Biện pháp 1: Đọc để tạo cảm xúc thẩm mĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 51 - 59)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.1 Biện pháp 1: Đọc để tạo cảm xúc thẩm mĩ

* Ý nghĩa của biện pháp

Ở phần lý luận của chương 1, chúng tôi đã quan niệm dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ “Là quá trình dạy học nhằm giúp học sinh phát hiện, cảm nhận các giá trị thẩm mĩ từ dó vận dụng vào sáng tạo các giá trị thẩm mĩ mới”. Mỗi một bộ môn có một phương pháp tiếp cận đối tượng, giảng dạy riêng. Văn học - bộ môn vừa mang tính chất nghệ thuật vừa mang tính chất khoa học nên phương pháp dạy học môn học này càng mang nhiều đặc thù hơn. Dạy học văn học đặc biệt là dạy học các tác phẩm thơ mà thơ lại là thể loại mang nhiều giá trị nghệ thuật nhất từ câu từ, nhịp điệu đến hình ảnh, ý nghĩa. Do đó, đọc để tạo cảm xúc thẩm mĩ hay còn gọi là đọc diễn cảm có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong tài liệu “Phương pháp đọc diễn cảm” của Phạm Thị Thìn có viết

“Con đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải từ đọc, gắn liền với việc đọc. Đọc phải là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức về văn học. Tiếng nói của nhà văn gửi gắm cho bạn đọc thông qua hệ thống ngôn ngữ kết dệt nên hình tượng của tác phẩm, nhưng trước mắt bạn đọc vẫn chỉ là những ký hiệu chết. Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn định gửi gắm. Âm vang của lời đọc kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh. Cảm xúc bắt đầu từ đọc và được duy trì phát triển trong quá trình đọc. Nhập thân vào tác phẩm chỉ có thể bắt đầu từ đọc diễn cảm”.

Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục đạo đức và thẩm mĩ, phát huy năng lực sáng tạo cho cả người dạy và người học trong quá trình học văn. Phương pháp đọc diễn cảm từ lâu là một phương pháp đã được tiến hành trong nhà trường.

Đọc diễn cảm (còn gọi là đọc hay) là một hình thức bộc lộ cảm thụ văn bản. Qua đọc diễn cảm người GV sẽ đo được mức độ cảm thụ của học sinh. Vì thế có thể nói: Đọc diễn cảm là một kĩ xảo của quá trình đọc.

- Đọc diễn cảm sẽ thống nhất hoạt động của giáo viên và học sinh, đưa học sinh bắt nhịp với bài học.

- Đọc đưa tác phẩm gần với học sinh, phá vỡ khoảng cách giữa các thế hệ, cho học sinh tiếp xúc một cách trọn vẹn và đúng đắn nhất.

- Đọc diễn cảm tạo ra không khí tươi mát, sinh động trong giờ học bởi khi đọc phải tưởng tượng, liên tưởng khi đó người giáo viên sẽ đưa học sinh đến với đời sống thực tế, thoát khỏi không gian lớp học trật chội, gò bó.

- Đọc diễn cảm sẽ đánh thức tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh từ đó tạo nên tiền đề tâm lý tốt cho việc phân tích tác phẩm.

- Đọc diễn cảm giúp người dạy, người học phát hiện ra những cái hay bất ngờ của tác phẩm mà trực quan, tri giác đôi khi không phát hiện dược.

Dựa vào đặc trưng của dạy học phân môn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt thì khi học Tập đọc, nhiệm vụ “đọc” là nhiệm vụ chủ đạo của quá trình học. Ở lớp 4, 5 học sinh đã lớn, các em có kĩ năng đọc tốt hơn so với học sinh lớp 1, 2, 3 nên trong tiết học Tập đọc giáo viên có thể mời học sinh đọc trước. Tuy nhiên, ở hoạt động này, giáo viên cần chọn học sinh có khả năng đọc tốt trong lớp, sau đó giáo viên đọc lại tác phẩm và hướng dẫn cách đọc, hoặc giáo viên có thể đọc trước hướng dẫn cách đọc sau đó mời học sinh đọc lại.

Qua quá trình điều tra khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số giáo viên chưa hiểu hết vai trò của hoạt động đọc diễn cảm, một số giáo viên có hiểu nhưng còn chưa chính xác và sâu sắc dẫn đến việc tổ chức hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm còn hời hợt, chủ yếu thực hiện cho đủ bước nên hiệu quả đạt được chưa cao. Mà trong quá trình dạy học tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ nói riêng, việc đọc diễn cảm có vai trò quan trọng, là bước dẫn dắt, khơi gợi mạch cảm xúc. Việc ngắt nhịp và thể hiện giọng điệu là bước đầu để học sinh hiểu được ý nghĩa của câu từ. Do đó để phát triển năng lực thẩm mĩ cho người học ngoài việc hình thành cho học sinh nắm được kiến thức, nội dung thì việc hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm để tạo cảm xúc là có ý nghĩa và rất cần thiết. Chính vì vậy, nếu giáo viên thực hiện bước đọc diễn cảm và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tốt sẽ giúp học sinh không

chỉ hiểu được ý nghĩa của câu thơ, đoạn thơ, bài thơ mà còn giúp học sinh có nền tảng ban đầu để phát hiện ra các hình ảnh và các giá trị nghệ thuật phục vụ tốt cho phần tìm hiểu bài.

