Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 81 - 95)

8. Cấu trúc đề tài

3.6 Giáo án thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, khâu thiếu kế giáo án thực nghiệm là khâu quan trọng có tính chất quyết định cho nội dung. Do phạm vi có hạn của luận văn, nên phần này chúng tôi chỉ chọn và minh họa 2 tiết dạy tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc lớp 4 và lớp 5.

Để thể hiện tính tích hợp, trong mỗi giáo án soạn chúng tôi đều đặt ra mục tiêu phát triển các kĩ năng cho học sinh. Ở 2 tiết học này, học sinh được phát triển các năng lực như: Giao tiếp; Hợp tác; Giải quyết vấn đề; Năng lực thẩm mĩ; Năng lực sáng tạo; …

Phụ lục 3.1

KẾ HOẠCH DẠY HỌC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Bài: Tre Việt Nam (TV 4)

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài HS có khả năng:

1. Đọc đúng:

- Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung của bài thơ là ca ngợi cây tre Việt Nam và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.

2. Nội dung

- Ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi nhưng phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.

- HS cũng có thể rút ra nhưng bài học đơn giản cho bản thân về nhưng đức tính quý báu của người Việt Nam từ đó các em sẽ học tập, phấn đấu, rèn luyện thật tốt.

- Tích hợp giáo dục: Lòng tự hào dân tộc, ý chí kiên cường, bất khuất.

II. Chuẩn bị đồ dung dạy - học

1. Giáo viên

- Tranh minh họa bài tập đọc

- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần đọc

2. Học sinh

- SGK

- Sưu tầm các tranh, ảnh về cây tre.

III Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thỏ ăn cỏ”

2. Kiểm tra bài cũ (2’)

- Bài đọc có nội dung gì? - HS nêu nội dung. - GV nhận xét

3. Bài mới (35’)

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài (2’) *HĐ 2: HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài. (33’) Khám phá

- Trong tiết Tập đọc trước, các em đã biết đến Tô Hiến Thành là vị quan thanh liêm, chính trực, đó cũng chính là một trong những đức tính quý báu của người Việt Nam ta. Vậy người Việt Nam ta còn có những đức tính gì nữa, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

- GV đưa ra bức trang trang 41 SGK, yêu cầu hS quan sát và trả lời các câu hỏi:

1. Bức tranh vẽ gì?

- Cây tre luôn gắn bó với mỗi người dân Việt Nam. Tre tượng trưng cho người Việt, tâm hồn Việt. Bài thơ “Tre Việt Nam” sẽ giúp các em hiểu điều đó.

a) Luyện đọc

- GV mời 1 HS đọc

- Theo em bài thơ này có thể chia thành mấy đoạn?

- GV yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.

- HS lắng nghe

- Bức tranh vẽ cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc - 4 đoạn - Chia đoạn:

+ Đoạn 1: Tre xanh … bờ tre xanh

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hướng dẫn học sinh rèn luyện để phát triển năng lực trên sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên.

- GV lưu ý sửa lỗi ngắt nghỉ cho HS

* Luyện đọc từ khó.

* Luyện đọc câu khó:

Yêu nhiều/ nắng nỏ trời xanh Tre xanh/ không đứng khuất mình bong râm.

Bão bùng/ thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu/ tre gần nhau thêm.

* Đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Mời 4 HS nối tiếp đoạn lần 2. - GV kết hợp giúp HS hiểu từ mới. (lũy thành, tự, áo cộc) - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Mời 1-2 HS đọc lại cả bài * Gv đọc mẫu: chú ý giọng đọc. Đoạn 1: Giọng chậm, sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng.

Đoạn 2, 3: Giọng đọc sảng khoái. Đoạn 4: Ngắt nhịp đều đặn ở các dấu phẩy, tạo âm hưởng nối tiếp. b) Tìm hiểu bài

+ Đoạn 2: Yêu nhiều … hỡi người

+ Đoạn 3: Chẳng may … Gì lạ đâu

+ Đoạn 4: Mai sau … tre xanh

- 4 hS đọc

- Nắng nỏ, nòi tre, níu, lũy thành, … - Gọi đọc cá nhân, đồng thanh. - 4 HS đọc -HS luyện đọc -HS đọc bài - Lắng nghe

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

(Khai thác các biện pháp nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ, giá trị tư tưởng trong tác phẩm)

- GV mời HS đọc thầm đoạn 1 + Những câu văn nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre Việt Nam?

