Biện pháp 4: Xây dựng bài tập bổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 72)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng bài tập bổ trợ

* Ý nghĩa biện pháp

Năng lực của người học theo định hướng phát triển năng lực sẽ được hình thành và rèn luyện thông qua các hoạt động học tập. Hai trong ba vấn đề của phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh là phát triển khả năng sáng tạo thẩm mĩ hay nói các khác là sáng tạo cái đẹp và phát triển năng lực đánh giá, phân tích, trình bày. Việc phát triển năng lực sáng tạo thẩm mĩ, sáng tạo nghệ thuật, phát triển năng lực đánh giá, phân tích, trình bày cho học sinh không có cách nào tốt hơn là thông qua các hệ thống bài tập. Việc sáng tạo thẩm mĩ hay sáng tạo ra cái đẹp, phát triển năng lực đánh giá, phân tích, trình bày từ những kiến thức ngữ pháp, các biện pháp nghệ thuật, phép tu từ và các hình ảnh có trong các bài thơ là vô cùng quan trọng. Điều đó vừa giúp giáo viên kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã học của học sinh vừa tạo cho học sinh có điều kiện sáng tạo, tăng khả năng tư duy, khả năng liên tưởng, tưởng tượng, đánh giá, phân tích. Qua đó giúp tăng khả năng sáng tạo, tăng khả năng đánh giá, phân tích, trình bày và góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngôn ngữ và khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Việc xây dựng càng nhiều các bài tập phát triển năng lực sáng tạo thẩm mĩ, đánh giá, phân tích trình bày càng giúp học sinh có nhiều cơ hội để vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức các em đã thu thập được thông qua

các bài thơ vào việc sáng tạo nghệ thuật, vừa kích thích ở các em khả năng quan sát, thúc đẩy khả năng tư duy, tìm tòi, sáng tạo.

*Cách tiến hành

Việc tiến hành đưa ra các bài tập nhằm phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật của học sinh có thể thực hiện trong các tiết bài mới, tiết ôn tập hoặc những dự án nhỏ các em có thể làm vào cuối tuần.

Giáo viên có thể suy nghĩ đưa ra một vài những gợi ý đề bài dựa ngay vào nội dung tiết học hoặc theo chủ điểm môn học, mỗi tháng một yêu cầu theo chủ điểm. Như vậy, vừa không quá tạo áp lực cho học sinh, học sinh lại vừa có thời gian thư giãn và nghiên cứu một chủ điểm mới để thực hiện có chất lượng bài tập. Các bài tập có thể thay đổi về hình thức để tạo hứng thú, tăng khả năng sáng tạo nghệ thuật cho học sinh. Các bài tập giáo viên đưa ra có thể là viết một bài văn tả, đoạn văn tả, viết một bài thơ ngắn, viết vài dòng cảm xúc, viết một câu chuyện, vẽ một bức tranh,… Điều này sẽ giúp học sinh phát triển một cách tốt nhất những khả năng của các em và đồng thời giúp giáo viên phát hiện ra năng lực riêng của mỗi học sinh. Đặc biệt trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ chú trọng đến việc phát triển khả năng sáng tạo thẩm mĩ của học sinh thông qua việc hướng dẫn làm thơ, viết đoạn văn.

Bước 1: Giáo viên nghiên cứu bài học, chủ điểm

Để thực hiện được hiệu quả, giáo viên phải nghiên cứu thật kĩ chủ điểm và các tác phẩm thơ có trong chủ điểm đó. Việc giáo viên nghiên cứu kĩ các chủ điểm và các tác phẩm thơ vừa giúp giáo viên nắm được các nội dung chính của chủ điểm, đưa ra các yêu cầu bài tập sát với nội dung chủ điểm, vừa có thể đưa ra những gợi ý hữu ích khi học sinh khi làm các bài tập.

