Đánh giá chung về quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 98 - 119)

8. Cấu trúc đề tài

3.8 Đánh giá chung về quá trình thực nghiệm

Nội dung cơ bản của chương 3 đã đề cập và làm sáng tỏ nội dung, cách thức tiến hành và những kết quả thu được sau khi thực hiện quá trình thực nghiệm sư phạm.

Quá trình thực nghiệm tác động được tiến hành trong học kì 1 năm 2018- 2019 của lớp 4 và hoc kì II năm học 2018-2019 của lớp 5 của hai trường cũng đã khẳng định rằng: các kế hoạch bài học các tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc

của Tiếng Việt lớp 4,5 theo hướng tiếp cận nội dung phát triển năng lực thẩm mĩ theo đề xuất của đề tài không chỉ tạo ra hiệu quả tích cực trong việc phát triển thẩm mĩ mà còn làm tăng kết quả học tập môn học này cho học sinh.

Tiểu kết chương 3

Nội dung cơ bản của chương 3 đã làm rõ tính khả thi của 4 biện pháp chúng tôi đề xuất ở chương 2:

Biện pháp 1: Đọc để tạo cảm xúc thẩm mĩ Biện pháp 2: Khai thác yếu tố nội dung Biện pháp 3: Khai thác yếu tố nghệ thuật Biện pháp 4: Xây dựng bài tập bổ trợ

Quá trình thưc nghiệm được thực hiện trong năm học 2018-2019 trên 4 lớp cũng đã khẳng định rằng: Khi sử dụng những biện pháp chúng tôi đề xuất ở đề tài, không chỉ tạo ra hiệu quả tích cực trong mỗi giờ học mà còn làm tăng kết quả học tập của phân môn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5.

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy: Việc áp dụng dạy học pháp triển năng lực thẩm mĩ thông qua các tác phẩm thơ của phân môn Tập đọc lớp 4, 5 còn chưa đươc các giáo viên chú trọng bởi những áp lực về thời gian, về kiến thức. Tuy nhiên, với quy trình thiết kế và sử dụng biện pháp phát triển NLTM được đề ra trong đề tài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy cô dễ dàng áp dụng trong các tiết dạy. Từ đó, sẽ góp phần đưa các biện pháp này trở nên hiệu quả, phổ biến, được sử dụng thường xuyên trong các giờ lên lớp tạo điều kiện cho việc pháp triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Bên cạnh đó, còn góp phần pháp triển các cảm xúc, tình cảm tích cực, nuôi dưỡng cho HS những tâm hồn đẹp. Qua quá trình thực nghiệm, kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm nghiêm túc, khách quan, chúng tôi nhận thấy: Các biện pháp phát triển năng lực thẩm mĩ được đề ra trong đề tài là đảm bảo tính khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của HS, phù hợp với quá trình phát triển tâm lý các em và dễ dàng áp dụng vào thực tiễn giáo dục. Nếu thực hiện hiệu quả các phương pháp này sẽ góp phần phát triển chất lượng học tập các tác phẩm thơ trong tập môn

Tập đọc nói riêng và phát triển chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói chung và hơn thế nữa là góp phần vào chất lượng đào tạo của trường tiểu học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1 Đứng trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục. Một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ GV. Để đáp ứng yêu cầu đó, GV phải không ngừng học hỏi, sáng tạo, đem hết những khả năng và niềm đam mê, lòng nhiệt huyết cho công tác giảng dạy thì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn.

1.2 HS tiểu học là mầm non, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy, dạy học ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, thì việc rèn luyện cho HS năng lực thẩm mĩ là việc làm vô cùng cần thiết. Qua đó các em sẽ cảm nhận được nhiều hơn cái hay cái đẹp trong thi ca, trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ của GV vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Mặc dù GV có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc áp dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ của HS trong việc dạy học các tác phẩm thơ lớp 4, 5, nhưng không thường xuyên, liên tục, hơn nữa hiệu quả không sâu.

1.3 Các tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc rất phù hợp và có nhiều tiềm năng để vận dụng các biện pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho HS. Nội dung các tác phẩm thơ gần gũi với cuộc sống thực tiễn hằng ngày, phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm lí của HS. Các biện pháp được đề xuất trong đề tài tạo điều kiện thuận lợi để HS có thể tham gia học tập khám phá, phát hiện và sáng tạo những giá trị thẩm mĩ. Từ đó, HS có cơ hội để nâng cao khả năng tự học, sáng tạo, tìm tòi, lĩnh hội tri thức.

