Giải pháp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư ở việt nam (Trang 99 - 104)

- Thị trường vốn của Việt Nam hiện đang trong giai đoạn thông tin vừa thiếu,

ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

3.2.1. Giải pháp pháp lý

Để mơ hình ngân hàng đầu tư được ứng dụng ở Việt Nam thì phải có khung pháp lý hồn chỉnh cho thị trường vốn hoạt động hiệu quả. Cụ thể là:

Thứ nhất: khung pháp lý phải tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Về tổng quan môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của nước ta cần tiếp tục được hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới. Các văn bản pháp

lý cơ bản hướng dẫn thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cần được tiến hành rà soát và sửa đổi như Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó các bộ, ngành và địa phương cần tích cực triển khai các giải pháp để tiếp tục thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 7-4-2009 của Chính phủ. Những sửa đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như tiếp tục góp phần đáng kể cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài. [ 16 ]

Thứ hai: khung pháp lý phải tạo điều kiện khuyến khích đầu tư trong nước

- Chính phủ cần ban hành các văn bản để các nhà đầu tư yên tâm hoạt động trong một môi trường pháp lý hợp lý. Cần hồn thiện khung pháp lý vừa để khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn, vừa để hạn chế việc đầu cơ không lành mạnh được đánh giá là hết sức cần thiết. Hiện tại, Luật Đầu tư chung là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngồi và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo khn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế thì Luật đầu tư cịn nhiều bất cập, các cơ chế quản lý như trong Luật đầu tư thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Thêm vào đó, các điều kiện về đầu tư trong Luật này kém thơng thống, các tiêu chí phân loại dự án đầu tư thiếu tính rõ ràng, các quy định này phức tạp một cách không cần thiết và làm giảm tính minh bạch trong quản lý đầu tư. Đối với Luật Doanh nghiệp 2005 hiện có một số hạn chế làm mất đi quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, pháp luật về doanh nghiệp nói chung phải nhanh chóng được sửa đổi đồng bộ, thống nhất, quán triệt tư tưởng tuyệt đối là cơ quan dưới cấp Chính phủ không được đặt ra các quy định hạn chế về ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh. Các quy định về mã ngành kinh

doanh, điều kiện kinh doanh cần sửa đổi theo hướng làm cho minh bạch hơn, hạn chế tối đa khái niệm "nhạy cảm" trong lĩnh vực này để bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo tinh thần của pháp luật về doanh nghiệp. Đồng thời Chính phủ cần chỉ đạo đẩy nhanh q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Vì khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thì tất cả các doanh nghiệp trên thị trường hoạt động là như nhau, khơng có sự phân biệt đối xử từ đó tạo nên mơi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam.

- Chính phủ cần nghiên cứu hồn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khốn, khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu tư ngắn hạn; điều tiết lợi nhuận thu được do kinh doanh chứng khoán. Hiện nay, việc đánh thuế thu nhập cá nhân chứng khốn sẽ khơng khuyến khích được các nhà đầu tư tham gia thị trường, điều này làm trở ngại đến tiến trình cổ phần hóa (vốn đang bị đình trệ) và đặc biệt hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khốn. Mặt khác, chính sách thuế thu nhập chứng khoán của Việt Nam hiện nay (Thơng tư 84/2008/TT-BTC) [ 16 ] chưa được hồn thiện, cịn nhiều bất cập và đặc biệt chưa khuyến khích được nhà đầu tư. Một trong những điểm hạn chế của thơng tư này là việc khơng tính các chi phí liên quan khác như lãi suất vay ngân hàng để đầu tư, lạm phát...vào chi phí cũng là một điểm bất lợi cho nhà đầu tư đặc biệt là ở những nước có lạm phát và chi phí vốn vay cao như Việt Nam. Do đó, để khuyến khích thị trường chứng khốn phát triển hiệu quả hơn với tư cách là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thì địi hỏi các cơ quan chức năng phải xây dựng chính sách thuế chứng khốn theo cơ chế ưu đãi hợp lý. Thêm vào đó, dịng tiền luân chuyển trên thị trường vốn quốc tế rất linh hoạt giữa các nước, nếu khơng có chính sách thu hút đầu tư đủ hấp dẫn, trong đó, có cơ chế thuế thì sẽ khó thu hút được dịng vốn nước ngồi vào Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ ba: khung pháp lý phải đảm bảo tăng cường quản lý giám sát thị trường

