Biện pháp 2: Khai thác yếu tố nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 59 - 65)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.2 Biện pháp 2: Khai thác yếu tố nội dung

* Ý nghĩa biện pháp

Việc đưa ra các câu hỏi, phân tích giá trị thẩm mĩ, cấu trúc bài thơ, giá trị tư tưởng là việc làm cần thiết của giáo viên để giúp học sinh khai thác yếu tố nội dung của tác phẩm. Từ việc học sinh đọc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và câu hỏi gợi mở mà giáo viên đưa ra các em đã phần nào hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm. Tuy nhiên để học sinh có thể hiểu rõ ý nghĩa từng chi tiết, từng hình ảnh, hiểu sâu hơn nội dung, thì cần có sự dẫn dắt của giáo và công cụ chủ yếu trong biện pháp này là việc sử dụng lời nói. Bằng những câu trả lời của học sinh và lời giảng của mình, giáo viên sẽ đưa học sinh đến với thế giới bên trong từng tác phẩm. Để học sinh có thể hiểu được ý nghĩa của từng hình ảnh mà tác giả nhắc đến trong bài thơ, để các em đi vào thế giới nơi tác giả đang muốn đưa các em tới, để các em thấy được mình đang sống trong từng tác phẩm. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải hiểu một cách sâu sắc bài thơ, biết cách dẫn dắt sao cho cảm xúc liền mạch và chân thật.

* Cách tiến hành

Bước 1: Tìm hiểu bài, xác định các giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Khác với biện pháp trên, ở biện pháp này việc tìm hiểu bài bao gồm cả việc tìm hiểu về tác giả, xuất sứ ra đời hay hoàn cảnh ra đời bài thơ, sau đó mới tìm hiểu đến các giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ. Việc giáo viên nắm được vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ và ý nghĩa của bài thơ sẽ

giúp cho quá trình giảng bài trở nên phong phú, hấp dẫn. Ngoài ra, GV có thể giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trước tác phẩm thơ sắp được học về: Tác giả, tác phẩm, xuất sứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đây cũng được coi là việc làm có tính vừa sức vì hiện nay các bạn HS lớp 4, 5 đã biết sử dụng khá thành thạo Internet.

Bước 2: Phân tích các giá trị thẩm mĩ, cấu trúc bài thơ, giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Việc phân tích các giá trị nghệ thuật có trong tác phẩm là việc làm không thể thiếu của giáo viên. Học sinh có thể tìm ra các giá trị nghệ thuật nhưng để các em hiểu một cách chi tiết hay có thể tự liên tưởng tới những hình ảnh đó mà không có những câu hỏi gợi mở và lời dẫn dắt của giáo viên được coi là một việc làm khó, không vừa sức với một số em học sinh yếu. Việc giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi mở giống như thúc đẩy các em mở từng cánh cửa để đến với ý nghĩa nội dung của tác phẩm. Kết hợp với việc dẫn dắt các em đi vào các hình ảnh thơ, giúp các em liên tưởng giống như việc các em đi tham quan một khu du lịch cần một người hướng dẫn viên. Thông qua các câu hỏi và lời giảng của GV, các em đi hết thế giới mà tác giả xây dựng trong tác phẩm. Việc phân tích cấu trúc bài thơ không đơn thuần là việc chia bài thơ thành mấy đoạn mà là việc nhận xét xem bài thơ được viết theo thể thơ gì?, việc tác giả sử dụng thể thơ đó có tác dụng và ý nghĩa ra sao. Cuối cùng là việc phân tích các giá trị tư tưởng của tác phẩm cũng giống như việc giúp học sinh tìm ra nội dung chính của toàn bài. Ở biện pháp này giáo viên còn có thể đưa ra các câu hỏi ngoài SKG như: Hình ảnh đó gợi cho em thấy điều gì? Hoặc Hình ảnh đó muốn nói lên điều gì? từ đó giúp học sinh hiểu ý nghĩa của từng hình ảnh có trong tác phẩm.Tuy nhiên nó không đơn thuần dừng lại ở đó, việc tìm ra các giá trị tư tưởng còn là giúp các em học sinh tìm, rút các bài học đạo đức hoặc liên hệ thực tế để các em hiểu sâu, nắm vững nội dung của bài.

