Những thuận lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư ở việt nam (Trang 82 - 85)

- Thứ nhất: Với sự bùng nổ của thị trường vốn, chứng khoán đã trở thành kênh

2.3.1. Những thuận lợ

Thứ nhất, về khía cạnh pháp lý

Hiện tại chúng ta đã có rất nhiều các quy định khá chặt để tách bạch một cách tương đối hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Cụ thể là các quy định hạn chế đầu tư đối với cả ngân hàng thương mại cũng như cơng ty chứng khốn thơng qua các quy định về an toàn vốn tối thiểu. Thông tư 13/2010/TT- NHNN quy định các ngân hàng thương mại phải tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất trong đó có các cơng ty con hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Thông tư này đưa ra các giới hạn góp vốn đầu tư, đồng thời nhắc lại việc chặn liên thông bơm vốn từ ngân hàng thương mại sang ngân hàng đầu tư: Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng cho cơng ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động ngân hàng đầu tư phát triển tại Việt Nam. [ 8 ]

Thứ hai, về sự phát triển của nền kinh tế

Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và thu nhập của dân cư sẽ là tiềm năng tăng trưởng của các ngân hàng đầu tư trong dài hạn. Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng nhì Châu Á. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế luôn ở mức cao và ổn định, trung bình 6.95%, trong 10 năm từ 2004 – 2012 [ 15 ]. Tăng trưởng GDP đạt kỷ lục vào năm 2007 với mức 8.4%. tốc độ phát triển ổn định thể hiện qua những thời kỳ khó khăn như việc đạt mức tăng trưởng GDP 5.8% trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1998. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới (với hơn 87 triệu dân), trong đó, 53 triệu dân trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 59 tuổi). Với cơ cấu và tốc độ tăng dân số hiện tại, Việt Nam sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn cung lao động khoảng 2.3%/ năm, cao hơn Trung Quốc 0.7%/ năm và Ấn Độ 1.9%/ năm. [ 2 ]

Biểu đồ 2.4: GDP bình quân qua các năm

( Đơn vị tính: %)

( Nguồn: Tổng cục thống kê) [ 15 ]

Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế mạnh mẽ, Việt nam đã tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế lớn như ASEAN, AFTA (1995), APEC (1998) và đặc biệt Việt Nam đã gia nhập WTO năm 2007. Việc gia nhập WTO gắn liền với việc dần dần gỡ bỏ các rào cản thương mại và tự do hóa tài chính. Việt Nam đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp), nguồn vốn ODA và kiều hối từ nước ngoài gửi về. Đây là một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Thứ ba, sự phát triển của thị trường vốn

Q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang đi vào giai đoạn chất lượng hơn với các kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn, có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, đặc biệt là các Tổng công ty 90 – 91 và các tập đồn kinh tế trực thuộc Chính phủ. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Đạm Phú Mỹ, Cơng ty tài chính Dầu khí (PVFC), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Tổng công ty bia rượu, nước giải khát Hà Nội

(Habeco), Tổng cơng ty bia rượu, nước giải khát Sài Gịn (Sabeco) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank). Cùng với sự phát triển của thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu của Việt nam cũng có bước phát triển nhảy vọt. Bên cạnh phát hành trái phiếu Chính phủ, từ năm 2006 đến nay, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Điện lực (EVN), Vinashin, Vincom và hàng loạt ngân hàng thương mại cũng đã phát hành hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu ra thị trường. Việc vận hành thị trường trái phiếu đang dần hình thành một kênh huy động vốn hiệu quả và đa dạng cho các doanh nghiệp. Trong tương lai dài hạn, đây có thể là cách thức huy động vốn rẻ cho các doanh nghiệp so với cách phát hành cổ phiếu thông dụng trong thời gian qua. Q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói riêng và phát triển thị trường vốn nói chung đang tạo ra các cơ hội cho các ngân hàng đầu tư cung cấp hàng loạt nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành, mơi giới chứng khốn cũng như các cơ hội đầu tư chứng khoán. Sự phát triển mạnh của thị trường vốn Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. Hầu hết các tên tuổi lớn trong ngành ngân hàng đầu tư đã xuất hiện tại Việt Nam cung cấp dịch vụ và kinh doanh như Credit Suise, Goldman Sachs, Morgan Stanley, J.P.Morgan, Nomura Securities và Daiwa Securities. [ 2 ]

Thứ tư, sự phát triển của các hoạt động ngân hàng đầu tư

Cùng với sự phát triển của thị trường vốn, các cơng ty chứng khốn Việt Nam phát triển với tốc độ rất nhanh trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Số lượng tài khoản của các nhà đầu tư và số lượng các cơng ty chứng khốn tăng mạnh mẽ. Với sức hút lợi nhuận chứng khoán trong thời kỳ thị trường bùng nổ, các tổng cơng ty, tập đồn kinh tế và tư nhân bị cuốn theo phong trào thành lập cơng ty chứng khốn để phát triển mơ hình tập đồn tổng hợp. Quy mô hoạt động, vốn và lợi nhuận của một số cơng ty chứng khốn đầu ngành có sự phát triển mạnh mẽ. Một số công ty đầu ngành như Cơng ty chứng khốn Sài Gịn SSI cũng đưa ra chiến lược phát triển theo mơ hình ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng quốc doanh lớn sau cổ phần hóa như Vietcombank, Vietinbank cũng định hướng phát triển mạnh mảng hoạt động ngân

hàng đầu tư để hình thành mơ hình ngân hàng tổng hợp.

Với tổng số tài khoản cá nhân chỉ ở mức 0.6% dân số hiện tại cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và thu nhập của dân cư, sự tăng trưởng của thị trường ngân hàng đầu tư tại Việt Nam sẽ còn nhiều tiềm năng trong dài hạn.

Thứ năm, sự gia tăng của nhu cầu quản lý gia sản

Tại Việt Nam, tầng lớp người giàu đang gia tăng và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt. Quan niệm về người giàu hiện vẫn còn là một khái niệm nhạy cảm, đặc biệt từ khía cạnh ý thức hệ chính trị. Tuy nhiên quan niệm về sự giàu có tại Việt Nam cũng đang thay đổi mạnh mẽ. Nếu như trước đây người ta phải giấu giếm sự giàu có của mình vì khơng có cách nào chứng minh nguồn thu nhập thì nay vấn đề này cũng khơng cịn là vấn đề quan trọng nữa. Hiện tại nhiều ngân hàng lớn trong nước cũng như một số ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam cũng có kế hoạch hình thành bộ phận quản lý gia sản cho người giàu. Dự kiến dịch vụ quản lý gia sản cho người giàu có thể phát triển chuyên nghiệp tại Việt Nam trong thập kỷ tới. Việc thay đổi quan niệm xã hội về người giàu, minh bạch hóa các nguồn thu nhập cũng như sự chuyên nghiệp hóa trong quan điểm đầu tư sẽ giúp dịch vụ quản lý gia sản phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư ở việt nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)