- Không ai biết tre có tự bao giờ. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Tre là bầu bạn với con người Việt. + Đoạn 1 muốn nói cho chúng ta điều gì?

- Yêu cầu HS đoạn thầm đoạn 2, 3

+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên hình ảnh cần cù của người Việt Nam?

+ Nhưng hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?

HS đọc thầm đoạn 1 + Câu thơ: Tre xanh, xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.

- HS lắng nghe

+ Đoạn 1 nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với con người Việt Nam.

- HS đọc thầm

+ Hình ảnh: ở đâu tre cũng xanh tươi, cho dù đất xỏi đất vôi bạc màu; mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều, rễ siêng không ngại đất nghèo, tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

+ Hình ảnh: bão bùng thân bọc lấy thân- tay ôm tay níu tre gần nhau thêm - thương nhau tre chẳng ở riêng- lưng trần phơi nắng phơi

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Cây tre cũng như con người, có tình thương yêu đồng loại: khi khó khăn “bão bùng” thì “tay ôm tay níu”, giàu đức hy sinh nhường nhịn như những người mẹ Việt Nam nhường cho con manh áo cộc. Tre biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên thành lũy, tạo nên sức mạnh bất diệt chiến thắng mọi kẻ thù, mọi gian khó như người Việt Nam.

+ Em hãy tìm những hình ảnh của cây tre gợi lên sự ngay thẳng của người Việt Nam?

- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:

+ Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao?

sương, có manh áo cộc tre nhường cho con.

+ Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dánh thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng. - HS đọc, trả lời nối tiếp.

Em thích hình ảnh: (HS trả lời theo ý hiểu) Có thể:

+ Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

+ Đoạn 2, 3 ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi: Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?

- Ghi ý chính của đoạn 4

- Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: xanh xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp

Hình ảnh này cho thấy tre cũng như con người, biết thương yêu, đùm bọc nhau khi gặp khó khăn.

+ Có manh áo cộc tre nhường cho con:

Cái mo tre màu nâu, bao quanh măng, như chiếc áo mà tre mẹ để lại cho tre con.

+ Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường.

Ngay từ khi còn non nớt tre đã có dáng khỏe khoắn, tính cách ngay thẳng, khẳng khái, không chịu mọc cong. + Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam như phẩm chất cần cù, đoàn kết, ngay thẳng.

- Nói lên sức sống bền lâu của cây tre.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc.

+ Nội dung bài thơ là gì?

- Ghi nội dung chính

- Bài thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?

- Đọc bài thơ em cảm nhận được điều gì?

c) Đọc diễn cảm và HTL

- GV chọn 1 đoạn trong bài hướng dẫn HS cách đọc phù hợp và cách ngắt nghỉ cũng như nhấn giọng vào một số từ ngữ thể hiện sự diễn cảm phù hợp với nội dung.

- Yêu cầu HS HTL những câu thơ ưa thích

- Cả lớp thi HTL từng đoạn.

+ Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình thượng cây tre.

- Ghi nội dung vào vở - Biện pháp nhân hóa, so sáng.

- Em cảm nhận được vẻ đẹp của cây tre Việt Nam, cảm nhận được vẻ đẹp của làng quê Việt Nam với những lũy tre xanh. Qua hình ảnh cây tre em thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

-HS lắng nghe -HS thực hiện - HS thi đọc

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- Qua hình tượng cây tre tác giả muốn nói lên điều gì? - Là người Việt Nam em cần làm gì?

- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS chuẩn bị bài tiếp theo.

Bài: Đất nước (TV 5) I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài HS có khả năng:

1. Đọc đúng:

- Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung của bài thơ.

2. Nội dung

- Ý nghĩa của bài thơ: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do.

- HS cũng có thể rút ra nhưng bài học đơn giản cho bản thân về nhưng đức tính quý báu của người Việt Nam từ đó các em sẽ học tập, phấn đấu, rèn luyện thật tốt.

- Tích hợp giáo dục: Lòng yêu nước, yêu tự do, hòa bình.

II. Chuẩn bị đồ dung dạy - học

1. Giáo viên

- Tranh minh họa bài tập đọc

- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần đọc

2. Học sinh

- SGK

III Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thỏ ăn cỏ”

2. Kiểm tra bài cũ (2’)

- Giờ trước các em đã học bài tập đọc gì? - Bài “Tranh làng Hồ” - Bài đọc có nội dung gì? - HS nêu nội dung.

