Nguyên tắc đề xuất thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc đề tài

2.2 Nguyên tắc đề xuất thực hiện biện pháp

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học là sự chính xác về mặt triết học. Sự chính xác về mặt triết học cũng đòi hỏi làm rõ mối quan hệ giữa văn học với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, sự thống nhất giữa triết học và văn học là thông qua việc dạy cho học sinh cách nhìn nhận đúng đắn, chẳng hạn coi thực tiễn là nguồn gốc của

nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí, xem xét sự vật trong trạng thái vận động qua lại lẫn nhau, thấy rõ mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái cụ thể và cái trừu tượng.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng

Bản chất của nhận thức khoa học luôn là sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng nghĩa là con đường đi từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại. Việc lĩnh hội một tri thức trừu tượng cần kèm theo sự minh họa bởi cái cụ thể. Bên cạnh đó, khi làm việc với những cái cụ thể cần hướng tới cái trừu tượng. Có như vậy mới gạt bỏ được cái không bản chất để nắm được cái bản chất, gạt bỏ cái cá biệt để nắm được cái tổng quát và quy luật chung.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển trong dạy học.

Trong dạy học, đây là nguyên tắc rất quan trọng. Việc dạy học một mặt yêu cầu học sinh khám phá được tri thức, rèn luyện để hình thành kĩ năng, kĩ xảo vừa đòi hỏi không ngừng nâng cao để thúc đẩy sự phát triển của học sinh. Trình độ, năng lực của học sinh thay đổi trong quá trình học tập theo chiều hướng tăng dần. Khả năng nhận thức của học sinh ở mỗi thời điểm là rất khác nhau. Như vậy không ngừng nâng cao theo yêu cầu chính là đảm bảo tính vừa sức giúp cho năng lực của học sinh ngày một phát triển.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò của thầy cô và tính tự giác, tích cực, chủ động của người học.

Trong dạy học, thầy và trò không ngừng tác động qua lại lẫn nhau nhưng vai trò của mỗi người là khác nhau. Người học phải tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức; còn người dạy có vai trò gợi mở, định hướng, quan sát, hỗ trợ và tạo tình huống. Quá trình học là quá trình tái chiếm lĩnh tri thức. Do đó, trong dạy học, thầy- có vai trò chủ đạo là thiết kế, điều khiển, ủy thác và thể chế hóa, trò- có vai trò chủ đạo là tìm tòi, tích cực, tự giác, chủ động chiếm lĩnh tri thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 49 - 51)