Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 98 - 106)

10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.4.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động ngân hàng

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành tài chính NH. Với Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do NH Thế giới tài trợ, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại, quản lý dữ liệu tập trung, an toàn và chính xác, triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới rất tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, do khối lượng giao dịch và mạng lưới hoạt động của hệ thống Agribank quá lớn, nên còn dẫn đến hiện tượng quá tải về đường truyền, đôi khi kéo dài thời gian phục vụ khách hàng. Chính vì vậy, NH cần cải tiến máy móc thiết bị, nâng cấp đường truyền khắc phục những hạn chế còn tồn đọng.

Ngoài ra, NH cần tiếp tục triển khai một số chương trình, phần mềm hỗ trợ trong việc lập hồ sơ vay vốn khách hàng, định giá bất động sản, lập báo cáo thẩm định…giúp quá trình vay vốn nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, nâng cao hiệu quả tăng trưởng tín dụng.

- Về lãi suất cho vay

Hiện tại, lãi suất trung dài hạn tại Agribank thấp hơn so với khối NHTMCP. Tuy nhiên, Agribank chỉ có một mức lãi suất trung dài hạn duy nhất, chưa áp dụng khung lãi suất trung dài hạn riêng cho từng loại kỳ hạn (VD: 1-3 năm; 4-5 năm; 5-7 năm; 8-12 năm; 12-15 năm) nên trong một số trường hợp sẽ gây khó khăn cho CN trong cạnh tranh về lãi suất đối với cho vay kỳ hạn dưới 05 năm.

- Về cơ chế và quy định cho vay

Cho vay trả nợ các TCTD khác: hiện nay Agribank chưa có chính sách cho vay trả nợ các TCTD khác nên việc tìm kiếm và tiếp thị khách hàng còn gặp nhiều khó

khăn, do đó cần xây dựng quy định cho vay tái cấu trúc tài chính DN.

Cho vay đầu tư dự án đối với DN mới thành lập: quy định của Agribank trong cho vay đối với DN mới thành lập là phải có TSĐB và tài sản này không phải là tài sản hình thành từ vốn vay. NH có thể linh hoạt giải quyết nhu cầu vốn cho các DN nhận TSĐB là tải sản hình thành từ vốn vay nếu như DN đáp ứng các điều kiện: Là công ty con của công ty mẹ có quy mô lớn, uy tín, xếp hạng tín dụng tốt; Công ty mẹ cam kết không thoái vốn tại công ty con xuống tỷ lệ dưới 50% trong thời gian trả nợ nếu không được Agribank đồng ý; Công ty mẹ bảo lãnh suốt thời gian trả nợ.

- Về chính sách giá cho khách hàng DNNVV

Nhằm phát triển đối tượng khách hàng DNNVV, cần ứng dụng và phát triển chương trình “Báo cáo lợi nhuận khách hàng DN” để tính được lợi nhuận trung bình của từng nhóm khách hàng phân theo thời hạn vay hoặc theo ngành nghề kinh doanhtrên cơ sở tiền gửi và tiền vay, từ đó đưa ra chính sách giá hợp lý cho ngành nghề, từng thời hạn vay nhằm đáp ứng được sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận về tín dụng NH với DNNVV được trình bày ở chương 1 và những phân tích đánh giá hoạt động tín dụng đối với DN nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn được trình bày ở chương 2, chương 3 của luận văn chỉ ra những quan điểm, mục tiêu phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước, từ đó đưa ra nhưng giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Agribank - CN Sài Gòn. Đồng thời tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị đối với Nhà nước, NHNN, Agribank và các cấp, ban ngành, tổ chức hữu quan trong việc thúc đẩy phát triển DNNVV cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV, tạo điều kiện cho hoạt động của các DNNVV ngày một hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

KẾT LUẬN

Phát triển DNNVV đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng, được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Các DNNVV ngày càng có vai trò quan trọng vì nhiều lý do: tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ cho nền kinh tế, góp phần đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, các DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ và luôn trong tình trạng thiếu vốn cho mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc thiết bị. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn của các DNNVV còn gặp phải nhiều khó khăn, do vốn ưu đãi phát triển của DNNVV từ chính phủ và các nguồn tài trợ của nước ngoài còn hạn chế, năng lực của DNNVV còn yếu kém chưa đáp ứng các điều kiện để có thể huy động từ thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, để mở rộng sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh, DNNVV chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH. Nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này vẫn còn một số hạn chế nhất định, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh các đối tượng khách hàng DNNVV cũng nhue khả năng tiếp cận khách hàng mới tại CN.

Qua toàn bộ những vấn đề được trình bày, luận văn đã giải quyết được cơ bản yêu cầu của đề tài đặt ra, thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về DNNVV, những vấn đề lý luận chung về tín dụng NH, sự cần thiết khách quan và vai trò của tín dụng NH đối với phát triển DNNVV. Luận văn đã phân tích được những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng NH. Qua tổng hợp được kinh nghiệm tín dụng NH đối với phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, luận văn đã rút ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt

động thực tiễn về tín dụng đối với DNNVV Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu tình hình hoạt động của DNNVV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó cho thấy được thực trạng phát triển về số lượng, quy mô nguồn vốn, cơ cấu theo ngành trên địa bàn thành phố qua các năm.