- GV nhận xét

3. Bài mới (35’)

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* HĐ 1: ( 2’) Giới thiệu bài

- GV đưa lên bảng bức tranh trong SGK - tr 94

- Tranh vẽ gì?

* GV: Trong bức tranh chúng ta thấy các vùng miền của Tổ quốc. Vùng đồng bằng có những cánh đồng lúa mênh mông với con trâu đi cày. Vùng biển với những chiếc thuyền buồm chở đầy cá tôm. Vùng núi với đàn voi và những cánh rừng. Tất cả đó đều là cảnh đẹp của đất nước ta. Vậy đất nước trong con mắt và tâm hồn của nhà thơ hiện ra như thế nào, chúng ta

- HS quan sát

- Tranh vẽ cảnh vật và con người ở các vùng của đất nước ta: vùng đồng bằng, vùng rừng núi, vùng biển.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* HĐ 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài (33’)

cùng tìm hiểu trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.

a) Luyện đọc

- GV mời 1 HS đọc cả bài - Bài thơ có mấy khổ? - Mời 5 bạn đọc nối tiếp

- GV hướng dẫn từ khó: năm xưa, Hà Nội, ngoảnh, nắng, nặng, khuất.

- GV hướng dẫn câu khó đọc. - Gọi HS đọc chú giải.

- Mời HS luyện đọc theo cặp đôi - Mời 1 em đọc cả bài.

- GV đọc cả bài, lưu ý giọng đọc và cách ngắt nghỉ.

Khổ 1, 2: Giọng đọc tha thiết, bâng khuâng.

Khổ 3, 4: Đọc nhanh hơn khổ 1,2. Giọng vui, tự hào.

Khổ 5: Giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính.

b) Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ. Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. - Những mùa thu đẹp và buồn được nói đến trong khổ thơ nào?

- 1 HS đọc

- Bài thơ có 5 khổ thơ - 5 Hs đọc bài - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS luyện đọc - HS đọc chú giải - HS luyện đọc - 1 HS đọc - Hs đọc thầm - Khổ thơ 1, 2

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Em hãy tìm những từ cho thấy mùa thu ở hai khổ thơ đầu được tả đẹp mà buồn?

- GV: Đây là hai khổ thơ viết về mùa thu Hà Nội - xưa năm những người con của thủ đô lên đường đi kháng chiến. Một chút thoáng heo may se se khơi gợi biết mấy nỗi niềm. Con phố như dài thêm, đậm vẻ trầm u, tạo nên một bối cảnh ngập ngừng lưu luyến khi chia tay. - Đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ 3 như thế nào?

- Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?

- Những ngày thu đã xa rất

đẹp: Sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.

Buồn: sáng chớm lạnh, phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, người đi đầu không ngoảnh lại.

- Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời xanh thay áo mới, trời thu trong biếc.

- Đất nước rất vui: rừng tre phấp phới, trong biếc. nói cười thiết tha.

- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nhân hóa - làm cho trời thu cũng thay áo mới, cũng nói cười như con người-

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV: “Mùa thu nay khác rồi” sự so ránh bật thành tiếng reo, một tiếng reo ghi nhận sự khác biệt giữa hai thời đại và khẳng định niềm vui mới đang tới - niềm vui của một đất nước tự do.

- Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?

- Theo em tác giả sử dụng các từ ngữ được lập lại nhằm mục đích gì?

để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại: trời anh đây, núi rừng đây, của chúng ta, của chúng ta,… - Thể hiện qua những hình ảnh thể hiện lòng tự hào: Những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa. - Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV: Hai câu thơ đầu của khổ 5 là một định nghĩa- cái định nghĩa cơ bản thể hiện nhận thức sâu sắc của nhà thơ về đất nước: Việt Nam- Ấy là một mảnh đất bất khuất.

- Bài thơ cho em thấy điều gì?

-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung.

c) Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng

- GV hướng dẫn HS đọc đúng từng khổ và cả bài.

- Hướng dẫn HS đọc diên cảm khổ 4, 5.

Trời xanh đây / là của cúng ta

Núi rừng đây / là của chúng ta

Những cánh đồng/ thơm mát

Những ngả đường/ bát ngát

Những dòng sông/ đỏ nặng phù sa. Nước chúng ta,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 81 - 95)