Bước 3: Vận dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và lời giảng của GV vào tiết dạy.

Sau khi đã tìm hiểu về tác phẩm, nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm, ý nghĩa của tác phẩm, phân tích được các hình ảnh nghệ thuật, các biện pháp tu từ, giáo viên sẽ giảng cho học sinh đan xen với các câu trả lời của phần tìm hiểu bài, hoặc có thể giảng sau khi học sinh đã trả lời hết các câu hỏi ở phần tìm hiểu bài. Việc giáo viên sâu chuỗi tất cả các hình ảnh, các chi tiết để giảng cho học sinh nghe về giá trị nghệ thuật, ý nghĩa tác phẩm sẽ giúp học sinh một lần nữa được vận dụng khả năng tư duy, liên tưởng tưởng tượng, giúp củng cố, khắc sâu bài học.

* Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tập đọc Đoàn thuyền đánh cá SGK lớp 4 tập 2

Bước 1: Tìm hiểu bài, xác định các giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Vài nét về tác giả, tác phẩm (phần này khuyến khích sự tìm tòi và trả lời của học sinh) : Huy Cận sinh năm 1919, là người con của miền quê Hà Tĩnh. Trong thời gian trước Cách mạng Tháng Tám ông hoạt động cách mạng rất tích cực, trong thời gian đó ông vẫn sáng tác và có rất nhiều các tác phẩm thơ nổi tiếng. Sau cách mạng, trong một chuyến đi thực tế ở vùng Hòn Gai, ông đã có cảm xúc viết bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ này được viết năm 1958. Đây là bài thơ ca ngợi người lao động với tính thần làm chủ cuộc sống khi đất nước bước vào những năm đầu xây dựng. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” trong SGK đã được lược bỏ đi 2 khổ thơ:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặn xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ, cá chim, cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Việc lược bỏ 2 khổ thơ khi đưa tác phẩm vào chương trình Tập đọc đã kiến bài thơ trở nên ngắn gọn hơn nhưng vẫn không làm mất đi cái hay, cái đẹp, cái hứng thú, say sưa khi ta đọc bài thơ này.

Xác định giá trị nghệ thuật trong tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”: Tác giả sử dụng nhiều biện pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng và các từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

Bước 2: Phân tích các giá trị thẩm mĩ, cấu trúc bài thơ, giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi ở cuối bài sau đó rút ra nội dung chính của tác phẩm.

- Các nhóm trao đổi sau đó báo cáo kết quả đan xen với đó kẽ là lời giảng của GV

Câu 1: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho em biết điều đó?

Câu 2: Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào?

Câu 3: Tìm những hình ảnh nói lên vẻ huy hoàng của hoàng hôn?

Câu 4: Công việc lao động của những người đánh cá được miêu tả như thế nào?

Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ khiến cho ý thơ được trải rộng ra, thể hiện tâm hồn vũ trụ của tác giả. Bài thơ thể hiện nhịp điệu khẩn trương, tâm trạng hào hứng của những người đánh cá trên biển.

Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ vốn là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của bài thơ.

Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho em biết điều đó?

Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn. Câu thơ Mặt trời xuống biển như hòn lửa cho biết điều đó.

Mặt trời xuống biển là lúc mặt trời lặn. Vì quả đất hình cầu nên có cảm tưởng mặt trời đang nặn dần xuống biển.

