Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 42)

8. Cấu trúc đề tài

1.5.5. Kết quả điều tra

1) Anh (chị) đánh giá mức độ cần thiết của việc tổ chức dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ như thế nào?

Mức độ cần thiết Kết quả Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 20/24 83,3 Cần thiết 4/24 16,7 Bình thường 0/24 0 Không cần thiết 0/24 0

2) Trong quá trình dạy học các tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc lớp 4, 5 anh (chị) gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

Thuận lợi Khó khăn

- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa. - Các tác phẩm thơ được đưa vào chương trình dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc. - Các tác phẩm có nội dung và hình thức, thể loại phong phú phù hợp với học sinh tiểu học.

- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và tổ chuyên môn

- Phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế.

- Một số học sinh chưa tìm hiểu bài mới trước khi đến lớp.

- Một số học sinh trong giờ học còn chưa chú ý.

- Khó khăn trong phân phối thời gian giữa hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.

3) Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của mình về dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ?

STT Các quan niệm về bản chất của dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ qua dạy học các tác phẩm thơ lớp 4,5

Số ý kiến

Tỷ lệ (%)

1

- Là quá trình dạy học nhằm giúp học sinh có khả năng huy động, kết hợp một cách linh hoạt các kiến thức, kĩ năng, để tư duy, phân tích và phát hiện được các giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm thơ.

8/24 33,3

2

- Là quá trình dạy học mà trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động nhằm tìm kiếm các giá trị nghệ thuật từ đó tìm hiểu nội dung của các tác phẩm thơ.

10/24 41,7

3

- Là quá trình dạy học mà giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi để học sinh trả lời từ đó tìm ra các đặc điểm nghệ thuật và rút ra nội dung bài học.

6/24 25

4) Anh (chị) đã sử dụng những biện pháp nào trong dạy học các tác phẩm thơ lớp 4, 5 để phát triển năng lực thẩm mĩ ở học sinh?

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ

- Xây dựng hệ thống câu hỏi bổ trợ nhằm giúp học sinh tìm ta các hình ảnh đẹp và các biện pháp tu từ có trong bài.

- Sử dụng dạy học tích hợp nhằm tạo hứng thú.

- Liên hệ thực tiễn để học sinh hiểu hơn về giá trị thẩm mĩ mà tác phẩm muốn hướng đến.

- Sử dụng lời nói để dẫn dắt giúp học sinh phát hiện yếu tố thẩm mĩ.

5)Anh (chị) hãy cho biết mức độ tổ chức dạy học phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh tiểu học được đánh giá như thế nào?

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Rất thường xuyên 5/24 20,9

2 Thường xuyên 12/24 50

3 Thi thoảng 7/24 29,2

4 Chưa bao giờ 0/24 0

6) Theo anh (chị) phát triển năng lực thẩm mĩ qua các tác phẩm thơ trong phân môn tập đọc lớp 4, 5 có vai trò như thế nào trong việc phát triển nhân cách của học sinh sau này?

- Có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách của học sinh. Việc phát triển năng lực thẩm mĩ sẽ giúp học sinh thấy được cái hay cái đẹp, biết quý trọng điều tốt đẹp, biết đồng cảm trước những điều thương tâm, biết lên án, tránh xa tội lỗi. Hơn nữa còn làm nền tảng để các em học tốt môn Ngữ Văn ở các lớp trên.

Đánh giá chung

Qua quá trình khảo sát thực tế hoạt động dạy ở trương tiểu học chúng tôi nhận thấy:

GV giàu lòng yêu nghề, nhiệt tình, say mê với công việc và có tinh thần trách nhiệm cao.

Khi dạy các tác phẩm thơ, GV đều cố gắng khơi gợi, giúp học sinh tìm ra các giá trị thẩm mĩ, những cái đẹp, những điều sâu sắc, những bài học nhân văn

mà tác phẩm muốn hướng tới. Từ đó, thông qua liên hệ thực tiễn của GV học sinh có cái nhìn nhận chân thực nhất về cái đẹp để trau dồi thêm cái giá trị đạo đức cho bản thân.

GV đều nhận thức và xác định được vai trò cần thiết trong việc dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh thông qua các tác phẩm thơ là quan trọng. Qua khảo sát, 83,3 % GV cho rằng việc dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh là rất cần thiết. Trong đó có 50% GV thường xuyên tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh thông qua dạy học các tác phẩm thơ. Thêm vào đó, các GV đều đã nhận thấy những thuận lợi và khó khăn của mình trong việc giảng dạy thơ nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ từ đó tìm ra các phương pháp để khắc phục một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó còn một số GV gặp khó khăn trong quá trình truyền đạt, khơi gợi cảm xúc, khiến cho sự dẫn dắt chưa theo một mạch làm học sinh khó hiểu hoặc hiểu chưa sâu. Các ví dụ thực tiễn còn chưa trúng, chưa bao quát. Một số GV còn xem nhẹ việc khai thác giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Một số GV chưa biết xây dựng thêm hệ thống các câu hỏi giúp học sinh phát hiện ra giá trị thẩm mĩ để nâng cao năng lực thẩm mĩ cho học sinh.