Bước 2: Đưa ra yêu cầu bài tập

Việc đưa ra yêu cầu bài tập là việc làm cũng rất quan trọng. Các bài tập giáo viên đưa ra phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh. Tức là bao gồm cả cái đã biết, cái chưa biết nhưng học sinh có thể tìm kiếm được để thu thập kiến thức. Lưu ý học sinh nên vận dụng các kiến thức thu thập được từ các tác phẩm thơ có

trong chủ điểm làm ngữ liệu sáng tạo nghệ thuật kết hợp với quan sát thực tế. Ngoài ra cũng khuyến khích học sinh thu thập kiến thức từ các bài văn, bài thơ khác nhau cùng chủ điểm. Tuyệt đối không đưa ra các yêu cầu bài tập quá sức với học sinh tiểu học như phân tích, hay bình giảng bài thơ, đoạn thơ.

Bước 3: Tiến hành đưa ra yêu cầu bài tập

Giáo viên có thể chủ động đưa ra yêu cầu bài tập và giới hạn nộp bài tập vào các thời gian phù hợp để thuận lợi cho học sinh có thể tìm tòi, hoàn thiện. Có thể đưa ra yêu vào tuần thứ 2 của chủ điểm và thu bài vào cuối tuần thứ 3 của chủ điểm đó. Hoặc đưa ra bài tập vào ngay sau tiết học bài mới hoặc các tiết ôn, yêu cầu các em viết nhanh vài dòng cảm nghĩ sau khi học xong tác phẩm thơ hoặc một bài thơ ngắn khẳng 4-5 câu về cha mẹ, cô thầy, ông bà hoặc anh chị em trong gia đình với các em học sinh có năng khiếu.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

Việc nhận xét, đánh giá của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng. Qua việc nhận xét, đánh giá học sinh sẽ biết được những điểm mình đã làm tốt, những điều cần khắc phục để thực hiện tốt hơn trong những bài tập khác.

* Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chủ điểm Thương người như thể thương thân Tiếng Việt 4 tập 1.

Bước 1: Giáo viên nghiên cứu chủ điểm

Ở chủ điểm này giáo viên cần xác định được nội dung chính của chủ điểm là các câu chuyện, bài học đạo đức về việc con người giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, khi khó khăn hoạn nạn.

Bước 2: Đưa ra yêu cầu bài tập

Em hãy kể về một việc của mình hoặc của người khác đã làm để giúp đỡ một người gặp khó khăn (đưa một cụ già qua đường, đỡ một em nhỏ bị ngã, bênh

vực bạn khi bị người khác bắt nạt, cho bạn mượn đồ dùng khi bạn lỡ quê, chung tay giúp những nơi bị thiên tai bão lũ.…) (Bài viết khoảng 10-15 câu)

Gợi ý:

- Em đã gặp người đó trong hoàn cảnh nào? - Trông dáng vẻ người đó ra sao?

- Khi thấy họ em cảm thấy thế nào? - Em đã làm gì để giúp đỡ người đó?

- Sau khi giúp đỡ được người đó em cảm thấy như thế nào?

- Tham khảo bài thơ Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình, các bài tập đọc trong chủ điểm.

Bước 3: Tiến hành đưa ra yêu cầu bài tập

Giáo viên giao bài tập vào thứ 6 tuần 2 của tháng và thu bài vào t6 tuần3 của chủ điểm đó.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

Giáo viên nhận xét bài, chữ lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt cho học sinh. Chỉ ra các điểm tốt cần phát huy, các điểm chưa tốt để học sinh khắc phục.

Ví dụ 2: Chủ điểm “Con người với thiên nhiên” Tiếng Việt 5 Tập 2.

Bước 1: Giáo viên nghiên cứu chủ điểm

Giáo viên nghiên cứu thật kĩ chủ điểm, tìm ra nội dung chính của chủ điểm này là: Thiên nhiên quanh ta rất tươi đẹp, mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta rất nhiều thứ, các loài vật trong thiên nhiên luôn là những người bạn của con người. Vì vậy chúng ta phải sống hòa thuận với thiện nhiên, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên để chúng ta có một cuộc sống thật tốt.

Bước 2: Đưa ra yêu cầu bài tập

Ở chủ điểm về thiên nhiên này, chúng ta vẫn sẽ đưa ra bài tập nhằm giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào sáng tạo nghệ thuật.