* Cách tiến hành

Để hình thành cho học sinh năng lực đọc diễn cảm, giáo viên có thể tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Nguyên cứu bài để xác định mục tiêu, ý nghĩa của bài học.

Mục tiêu của bước này là giáo viên nghiên cứu bài từ đó xác định mục tiêu bài học, xác định rõ yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức kĩ năng, thái độ sau tiết học. Đây là bước đầu tiên nhưng lại quan trọng nhất vì nó quyết định tiến trình nội dung, phương pháp dạy học cùng với hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Nội dung của mỗi bài dạy đều được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Tuy nhiên, đối với một số bài ngoài nghiên cứu trong sách giáo khoa và sách giáo viên, thì giáo viên cần phải tìm hiểu thêm các tài liệu khác để hiểu một cách sâu sắc bài dạy hoặc tác phẩm thơ trong bài dạy đó để nhằm bổ sung, mở rộng tầm hiểu biết cho các em. Ngoài việc nghiên cứu bài để xác định mục tiêu, thông qua việc nghiên cứu bài, giáo viên còn cần tìm ra ý nghĩa của bài đọc để làm căn cứ dẫn dắt học sinh đi đúng hướng tìm hiểu được ý nghĩa của bài.

Bước 2: Nghiên cứu tác phẩm, ngắt, nghỉ hơi, chia đoạn và tìm các cụm từ cần nhấn giọng.

Muốn hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đúng, trước tiên giáo viên phải nắm chắc tác phẩm. Giáo viên phải nghiên cứu trước tác phẩm, lựa chọn giọng đọc phù hợp, lưu ý tìm ra cách ngắt nghỉ câu, đoạn cho phù hợp với ý nghĩa của câu thơ. Lưu ý nhấn giọng hay lên giọng ở một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm để việc đọc diễn cảm tạo ra cảm xúc tốt nhất cho học sinh với tác phẩm.

Bước 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm

Từ việc nghiên cứu bài tìm ra mục tiêu bài học ở bước 1 và việc nghiên cứu tác phẩm thơ để tìm ra giọng đọc phù hợp và cách ngắt nghỉ câu ở bước 2

giáo viên tiến hành hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn mẫu 1 lần cho học sinh. Sau khi đọc, giáo viên nêu giọng đọc phù hợp, lưu ý cách ngắt nghỉ (có thể yêu cầu học sinh ngạch xược bằng bút chì để ngắt nghỉ) và cho học sinh gạch chân vào một số từ, cụm từ cần lưu ý. Giáo viên cũng cần hướng dẫn cho các em biết tâm ý của tác giả đưa vào tác phẩm để học sinh có ngữ điệu đọc phù hợp với nội dung bài.

Bước 4: Luyện đọc, thi đọc

Sau khi đã được giáo viên hướng dẫn cách đọc, học sinh tự luyện đọc thầm cá nhân, luyện đọc cặp đôi hoặc luyện đọc trong nhóm tùy vào từng tác phẩm. Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh. Sau đó, giáo viên tổ chức kiểm tra bằng việc mời học sinh đọc trước lớp (2-3 em tùy thời gian). Cuối cùng, tổ chức thi đọc diễn cảm để đánh giá quá trình luyện đọc diễn cảm, tuyên dương kích lệ tạo động lực cho các em tiếp tục cố gắng trong các tiết học sau.Phần luyện đọc thường được tổ chức thành các hoạt động cụ thể như:

Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm Hoạt động 2: Thi đọc diễn cảm

* Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Bài Tập đọc Mẹ ốm- Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

Bước 1: Nghiên cứu bài để xác định mục tiêu của bài học.

Mục tiêu bài học: 1. Đọc thành tiếng

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của từ địa phương - Phía Bắc (PB): lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng, …

- Phía Nam (PN): giữa cơi trầu, trời đổ mưa, kể diễn kịch, khổ đủ điều, …

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ.

2. Đọc - hiểu

+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ,…

+ Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ.

+ Học thuộc lòng bài thơ

+ Học sinh có thái độ yêu thích môn học.

Bước 2: Nghiên cứu tác phẩm, ngắt, nghỉ hơi, chia đoạn và tìm các cụm từ cần nhấn giọng.

Căn cứ vào việc nghiên cứu mục tiêu của bài học, ngoài một số từ được giải nghĩa ở phần chú giải, giáo viên tìm hiểu thêm ý nghĩa của một số từ cần mở rộng như “Truyện Kiều: Là tác phẩm truyện thơ nổi tiếng của Nguyễn Du, được viết bằng chữ Nôm.Tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Hiện nay, tác phẩm này được trích đoạn đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học lớp 10”.Tiếp đó giáo viên đọc để nắm bắt giọng điệu cảm xúc của tác giả, âm điệu chủ yếu của tác phẩm. Giáo viên chọn cách ngắt, nghỉ hơi đúng, chia đoạn, tìm ra các từ, cụm từ gợi tả, gợi cảm cần nhấn giọng để thể hiện được tiết tấu, nhịp điệu cường độ sâu sắc, âm hưởng, ngôn ngữ thơ.

