh doanh rủi ro trên thị trường vốn, trong khi ngân hàng thương mại huy động tiền gửi của dân mà không tách bạch được nguồn vốn này sẽ dẫn đến rủi ro đổ vỡ.

Thứ ba, các vấn đề liên quan đến sửa đổi giấy phép, các thủ tục hành chính

làm chậm q trình hồn tất giao dịch cũng là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển của mơ hình ngân hàng đầu tư.

Nhìn chung, khn khổ pháp lý tại Việt Nam chưa đảm bảo cho thị trường nói chung và ngân hàng đầu tư nói riêng hoạt động thực sự cơng bằng, minh bạch cũng

như đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư; thị trường hoạt động trong điều kiện chưa có đủ các quy định về chống gian lận từ khâu phát hành đến khâu giao dịch chứng khoán, chưa đủ quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán...Các quy định của pháp luật cho hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều thiếu hụt đáng kể so với tốc độ tăng quy mơ. Những thiếu hụt có thể kể đến như các quy định về giao dịch ký quỹ, các quy định về bán khống, các quy định về bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ...Các chế tài xử phạt chưa đảm bảo nghiêm minh, răn đe đối với các trường hợp gian lận, chậm công bố thông tin. Theo Ngân hàng Thế giới, hiện tại cơ chế bảo vệ nhà đầu tư ở Việt Nam là điểm còn khá yếu.

Tuy nhiên, Từ năm 2000, hàng loạt văn bản luật và các quy phạm pháp lý được xây dựng, đặc biệt Luật chứng khoán 2007 và Luật doanh nghiệp thống nhất 2006 góp phần hồn thiện khung pháp lý trong ngành tài chính. Năm 2007, Việt Nam thực hiện nâng cấp và tách bạch chức năng kinh doanh của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội ra khỏi chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Hiện tại, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Định hướng tăng cường tính độc lập trong hoạt động của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước, tăng cường thanh tra kiểm soát trong lĩnh vực tài chính là những bước đi phát triển theo định hướng đúng đắn của Việt Nam. Việt Nam cũng đã hoàn thiện khung pháp lý và bắt đầu đưa vào vận hành Trung tâm đăng ký giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết (Upcom) trực thuộc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ tháng 6/2009. Đây là những phát triển tích cực nhằm tăng cường tính minh bạch thơng tin cho sự phát triển bền vững của thị trường vốn. Và đây là một trong những nhân tố hình thành xu hướng phát triển của ngân hàng đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư ở việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)