Bài tập: Các em hãy vẽ một bức tranh về thiên nhiên. Viết 5-7 câu nói về bức tranh của em và nêu thông điệp em muốn gửi gắm qua bức tranh.

Gợi ý:

- Bức tranh về nơi em đang ở hoặc một cảnh đẹp mà em đã dược đến, được thấy qua sách, báo, Tivi,…

- Bức tranh về một trong các chủ đề sau: Bảo vệ môi trường; Thiên nhiên tươi đẹp; Cải tạo thiên nhiên; Phòng chống ô nhiễm biển.

- Tham khảo các bài thơ: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, Trước cổng trời, các bài tập đọc trong chủ điểm.

Bước 3: Tiến hành đưa ra yêu cầu bài tập

Giáo viên giao bài tập và giới hạn thời gian nộp bài.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

Giáo viên đánh giá bằng nhận xét với các bức tranh, ở đây giáo viên có thể mời giáo viên bộ môn Mĩ thuật tham gia cùng đánh giá về màu sắc, bố cục, kĩ năng vẽ.

Ví dụ 3: Em hãy viết lại cảm xúc của mình sau khi học xong bài thơ “Đất nước” (khoảng 4-5 câu).

Ví dụ 4: Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ “Những cánh buồm”, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển?

Ví dụ 5: Em hãy viết một bài thơ ngắn khoảng 4-5 câu về một người em yêu quý nhất trong gia đình (Bài tập áp dụng với HS có năng khiếu)

+ Gợi ý:

- Em xác định đối tượng chính của bài thơ (ông/ bà/ bố/ mẹ/ anh/ chị/ …) - Tả về vóc dáng, ngoại hình, đức tính, thói quen, …

- Những việc làm của người ấy.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu và xem xét những căn cứ chúng tôi đã đề xuất được 4 biện pháp nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 4,5 thông qua dạy học các tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc: Đọc để tạo cảm xúc thẩm mĩ; Xây dựng hệ thống câu hỏi để khai thác các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ; phân tích giá trị thẩm mĩ, câu trúc bài thơ, giá trị tư tưởng nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh; Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực sáng tạo thẩm mĩ.

Trong đó, chúng tôi chú trọng vào biện pháp thứ 2 và thứ 4 vì đây là 2 biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hai mặt của khả năng thẩm mĩ là phát hiện nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật.

Tuy nhiên, tất cả những biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất ở trên có khả thi hay không và hiệu quả đạt được có tốt hay không thì cần phải kiểm nghiệm trong quá trình dạy học các tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc lớp 4, 5. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở một số trường tiểu học. Nội dung này được thể hiện cụ thể ở chương 3 của đề tài.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là một giai đoạn rất quan trọng. Bất kì nhà nghiên cứu giáo dục nào một khi đã đề xuất ra một mô hình giảng dạy nào đó đều không thể bỏ qua giai đoạn này.

Thực nghiệm chính là quá trình vận dụng mô hình giảng dạy vào trong việc giảng dạy thưc tế để kiểm nghiệm đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề xuất.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu ở trước đó.

- Thực nghiệm sư phạm với 2 bài giảng thiết kế theo quy trình đã được đề xuất với việc vận dụng kế hoạch bài học theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 4, 5.

- Thăm dò ý kiến của giáo viên sau khi dự giờ và hứng thú học tập của học sinh sau khi bài dạy được thiết kế theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh kết thúc.

- Rút ra kết luận.

3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

- Đối tượng lựa chọn thực nghiệm là học sinh lớp 4, 5. Khi lựa chọn đối tượng thực nghiệm thì chúng tôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên với tất cả ưu và nhược điểm, mặt tích cực, hạn chế mang tính đại diện cho học sinh trường Tiểu học Tân Cương thành phố Thái Nguyên và trường Tiểu học Cam Giá thành phố Thái Nguyên. Các lớp đối chứng cũng có điều kiện cơ bản với lớp thực nghiệm.

