Về mặt định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 95 - 97)

8. Cấu trúc đề tài

3.7.1 Về mặt định lượng

Đánh giá định lượng được thực hiện thông qua hai bài kiểm tra (Phụ lục 3.2 và Phụ lục 3.3). Kết quả kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10. Các số liệu cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra khối 4

Nhóm Điểm số ĐTB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC SL 0 0 1 1 3 7 9 7 4 0 6,0 % 0 0 3,1 3,1 9,4 21,9 28,1 21,9 12,5 0 TN SL 0 0 0 0 2 5 6 8 7 4 7,5 % 0 0 0 0 6,25 15,6 18,75 25 21,9 12,5 - Tổng số HS tham gia ĐC: 32 - Tổng số HS tham gia TN: 32

Bảng 3.4: Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra khối 5

Nhóm Điểm số ĐTB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC SL 0 0 0 1 2 6 9 8 4 0 6,5 % 0 0 0 3 6 20 30 26,7 14,3 0 TN SL 0 0 0 0 2 4 5 9 6 5 7,5 % 0 0 0 0 6,45 12,9 16,1 29 19,45 16,1 - Tổng số HS tham gia ĐC: 30 - Tổng số HS tham gia TN: 31

Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy rõ sự chênh lệch về mặt điểm số giữa nhóm ĐC và nhóm TN.

+ Điểm trung bình của lớp ĐC là 6,0. Trong đó: điểm 9 = 4 HS (chiếm tỉ lệ 12,5%); điểm 5 = 3 HS (chiếm tỉ lệ 9.4%); điểm 6 = 7 HS (chiếm tỉ lệ 21,9 %); điểm 7 = 9 HS (chiếm tỉ lệ 28,1 %); điểm 8 = 7 HS (chiếm tỉ lệ 21,9 %);điểm 3, điểm 4 = 2 HS (chiếm tỉ lệ 6,2 %)

+ Điển trung bình của lớp TN là 7,5. Trong đó: điểm 10 = 4 HS (chiếm tỉ lệ 12,5 %); điểm 9 = 7 HS (chiếm 21,9 %); điểm 5, điểm 6, điểm 7, điểm 8 = 21 HS (chiếm tỉ số 65,6 %), điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4 = 0 HS (chiếm tỉ lệ 0 %)

Đối với bài kiểm tra của khối 5:

+ Điểm trung bình của lớp ĐC là 6,5. Trong đó: điểm 9 = 4 HS (chiếm tỉ lệ 14,3 %); điểm 5 = 2 HS (chiếm tỉ lệ 6%); điểm 6 = 6 HS (chiếm tỉ lệ 20%); điểm 7 = 9 HS (chiếm tỉ lệ 30 %); điểm 8 = 8 HS (chiếm tỉ lệ 26,7 %); điểm 4 = 1 HS (chiếm tỉ lệ 3 %)

+ Điển trung bình của lớp TN là 7,5. Trong đó: điểm 10 = 5 HS (chiếm tỉ lệ 16,1 %); điểm 9 = 6 HS (chiếm tỉ lệ 19,45%); điểm 5, điểm 6, điểm 7, điểm 8 = 20 HS (chiếm tỉ lệ 64,45 %); điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4 = 0 HS (chiếm tỉ lệ 0 %).

Căn cứ vào quy định đánh giá HS tiểu học (theo Thông tư 22) với 3 mức: Hoàn thành tốt (HS thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học); Hoàn thành (HS thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học); Chưa hoàn thành (HS chưa thực hiện được một số yêu cầu của môn học). Cụ thể như sau:

- Hoàn thành tốt: đạt điểm 9, 10 - Hoàn thành: đạt điểm 5, 6, 7, 8 - Chưa hoàn thành: đạt điểm 1, 2, 3, 4

Căn cứ vào 3 mức độ trên chúng ta có bảng sau:

Bài kiểm tra lớp 4

Lớp

Kết quả

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

ĐC 4 12,5 26 81,3 2 6,2

TN 11 34,4 21 65,6 0 0

Bài kiểm tra lớp 5

Lớp

Kết quả

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL %

ĐC 4 14,3 23 82,7 1 3

TN 11 35,55 20 64,45 0 0

Nhìn vào bảng kết quả TN, tỉ lệ HS ở mức hoàn thành tốt ở các lớp thực nghiệm đã tăng so với lớp ĐC (Bài kiểm tra lớp 4 tăng 21,9 %; Bài kiểm tra lớp 5 tăng 21,25 %). Tỉ lệ không hoàn thành giảm (Bài kiểm tra lớp 4 giảm 6,2 %; Bài kiểm tra của lớp 5 giảm 3%).

Từ kết quả trên cho thấy, sau khi HS được tiếp cận các tác phẩm thơ thông qua các biện pháp phát triển năng lực thẩm mĩ của giáo viên thì khả năng phát hiện, cảm nhận và sáng tạo thẩm mĩ ở các em HS đã phát triển. Kết quả này chính xác, khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục đích và yêu cầu đã đặt ra của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 95 - 97)