* Khảo sát học sinh (Phụ lục 1.2)

1) Các biện pháp thầy cô sử dụng khi dạy các tác phẩm thơ?

STT Các biện pháp Số lượng Tỷ lệ (%)

1 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ 255 98,8

2

- Xây dựng hệ thống câu hỏi bổ trợ nhằm giúp học sinh tìm ta các hình ảnh đẹp và các biện pháp tu từ có trong bài.

189 73,2

3 - Sử dụng dạy học tích hợp nhằm tạo hứng thú. 220 85,2

4 - Liên hệ thực tiễn để học sinh hiểu hơn về giá trị

thẩm mĩ mà tác phẩm muốn hướng đến. 230 89,1

5 - Sử dụng lời nói để dẫn dắt giúp học sinh phát hiện

yếu tố thẩm mĩ. 248 96,1

2) Các biện pháp khác giáo viên sử dụng khi dạy các tác phẩm thơ trong Phân môn Tập đọc?

Học sinh liệt kê một số biện pháp giáo viên sử dụng trong giờ dạy các tác phẩm thơ:

- Sử dụng phim, ảnh, băng hình để giải nghĩa từ.

- Mời học sinh nêu lên suy nghĩa về tác phẩm thơ sau khi học xong tiết học.

3) Nhận xét về các tác phẩm thơ có trong chương trình lớp 4, 5?

Học sinh đưa ra các nhận xét về các tác phẩm thơ trong Phân môn Tập đọc lớp 4, 5 như sau:

- Có nhiều thể loại, đa phần có nội dung gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc. - Học sinh nhận dạng được các thể thơ

- Qua các bài thơ học sinh học thêm được các sử dụng từ ngữ - Nội dung các bài thơ vui tươi, hóm hỉnh và có ý nghĩa sâu sắc. - Một số bài có nội dung quá dài.

- Một số bài còn chưa gần giũ.

Đánh giá chung

Qua dự giờ và khảo sát bằng phiếu điều tra học sinh lớp 4, 5 ở trường tiểu học, chúng tôi thấy như sau:

Đa phần các em học sinh ngoan, nhìn chung các em có hứng thú học phân môn Tập đọc mà đặc biệt là khi học các tác phẩm thơ. Các em thấy tiết học trở nên hứng thú hơn, thoải mái hơn khi học tiết Tập đọc là các tác phẩm thơ. Đa số các em thấy văn bản thơ đưa vào chương trình Tập đọc lớp 4, 5 là vui tươi, gần giũ, phù hợp và phong phú về nội dung và thể loại. Tuy nhiên, còn một số tác phẩm thơ hơi dài và có nội dung xa lạ với học sinh. Đặc biệt các em thấy rằng qua thơ các em không chỉ được phát triển năng lực thẩm mĩ qua các bài học đạo đức với ý nghĩa sâu sắc khuyên con người ra phải sống tốt, sống đẹp,... Mà qua các tác phẩm thơ, các em còn được phát triển thêm năng lực thẩm mĩ qua việc học tập cách dung từ, cách liên tưởng, tưởng tượng và sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm.

Tuy nhiên, đa phần các em chưa biết cách tự mình tìm ra các giá trị phẩm mĩ của tác phẩm thơ mà phần lớn còn phải nhờ đến sự trợ giúp từ phía giáo viên.

Trong chương 1, Những vấn đề chung, chúng tôi đã nghiên cứu lý luận về năng lực và năng lực thẩm mĩ. Bên cạnh đó chúng tôi đã trình bày tổng quan những nghiên cứu về phát triển năng lực thẩm mĩ cũng như dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ.

Từ việc so sánh, phân tích, tổng hợp những quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 4, 5 thông qua dạy học các tác phẩm thơ.

Cũng trong chương này, chúng tôi đã trình bày kết quả khảo sát thực tiễn việc dạy học các tác phẩm thơ qua các phương pháp: phỏng vấn, phiếu điều tra, dự giờ để có cơ sở thực tiễn đề xuất một số biện pháp dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 4, 5 qua dạy học các tác phẩm thơ trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học.

Trên cơ sở những vấn đề chung về cả lí luận và thực tiễn dạy học liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua các tác phẩm thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học là một phương hướng giáo dục gắn liền với công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay. Tất nhiên, đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, cầm phải được tập trung tâm huyết và thời gian của nhiều nhà khoa học giáo dục. Ở phương diện hạn hẹp của mình, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cụ thể liên quan đến đề tài.

Chương 2

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MĨ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA CÁC TÁC PHẨM THƠ TRONG

CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 2.1 Những định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ

Như chúng tôi đã đề cập trước đó, phát triển năng lực thẩm mĩ gồm phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ, năng lực đánh giá cái đẹp và năng lực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ.