- Về giáo viên, chúng tôi lựa chọn những giáo viên Tiểu học được đào tạo cơ bản, có trình độ về chuyên môn, nắm vững mục đích, yêu cầu thực nghiệm, có khả năng phối hợp một cách hiệu quả với nhà nghiên cứu.

- Địa bàn thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn 2 lớp của trường thực nghiệm là lớp 4A, 5A trường Tiểu học Tân Cương thành phố Thái Nguyên và 2 lớp đối chứng là lớp 4B, 5B trường Tiểu học Cam Giá thành phố Thái Nguyên.

Tình hình TN cụ thể được phản ánh ở Bảng

Bảng 3.1: Đối tượng TN và ĐC năm học 2018- 2019 Đối tượng

Lớp TN Lớp ĐC

Lớp Sĩ số Trường Lớp Sĩ số Trường

4A 32 Tân Cương 4B 32 Cam Giá

5A 30 Tân Cương 5B 31 Cam Giá

3.3 Thời gian và quy trình

Thời gian thực nghiệm trong năm học 2018-2019. Các bước hoạt động TN được miêu tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình thực nghiệm sư phạm QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM

Giai đoạn 3: Xử lý kết quả TN

Xác định điều kiện TN Xây dựng thang đánh giá

Soạn các tài liệu TN

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Đánh giá kết quả TN Tiến hành TN

Định lượng

Giai đoạn 2: Thực nghiệm

3.4 Nội dung thực nghiệm

Nội dung thực nghiệm là các tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Do thời lượng có hạn nên luận văn không thể đưa vào dạy tất cả các bài về dạy học định hướng, mà chỉ có thể chọn một số tiết, một số tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc lớp 4, 5 có nội dung phù hợp để tiến hành thực nghiệm. Dưới đây là nội dung thực nghiệm dạy học đã được thực nghiệm.

Nội dung chủ yếu của thực nghiệm dạy học đã tiến hành dạy học theo hai giáo án khác nhau: giáo án thực nghiệm và giáo án đối chứng.

Số lượng giáo án thực nghiệm gồm các tiết dạy học định hướng các tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc ở chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5. Cụ thể là:

Bài: Tre Việt Nam (TV 4) Bài: Đất nước (TV 5)

Kế hoạch thực nghiệm ở các lớp thực nghiệm được tiến hành như sau:

Bảng 3.2: Kế hoạch thực nghiệm

STT Lớp Tên bài học Năng lực thẩm mĩ của HS Biện pháp sử dụng

1 4A, 4B Tre Việt Nam - Nhận diện, phát hiện những hình ảnh đẹp trong từng khổ thơ. Phân tích các hình ảnh thấy được vẻ đẹp cây tre Việt Nam. - Nắm được các biện pháp nghệ thuật để vận dụng làm bài tập sáng tạo thẩm mĩ. - Thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam thông qua hình ảnh cây tre.

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4

2 5A, 5B Đất nước - Cảm nhận được cái đẹp của mùa thu Hà Nội, cái đẹp của tinh thần bất khuất, quật cường của con người Việt Nam.

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4

3.5 Phương pháp thực nghiệm

Để điều tra thực trạng về DHĐH cho học sinh lớp 4, 5, chúng tôi đã tiến hành trò chuyện và gửi phiếu thăm dò, lấy ý kiến giáo viên về nội dung, cách thức DHĐH ở tiểu học. Từ kết quả điều tra đề tài đề xuất một số ý tưởng tổ chức thực hành các kĩ năng nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ ở học sinh lớp 4, 5.

Nhằm kiểm tra đánh giá về việc ứng dụng, vận dụng các phương pháp dạy học định hướng mà luận văn đưa vào các bài dạy, tiết dạy cụ thể trong khi dạy các tác phẩm thơ của phân môn Tập đọc.

Để tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu thiết kế bài soạn cho một số tiết dạy Tập đọc có các tác phẩm thơ trong môn Tiếng Việt theo định hướng đã làm trong đề tài. Sau đó hướng dẫn giáo viên tiểu học thực hiện dạy ở lớp thực nghiệm. Đối với lớp đối chứng, những bài học này được thiết kế một cách thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 72)