Thứ ba, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Agribank – CN Sài Gòn như hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, tình hình nợ xấu và lợi nhuận từ cho vay DNNVV. Đồng thời đánh giá chất lượng tín dụng của CN đối với DNNVV. Từ những phân tích số liệu và tình hình thực tế rút ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong cấp tín dụng đối với DNNVV để làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị.

Với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Ts. Phạm Hữu Phương, các thầy cô giáo của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Ban lãnh đạo Agribank – CN Sài Gòn và các anh chị em đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.Tuy nhiên với khả năng và thời gian có hạn, luận văn còn nhiều hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo cùng những ai quan tâm đến lĩnh vực này, để luận văn được sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh và có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Agribank – CN Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Ths. Bùi Diệu Anh - TS. Hồ Diệu - TS. Lê Thị Hiệp Thương (2009), “Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng”, NXB Phương Đông.

2. Agribank (2011- 2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – CN Sài Gòn

3. Agribank (2014), Quyết định số 66/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 về việc ban hành: “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.

4. Agribank (2014), Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014, “Quy định về đảm bảo tiền vay trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.

5. Agribank (2014), Quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT ngày 28/02/2014 Quy định tổ chức giao dịch khách hàng

6. Agribank (2011), Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 về việc ban hành: “Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ”.

7. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước (2014),Thông tư liên tịch số: 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN, ngày 06/6/2014 “Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm”.

8. Nguyễn Thị Cành (2006), Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của DNNVV Việt Nam.

9. Lưu Đình Chinh (2015), Nâng cao chất lượng nguồn lực quản lý ở doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập.

10. Chính Phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về: “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

11. Chính Phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về “Giao dịch bảo đảm".

bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm”

13. Chính Phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về “ Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.

14. Nguyễn Thành Công (2015), Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, T01-02/2015.

15. TS. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê. 16. Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 Các tổ chức tín dụng.

17. TS.Lê Thị Tuyết Hoa (Chủ biên), ThS. Lê Thị Mận, ThS. Lê Văn Hải, ThS. Nguyễn Văn Nghiện (2007), Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống Kê

18. PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.

19. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính

20. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn.

21. Hoàng Minh (2007), “Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí ngân hàng, số 13, tháng 07 năm 2007, 21-26.

22. NHNN (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về việc

ban hành: "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.

23. NHNN (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về: Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM”.

24. NHNN (2010), Thông tư 13/2010/TT-NHNN “Qui định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”

25. NHNN (2012), Thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 22/4/2012 về: “Quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”.

phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phong rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

27. NHNN (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”.

28. NHNN, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (2011-2016), Báo cáo hoạt động ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011-2014.

29. Nguyễn Văn Nghiện (2007), Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống Kê.

30. TS. Võ Đức Toàn (2012), Tín dụng đối với DNNVV của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM.

31. Đậu Anh Tuấn và Phạm Ngọc Thạch (2016), Giải cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nhận diện thực trạng.

32. PGS.TS. Lê Văn Tề (2006), “Nghiệp vụ Tín dụng và thanh toán quốc tế”, NXB Thống Kê.

33. TS Trương Quang Thông (2010), “Tài trợ tín dụng cho DNNVV’, NXB Tài Chính.

34. Viện nghiên cứu kinh tế phát triển (2009), Doanh nghiệp nhỏ và vừa và vấn đề tài trợ tín dụng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh 2008-2009

35. TS. Đỗ Thị Thanh Vinh và Ths. Nguyễn Minh Tâm, “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV” Tạp chí tài chính tháng 09/2014.

36. UBND thành phố Hồ Chí Minh (2016), Quyết định 91/QĐ-UBND ngày 11/01/2016 về kế hoạch phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016 – 20120.

37. Website: Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn.

38. Website: Agribank: www.agribank.com.vn.

39. Website Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh www.pso.hochiminhcity.gov.vn

40. Website Sở Kế hoạch Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

41. Naoyuki Yoshino and Farha Taghizadeh – Hesary, 2017, Solutions for small and medium- sized enterprise’s difficulties in acessing finance: asian experience

42. Santiago C.V, Francisco, R.Fe, and Gregory F. Udell, 2008, Bank Lending, Financing Constraints and SME Investment, Working Paper, Federal Reserve Bank of Chicago 2008-04.

43. Santiago, C. B., Francisco, R. F., and Gregory, F. U., 2016, Trade credit, the financial crisis, and SME access to finance, Australasian Finance and Banking Coference 2013-08.

44. Stefania P.S Rossi, 2017, Access to bank credit and SME financing, Palgrave Macmillan Studies in Banking and Financial Institutions

45. Mu, Y., 2003, Impediments to SME access to finance and credit guarantee schemes in China, avaiable at:

https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=486204

46. Vandenberg, P., P. Chantapacdepong, and N. Yoshino, 2016, Small Firms, Market Failures, and Government Policy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)