Về mặt định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 97 - 98)

8. Cấu trúc đề tài

3.7.2 Về mặt định tính

Ngoài việc đáng giá bằng định tính thông qua các phiếu bài tập và thông qua dự giờ các tiết học ở lớp TN và lớp ĐC. Chúng tôi còn đánh giá kết quả dựa trên các phương diện sau:

a. Mức độ hứng thú

- Có thể nhận thấy phần lớn các em học sinh thích thú, hào hứng với tiết dạy. Khi GV giảng về các hình ảnh đẹp sau mỗi câu trả lời của HS thì các em HS rất chăm chú lắng nghe. Không còn hiện tượng mất trật tự hay không chú ý. Tiết học có phần hấp dẫn và cuốn hút hơn. Khi GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi để luyện đọc hoặc tìm câu trả lời cho câu hỏi trong bài thì HS thảo luận và hoạt

động rất sôi nổi. Các em HS tích cực giơ tay phát biểu khiến cho tiết học không còn nhàm chán.

b. Năng lực giải quyết các bài tập của HS

- Khả năng giải quyết các bài tập của HS cũng là điều được chúng tôi rất quan tâm đến. Khi thiết kế các BT TN chúng tôi tuân theo những nguyên tác cơ bản: BT đa dạng; BT đảm bảo tính vừa sức; BT có ngữ liệu gần gũi, hấp dẫn; tăng tính tích cực, tự chủ của người học. Vì thế khi tiếp cận với các BT HS tích cực giải quyết. So sánh giữa lớp ĐC và lớp TN thì chúng tôi thấy được rằng: Ở lớp TN, HS phân tích, xử lý các BT nhạnh hơn, cách diễn đạt trả lời cũng trau chuốt hơn so với HS của lớp ĐC. Ở lớp ĐC, HS loay hoay với việc hiểu nghĩa, nhiều HS tỏ ra lúng túng, chưa tự tin khi chọn đáp án, còn gạch xóa nhiều khi làm bài. Tốc độ hoàn thành BT chậm, số lượng sai và chưa hoàn thành nhiều hơn so với lớp TN.

- Ở bài tập sáng tạo viết đoạn văn hoặc vài câu thơ các em tỏ ra lung túng nhưng khi có sự gợi ý của GV các em HS đã thực hiện được tuy nhiên phần trình bày của HS ở lớp TN có phần trau chuốt, nhẹ nhàng, mạch lạc lớn. Còn phần bài tập của HS ở lớp ĐC diễn đạt có phần lúng túng, lủng củng, chưa rõ ý.

c. Khả năng khái quát và hệ thống hóa tri thức thông qua bài tập.

- Để giải quết được các BT trong phiếu BT chúng tôi đưa ra, HS phải vận dụng nhiều mảng kiến thức và các từ ngữ, hình ảnh HS đã được tiếp cận qua các bài thơ. Ngoài ra. HS còn phải vận dụng các biện pháp tu từ đã học như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ được học trong các tiết Luyện từ và câu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 97 - 98)