Trong quá trình người học tiếp nhận tác phẩm thơ, năng lực cảm xúc được thể hiện ở những phương diện sau:

- HS cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng qua ngôn ngữ nghệ thuật. HS nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn, … từ đó cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm. HS hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân.Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học (ở đây là các tác phẩm thơ), HS sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp. Trên cơ sở cảm thụ sâu sắc tác phẩm, hình thành những cảm xúc thẩm mĩ, học sinh sẽ dần dần xuất hiện năng lực phê bình, đánh giá tác phẩm. Những nhận xét, khám phá về cái đẹp của thơ ca sẽ được học sinh trình bày bằng lời nói hoặc bằng văn bản viết. Khả năng trình bày, diễn đạt ấy nếu được rèn luyện thường xuyên sẽ phát triển năng lực phê bình, nghiên cứu văn học ở các em sau này.

Bên cạnh đó, một phần không thể thiếu của phát triển năng lực thẩm mĩ chính là phát triển năng lực sáng tạo cái đẹp. Đó là việc HS vận dụng những cái hay cái đẹp của hình ảnh, ngôn từ, ý nghĩa trong bài thơ để vận dụng, sáng tạo ra những cái đẹp

mới, những tác phẩm mới, những bài thơ, bài văn mới, bức tranh mới… Năng lực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ là một năng khiếu quý hiếm mà người giáo viên cần phải phát hiện sớm và có kế hoạch phát triển cho học sinh.

Trên cơ sở đó, định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây căn cứ theo hai hệ tiêu chí:

+ Tính chân - thiện - mĩ. Trong đó:

Chân - Sự đúng đắn, tính chân thực của cuộc sống. Thiện - Tính nhân bản, nhân văn tốt đẹp.

Mĩ - Sự hoàn thiện, toàn mĩ.

+ Tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại. Trong đó:

Tính nhân dân: Cái đẹp để phục vụ đời sống nhân dân lao động. Như tục ngữ, ca dao, câu đố, bài vè, hát ru,… được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nội dung chủ yếu chính là nói về người dân lao động.

Tính dân tộc: Cái đẹp phải mang đậm bản chất dân tộc. Có cái đẹp đặc trưng cho từng tộc người khác nhau như các bài hát, điệu múa, nhạc cụ dân gian của từng dân tộc và cái đẹp mang đậm chân dung, diện mạo của dân tộc Việt Nam ta như tuồng, chèo, cải lương, hát sẩm, …(chèo- Miền Bắc; tuồng- Miền Trung; cải lương- Miền Nam)

Tính nhân loại: Cái đẹp của từng dân tộc cộng lại- cái đẹp của nhân loại. Như vậy, định hướng phát triển thẩm mĩ ở đây không chỉ là giúp HS tìm ra cái đẹp, cái đúng đắn, chân thực của cuộc sống đạo đức mà còn phải tạo điều kiện cho học sinh vận dụng cái đẹp đã phát hiện được vào việc sáng tạo cái đẹp.

2.2 Nguyên tắc đề xuất thực hiện biện pháp

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học là sự chính xác về mặt triết học. Sự chính xác về mặt triết học cũng đòi hỏi làm rõ mối quan hệ giữa văn học với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, sự thống nhất giữa triết học và văn học là thông qua việc dạy cho học sinh cách nhìn nhận đúng đắn, chẳng hạn coi thực tiễn là nguồn gốc của

nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí, xem xét sự vật trong trạng thái vận động qua lại lẫn nhau, thấy rõ mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái cụ thể và cái trừu tượng.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng

Bản chất của nhận thức khoa học luôn là sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng nghĩa là con đường đi từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại. Việc lĩnh hội một tri thức trừu tượng cần kèm theo sự minh họa bởi cái cụ thể. Bên cạnh đó, khi làm việc với những cái cụ thể cần hướng tới cái trừu tượng. Có như vậy mới gạt bỏ được cái không bản chất để nắm được cái bản chất, gạt bỏ cái cá biệt để nắm được cái tổng quát và quy luật chung.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển trong dạy học.

Trong dạy học, đây là nguyên tắc rất quan trọng. Việc dạy học một mặt yêu cầu học sinh khám phá được tri thức, rèn luyện để hình thành kĩ năng, kĩ xảo vừa đòi hỏi không ngừng nâng cao để thúc đẩy sự phát triển của học sinh. Trình độ, năng lực của học sinh thay đổi trong quá trình học tập theo chiều hướng tăng dần. Khả năng nhận thức của học sinh ở mỗi thời điểm là rất khác nhau. Như vậy không ngừng nâng cao theo yêu cầu chính là đảm bảo tính vừa sức giúp cho năng lực của học sinh ngày một phát triển.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò của thầy cô và tính tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 42)