Ví dụ khi đọc khổ thơ đầu tiên

“Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.”

Khi đọc khổ thơ này phải đọc với giọng trầm buồn, xót xa, thương cảm thể hiện nỗi buồn của người con khi mẹ ốm. Ở khổ thơ này ta ngắt nhịp và nhấn mạnh ở những từ sau:

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu/ khô giữa cơi trầu Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy nay.” Bước 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm

Dựa vào kết quả nghiên cứu tác phẩm thơ, tìm hiểu các từ ngữ, cách ngắt nhịp và những từ, cụm từ cần nhấn giọng, giáo viên thực hiện hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bằng cách đưa một đoạn tác phẩm lên bảng có gạch chân từ cần nhấn giọng và đánh dấu ngắt nghỉ hơi. Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ, sau đó hướng dẫn các em đánh dấu cách ngắt nghỉ hơi, gạch chân vào các từ cần lưu ý và nêu giọng đọc phù hợp cho từng khổ thơ còn lại.

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín/ ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió/ đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Mẹ vui, con có quản già

Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo

Bước 4: Luyện đọc, thi đọc

Bước này gồm 2 hoạt động:

Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm Hoạt động 2: Thi đọc diễn cảm

Ở bài thơ Mẹ ốm chúng tôi tổ chức các hoạt động này như sau:

Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm

Sau khi giáo viên đưa đoạn thơ được đánh dấu chỗ ngắt, nghỉ hơi và gạch chân những từ gợi tả, gợi cảm cần lưu ý nhấn giọng và đọc mẫu ở bước 3.

+ Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm bài thơ theo nhóm 4, lưu ý các từ dễ nhầm, dễ lẫn, cách ngắt nghỉ và nhấn giọng của các câu thơ đã được hướng dẫn.

+ Giáo viên kiểm tra 1-2 nhóm

Hoạt động 2: Thi đọc diễn cảm

+ Giáo viên mời các nhóm cử đại diện lên thi đọc diễn cảm cả bài thơ, mời học sinh dưới lớp nhận xét, chọn ra bạn thắng cuộc.

Ví dụ 2: Bài Tập đọc “Bài ca về trái đất”- Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Bước 1:Nghiên cứu bài để xác định mục tiêu của bài học.

Mục tiêu bài học: 1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi theo nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả.

2. Đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Lời kêu gọi thế giới đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên Trái đất.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

4. Học sinh yêu quý đất nước mình

Bước 2: Nghiên cứu tác phẩm, ngắt, nghỉ hơi, chia đoạn và tìm các cụm từ cần nhấn giọng.

Căn cứ vào mục tiêu của bài, giáo viên tiếp tục nghiên cứu tác phẩm, tìm ra các từ dễ đọc sai như: Bom H, bom A,năm châu,..; các câu khó cần lưu ý và đặc biệt là ngữ điệu, lưu ý cách ngắt nghỉ và nhấn giọng các từ gọi tả: trẻ, vàng,

nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa của bài: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên Trái đất. Ở phần này giáo viên cần tìm hiểu thêm về bom H. bom A để mở rộng thêm cho học sinh. “ Bom H (bom nhiệt hạch), Bom A (bom nguyên tử) đây là hai loại vũ khí hạt nhận có sức công phá lớn nhất hiệu nay, chúng có độ công phá và sát thương rất cao. Chúng để lại hâu quả rất nặng nề”.

Bước 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm

Giáo viên đưa lên bảng đoạn cần hướng dẫn đọc đã gạch sẵn chỗ ngắt, nghỉ hơi và gạch chân các từ gợi tả, gợi cảm. Sau đó giáo viên đọc mẫu cho cả lớp nghe.

Trái đất này / là của chúng mình

Quả bóng xanh / bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi / tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi / cách chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho Trái đất quay

Cùng bay nào, cho Trái đất quay

Trái đất trẻ / của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen.../ dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào / cũng quýcũng thơm!

Màu hoa nào / cũng quýcũng thơm!

Bước 4: Luyện đọc, thi đọc

Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm

Sau khi giáo viên đưa đoạn thơ được đánh dấu chỗ ngắt, nghỉ hơi và gạch chân những từ gợi tả, gợi cảm cần lưu ý nhấn giọng và đọc mẫu ở bước 3.

+ Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm bài thơ theo nhóm 4, lưu ý các từ dễ nhầm, dễ lẫn, cách ngắt nghỉ và nhấn giọng của các câu thơ đã được hướng dẫn.

+ Giáo viên kiểm tra 1-2 nhóm

Hoạt động 2: Thi đọc diễn cảm

+ Giáo viên mời các nhóm cử đại diện lên thi đọc diễn cảm cả bài thơ, mời học sinh dưới lớp nhận xét, chọn ra bạn thắng cuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 51 - 59)