1.4 Kết quả của quá trình kiểm nghiệm và thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học ban đầu mà đề tài đã đặt ra.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau:

* Đối với cán bộ quản lí

Các cấp quản lí chuyên môn cần quan tâm đến hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học các môn học ở tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.

- Tăng cường bồi dưỡng và tạo điều kiện để giáo viên có thể sử dụng biện pháp phát triển năng lực thẩm mĩ và học sinh học tập thường xuyên trong các giờ lên lớp để hiệu quả được nâng cao.

- Động viên, khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với GV có thành tích, tích cực tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp và sử dụng hiệu quả các biện pháp phát triển năng lực thẩm mĩ trong quá trình dạy học, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và có hứng thú trong quá trình học tập.

- Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho môn Tiếng Việt, tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh học tập và đạt kết quả cao nhất.

* Đối với GV tiểu học

- GV cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình để vận dụng các phương pháp dạy học mới, tiên tiến vào quá trình dạy học, cần khai thác và sử dụng hợp lí phương tiện dạy học, đặc biệt là sự tổ chức dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ vào các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.

- Kế hoạch dạy học các tác phẩm thơ trong phân môn Tập đọc lớp 4, 5 mà chúng tôi thiết kế có tính khả thi cao và dễ dàng áp dụng vào quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, GV cần nghiên cứu kỹ cách tổ chức các biện pháp này để áp dụng cho phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh thực tại của trường mình nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất mà biện pháp đó mang lại.

* Đối với gia đình học sinh

Gia đình học sinh cần phối kết hợp với nhà trường để thực hiện tốt quá trình giáo dục học sinh. Quan tâm, động viên khuyến khích kịp thời con em mình nhằm phát huy tối đa khả năng tự học và nhận thức của học sinh.

3. Lời kết

Mặc dù đã rất hết sức cố gắng để hoàn thành đề tài, tuy nhiên do năng lực còn nhiều hạn chế và công việc của một giáo viên trẻ mới vào nghề rất bận rộn, cho nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập.

Kính mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý để tác giả luận văn sửa chữa và hoàn thiện. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới Hà Nội. 2. Hoàng Hòa Bình (2001), Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục. 3. Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và cấu trúc năng lực, Tạp chí Khoa

học Giáo dục, số 117, tháng 6/2015, Hà Nội.

4. Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và đánh giá theo năng lực, Hội thảo Đánh giá HS theo tiếp cận năng lực, NXB Đại học Thái Nguyên.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tiếng Việt 4 (tập 1), NXB Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tiếng Việt 4 (tập 2), NXB Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tiếng Việt 5 (tập 1), NXB Giáo dục. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tiếng Việt 5 (tập 2), NXB Giáo dục. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ

năng các môn học ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục Đào tạo (2002), Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội 12. Nông Quốc Chấn (1981), Bản sách dân tộc trong thơ. Sách “ Hợp tuyển

thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số” NXB Văn hóa Hà Nội 13. Chương trình giáo dục tổng thể ngày 28/12/2018

14. Xuân Diệu (1976), Công việc làm thơ, NXB Văn học Hà Nội. 15. Trọng Dũng (2018), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

16. Phan Kim Dung (2014), Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, LVTS Khoa học Giáo dục.

17. Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cấn,

“Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại”

18. Hồ Ngọc Đại (1997), Tâm lí dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Hà (2006), Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học phân môn Tập đọc lớp 4, SKKN.

21. Phạm Minh Hạc (2001), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy đọc hiểu ở Tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy đọc hiểu ở tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Lê Văn Hồng (chủ biên),- Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương nhà trường, NXB Giáo dục.

26. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thu Huyền (2018), Dạy - học các bài thơ thuộc văn học trung đại Việt Nam trong SGK Ngữ Văn lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh, NCKH.

28. Trịnh Thị Hương, Võ Hoài Thịnh (2018), Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh tiểu học thông qua dạy học trải nghiệm, Tạp chí GD ĐH Cần Thơ.

29. Trần Thị Hiền Lương (2009), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói cho HS tiểu học ở môn Tiếng Việt, Đề tài NCKH, Viện KHGD Việt Nam, Hà Nội.

30. Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Giáo dục Hà Nội. Hà Thị Thanh Nga (2011),

Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT khi dạy học thơ lãng mạn Việt Nam 1930-1945, SKKN.

32. Lê Phương Nga (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

33. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

34. Lê Phương Nga- Đặng Kim Nga (2007), Phươngpháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học sư phạm - NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Trí, Lê Phương Nga (2002), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

36. Phạm Thanh Nghị (2013), Tâm lí học sáng tạo, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

37. Đào Ngọc- Nguyễn Quang Ninh (1998), Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt,

NXB Giáo dục Hà Nội.

38. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

39. NXB Giáo dục (2006), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học.

40. NXB từ điển Bách khoa (1996), Từ điển Bách khoa Tiếng Việt

41. Hoàng Phê (2016), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức.

42. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Diễm My (2009),

Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

43. Hoài Thanh (1970), Một vài suy nghĩ về thơ, Văn nghệ số 357, tr 6 44. Đinh Thị Kim Thoa (2004), Tâm lý học đại cương, NXB Quốc gia.

45. Đỗ Ngọc Thống, Đỗ Xuân Thảo, Phan Thị Hồ Điệp, Lê Phương Nga (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

46. Phạm Thị Thơm (2015), Phát huy năng lực cảm thụ của học sinh lớp 6, SKKH.

47. Đồng Thị Thuận (2007), Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao, NCKH.

48. Nguyễn Thị Thu Thủy (2018), Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh lớp 10 trong dạy đọc hiểu sử thi, truyện thơ dân tộc thiểu số, LVTS Khoa học Giáo dục.

49. Nguyễn Minh Thuyết (2006), Hỏi đáp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục. 50. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng

hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

51. Nguyễn Thị Hồng Vân (2016), Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh qua dạy học các tác phẩm văn học, Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội. 52. Lê Trí Viễn (1982), Những bài giảng văn ở Đại học”- NXB GD Hà Nội. 53. Lê Trí Viễn (2004), Đến với bài thơ hay, NXB GD Hà Nội.

Tài liệu tiếng anh

54. Eexxipôp, B.P. (chủ biên) (1997), Những cơ sở lí luận dạy học (tập 1, 2),

NXB Giáo dục, Hà Nội

55. Robert J. Marzano (2011), Nghệ thuật và khoa học dạy học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

56. Roges, C. (2001), (Cao Đình Quát dịch), Phương pháp dạy học và hiệu quả, NXB Trẻ, TP HCM.

57. Widdowson, H.G. (1996), Teaching language as communication, Oxford University Press, London.

58. Cook V. (1991), Second Language Learning and Language teaching, London: Edward Amold.

59. Bachman, L. (1990), Fundamental Cosiderations in Language testing, Oxford University Press.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho giáo viên)

Thầy/ cô đang dạy lớp: ……….. Trường: ………

Số năm công tác: ……….

Câu 1: Anh (chị) đánh giá mức độ cần thiết của việc tổ chức dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ như thế nào? A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Bình thường D. Không cần thiết Câu2. Trong quá trình dạy học các tác phẩm thơ trong Phân môn Tập đọc lớp 4, 5 anh (chị) gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Thuận lợi Khó khăn ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… . ……… . ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… . ……… .

Câu3. Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của mình về dạy học phát triển năng lực thẩm mĩ?

a. Là quá trình dạy học nhằm giúp học sinh có khả năng huy động, kết hợp một cách linh hoạt các kiến thức, kĩ năng, để tư duy, phân tích và phát hiện được các giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm thơ.

b. Là quá trình dạy học mà trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động nhằm tìm kiếm các giá trị nghệ thuật từ đó tìm hiểu nội dung của các tác phẩm thơ.

c. Là quá trình dạy học mà giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi để học sinh trả lời từ đó tìm ra các đặc điểm nghệ thuật và rút ra nội dung bài học.

Câu 4. Anh (chị) đã sử dụng những biện pháp nào trong dạy học các tác phẩm thơ lớp 4, 5 để phát triển năng lực thẩm mĩ ở học sinh?

………

………

………

………

………

Câu 5. Anh (chị) hãy cho biết mức độ tổ chức dạy học phát triển năng lực thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua các tác phẩm thơ trong chương trình tiểu học (Trang 98 - 119)