- Hồn thiện hệ thống khn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường vốn của khu vực và của quốc tế. Nâng cao và tăng cường quản trị doanh nghiệp theo hướng tiếp cận thông lệ thế giới về quản trị doanh nghiệp.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trên cơ sở Luật chứng khoán năm 2006 sẽ điều chỉnh những hoạt động trên thị trường chứng khốn và khi khơng có sự thống nhất giữa luật chứng khốn và các văn bản pháp luật khác thì luật chứng khoán sẽ được ưu tiên áp dụng về lĩnh chứng khoán và thị trường chứng khoán. Để tạo sự thống nhất về các văn bản pháp luật, Chính phủ cần tiến hành sửa đổi một số luật liên quan như luật hình sự (bổ sung các tội danh và hình phạt thích hợp liên quan tới những vi phạm của các đối tượng trên thị trường chứng khốn), luật các tổ chức tín dụng (liên quan tới tổ chức, quản lý hoạt động của ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng khi tham gia thị trường chứng khoán), luật doanh nghiệp, luật giao dịch điện tử (thừa nhận việc mua bán chứng khoán của khách hàng qua Internet, điện thoại...). Như vậy, sẽ tạo ra mơi trường pháp lý hồn chỉnh giúp các doanh nghiệp nói chung

- Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phịng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường vốn. Khi thị trường phát triển thì đối tượng vi phạm và những vụ vi phạm pháp luật ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Do đó, để hạn chế các vụ vi phạm pháp luật thì địi hỏi phải có các hình thức xử phạt thật nghiêm khắc đủ để các đối tượng khác không dám vi phạm các quy định của pháp luật. Và cần phải có các chế tài xử phạt mạnh hơn nữa khi vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, hay vi phạm các quy định chung của pháp luật khi thực hiện các nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư.

- Thơng qua thuế, phí, lệ phí góp phần giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và từng đối tượng, thành viên tham gia thị trường (bao gồm các nhà đầu tư trong và ngoài nước).

việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường.

- Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường vốn; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của thị trường.

- Các hoạt động ngân hàng đầu tư cần phải được giám sát chặt chẽ, tránh để rủi ro hệ thống tích tụ quá nhiều. Ngân hàng Nhà nước cũng cần có những quy định tách biệt hoạt động đầu tư ra khỏi huy động và cho vay thương mại của các ngân hàng hiện hữu. Khơng nên cấm hồn tồn các ngân hàng thương mại tham gia vào lĩnh vực này nhưng nên có khn khổ pháp lý để các ngân hàng hiện tại tách bạch hai loại hoạt động, nghĩa là tuy cùng một chủ sở hữu nhưng các hoạt động và rủi ro ở hai lĩnh vực này được tách bạch rạch ròi.

Thứ tư: Hoàn thiện các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch chứng khoán

- Cần xây dựng khung pháp lý về các sản phẩm tài chính mới như sản phẩm phái sinh, trái phiếu cơ cấu, các sản phẩm hình thành từ chứng khốn hóa và trái phiếu có lợi suất cao.

- Cần chỉnh sửa bổ sung những điều khoản trong Luật các tổ chức tín dụng và Luật chứng khốn nhằm phù hợp với chức năng và môi trường hoạt động của ngân hàng đầu tư.

- Nhà nước cần có các quy định về giao dịch ký quỹ, các quy định về bán khống, các quy định về bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ...Có các chế tài xử phạt nghiêm minh, răn đe đối với các trường hợp gian lận, chậm công bố thông tin. Cần có những cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Đây là một điều mà các nhà đầu tư nước ngoài thường e ngại khi đến Việt Nam. Gia nhập WTO đòi hỏi ta phải thay đổi thói quen để phù hợp với xu hướng quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư ở việt nam (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)