Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm lý học sinh về cái đẹp với việc phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 40 - 41)

8. Cấu trúc đề tài

1.4.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm lý học sinh về cái đẹp với việc phát

năng lực thẩm mĩ

Đặc điểm tâm lý học sinh về cái đẹp với việc phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh có mối quan hệ chặt chẽ. Bản chất tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này là sự tìm tòi, khám phá cái hay, cái đẹp, đặc biệt các em rất hứng thú với cái đẹp. Ngoài cái đẹp về màu sắc, hình ảnh, các sự vật hiện tượng của cuộc sống thì còn có cái đẹp về lời nói, việc làm, cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Các em rất quen thuộc với những câu nói như: Lời nói đẹp; việc làm đẹp; cử chỉ đẹp;… Chính vì vậy, việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh tiểu học càng trở nên cần thiết để các em để có thể nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp. Từ đó, các em có cái nhìn tích cực vào thế giới xung quanh và trau dồi thêm những tình yêu thương con người, yêu thương quê hương đất nước.

Nghệ thuật chính là con đường tốt nhất giúp học sinh cảm nhận, phát hiện và sáng tạo ra cái đẹp. Qua nghệ thuật, cái đẹp mang tính chuẩn mực, hoàn thiện, được gọt giũa và trau dồi một cách cẩn thận. Nghệ thuật nói chung hay thi ca nói riêng chính là sự hiện thân của cái đẹp. Cái đẹp trong thi ca mang tính tư tưởng, mang một sắc thái biểu cảm và đặc biệt nó mang tính trường cửu, tồn tại vững bền. Những cái đẹp đó mang đậm bản sắc dân tộc, vừa truyền thống lại vừa hiện đại. Thơ với những vần điệp uyển chuyển và cách điệp từ cùng với các biện pháp tu từ sẽ giúp học sinh dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc. Từ đó, học các tác phẩm thơ sẽ giúp cho học sinh dễ dàng cảm nhận được cái đẹp một cách sâu sắc nhất, và cao hơn nữa còn giúp các em có thể sáng tạo ra cái đẹp nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ của mình. Do đó sự ham tìm kiếm cái mới, sự mong manh, nhậy cảm

về tâm lý của lứa tuổi này lại chính là điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực thẩm mĩ cho các em.

Như ở phần đầu chúng tôi đã trình bày, năng khiếu cảm thụ văn học, năng khiếu phê bình, đánh giá tác phẩm văn học và cả năng khiếu sáng tạo nghệ thuật ngôn từ ở con người, đa phần xuất hiện khá sớm. Những năng lực thẩm mĩ ấy được hình thành và dần dần phát triển ở học sinh từ lớp 1 cho đến các lớp trên. Ở lớp 1, 2, 3 SGK Tiếng Việt tập trung vào việc phát triển những yêu cầu cơ bản của các kĩ năng giao tiếp là nghe - nói - đọc - viết, chưa dành nhiều thời lượng để phát triển năng lực thẩm mĩ. Vì vậy, năng lực đọc diễn cảm ở học sinh tiểu học mới được đưa vào chương trình Tập đọc lớp 4, lớp 5.

Đây cũng là một trong những lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học mà phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm thơ lớp 4, lớp 5 trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Chúng tôi cho rằng với đặc trưng tâm lý lứa tuổi lớp 4, lớp 5 việc giáo dục năng lực thẩm mĩ cho các em sẽ có nhiều thuận lợi hơn đối với hoạt động lên lớp của người giáo viên. Cả ba phương diện năng lực thẩm mĩ đối với tác phẩm thơ là cảm nhận, đánh giá và sáng tạo ở lứa tuổi này đều được bộc lộ rõ sáng rõ. Người giáo viên có thể nắm bắt điều đó để vận dụng hiệu quả vào hoạt động giáo dục của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 40 - 41)