Từ “lại” được tác giả sử dụng cho thấy đây là công việc thường xuyên, liên tục và có nền nếp. Người dân chài ra khơi cất tiếng hát, tiếng hát ấy hòa với gió biển thổi căng buồm đẩy thuyền phăng phăn rẽ sóng. Câu hát còn là niềm tin, sự phấn chấn của những người dân chài. Khổ thơ đầu với sự kết hợp giữa những liên tưởng táo bạo với những phép tu từ so sánh nhân hóa đặc biệt giúp tác giả vẽ lên một bức tranh ra khơi thật tuyệt đẹp.

Suốt dọc cả bài thơ là tiếng hát, sau những tiếng hát ca ngợi, những tiếng hát lao động hăng say là tiếng hát niềm vui thu hoạch:

Yêu càu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 2:

Câu 2: Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào?

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc bình minh. Những câu thơ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng; Mặt trời đội biển nhô màu mới cho biết điều đó.

GV: Sao mờ, mặt trời đội biển nhô lên là thời điểm bình minh; những ngôi sao đã mờ, ngắm mặt biển có cảm tưởng mặt trời đang nhô lên từ đáy biển.

Đây là hình ảnh hiện ra mỗi sớm mai trên biển. Hình ảnh những con người hiện ra với dáng vẻ khỏe mạnh, đẹp đẽ. Kéo xoăn tay- kéo mạnh, kéo bằng tất cả các sức lực, kiến cho cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Hai câu thơ tiếp theo mang một ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc, hình ảnh mà tác giả đưa ra không chỉ tả màu sắc của vây, của đôi mà muốn gợi đến hình ảnh của bạc, của vàng - tài sản thứ quý giá lấy lên từ biển.

Yêu cầu HS đọc bài trả lời câu hỏi 3:

Câu 3: Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển:

Yêu cầu HS sử dụng bút chì để gạch chân vào các hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.- Sóng đã cài them, đêm sập cửa-Mặt trời đội biển nhô màu mới-Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Cảnh biển một ngày mới được mở rộng đến muôn dặm và ngập tràn ánh sáng. Hình ảnh nhân hoá mặt trời đội biển đi lên mở ra một ngày mới tốt đẹp hơn. Ánh sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu mới của cảnh vật mà còn mang màu mới cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng giờ cống hiến. Sức tưởng tượng của bút pháp lãng mạn khiến bờ bãi thuyền về trong dòng thơ cuối rực rỡ huy hoàng trong ánh sáng:

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Mắt của ngàn vạn con cá phơi trên bờ biển như cùng hướng về một phía phản chiếu tia sáng bình minh rực sáng muôn dặm dài xa như bờ biển đất nước. Đây là hình ảnh đẹp lung linh, kì ảo, thể hiện thành quả tốt đẹp của người ngư dân sau một đêm lao động vất vả.

Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời.

Câu 4: Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả như thế nào? Các nhóm báo cáo:

Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả: Câu hát căng buồm cùng gió khơi/ Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng… Nuôi lớn đời ta tự thủa nào./ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng/ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng/ Câu hát căng buồm với gió khơi/ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

+ Đoàn thuyển ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá làm căng cánh buồm: Câu hát căng buồm cùng gió khơi

+ Lời ca thật hay ho, vui vẻ, hào hứng: Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng… Nuôi lớn đời ta tự thủa nào.

+ Công việc kéo lưới, những mẻ cá nặng được miêu tả thật đẹp: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng/ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

+ Hình ảnh đoàn thuyền thật đẹp khi trở về: Câu hát căng buồm với gió khơi/ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Từ phần tìm hiểu trên HS rút ra nội dung của bài: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển, vẻ đẹp của những con người lao động trên biền.

Bước 3: Vận dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và lời giảng của GV vào tiết dạy.

Từ những gì đã tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và ý nghĩa của các biện pháp tu từ cũng như ý nghĩa của các hình ảnh đẹp trong bài thơ. Giáo viên sử dụng lời giảng của mình để đưa học sinh hòa nhập vào thế giới của tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 59 - 65)