10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.5.3.2 Nguyên nhân khách quan
- Từ phía các TCTD trên địa bàn
Áp lực cạnh tranh, chia sẻ thị phần
Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong việc tăng trưởng dư nợ nên trong một số trường hợp Agribank – CN Sài Gòn chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp chưa phân tích thật kỹ phương án kinh doanh và nguồn trả nợ của khách hàng, dự kiến các tình huống rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể xảy ra. Do đó làm phát sinh nợ quá hạn tại CN.
- Từ phía doanh nghiệp
Trình độ quản lý kinh doanh, kế hoạch dự án kinh doanh chưa thuyết phục
+ Trình độ quản lý tài chính của các DNNVV hiện nay vẫn còn thấp không đáp ứng được các yêu cầu của NH như thiếu kế hoạch sản xuất kinh doanh, các dự án không tính toán đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố như: chi phí đầu tư, theo công nghệ nào, thị trường nào, thời gian triển khai, hiệu quả của dự án ra sao nên làm mất nhiều thời gian bổ sung, phê duyệt dự án, cũng như làm ảnh hưởng đến thời gian của NH trong việc kiểm tra, thẩm định dự án đầu tư hoặc phương án và ra quyết định đầu tư. Trên thực tế, khả năng lập dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất của hầu hết các DNNVV còn quá yếu, mang tính hình thức nên không có tính khả thi để có thể vay vốn từ NH.
+ Tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV thường không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do khả năng hoạch định kinh doanh kém nên khi thị trường xảy ra biến động thì các DN dễ rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán tiền vay. Trong một số trường hợp do cần vốn, khách hàng cố tình lập hồ sơ vay vốn sai mục đích, hồ sơ khống để qua mặt cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định. Việc không chủ động được dòng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các
DNNVV đôi khi không giữ được uy tín trong quá trình thanh toán nợ vay, chấp nhận nợ quá hạn đặc biệt là quá hạn lãi. Điều đó đã làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của khoản vay, tạo những biểu hiện mà NH khó tin tưởng để cấp tín dụng.
Năng lực tài chính, cơ sỏ vật chất, thiết bị công nghệ của DNNVV
Khó khăn lớn nhất DNNVV là không đủ TSĐB để vay vốn NH. Hầu hết các DNNVV cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định, vốn tự có thấp,...nên chưa đủ tín nhiệm để NH áp dụng biện pháp cho vay không có TSBĐ. Vì vậy, mặc dù có nhu cầu vay vốn nhưng nhiều DN không đủ tài sản thế chấp hoặc có tài sản nhưng lại thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó. Nhiều tài sản có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhưng chưa được chứng nhận tài sản gắn liền với đất hoặc chưa chuyển đối mục đích sử dụng gây khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng của DN. Đối với các DNNVV có tài sản đảm bảo thì đa phần gồm bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, công trình gắn liền với đất…) và động sản (phương tiện giao thông, máy móc thiết bị,.). Tuy nhiên, khi dùng làm TSBĐ cấp tín dụng thì không được NH định giá cao, mức cấp tín dụng thấp do việc áp dụng tỷ lệ khấu hao, động sản đã lạc hậu hoặc bị xuống cấp.
Việc thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán chưa tốt
+ Phần lớn các DNNVV hiện nay chưa thực hiện hoạt động kế toán thống kê một cách nghiêm túc và đúng pháp luật , không có kế toán viên theo dõi sổ sách, thu chi hàng ngày mà do một mình chủ DN tự theo dõi hoặc không theo dõi, đến kỳ báo cáo thuế mới thuê kế toán viên làm báo cáo trong một hai ngày. Chế độ kiểm toán bắt buộc đã được đưa vào áp dụng ở nhiều DN nhưng chưa có quy định bắt buộc kiểm toán đối với loại hình DNNVV. Hơn nữa, trên thực tế DNNVV cũng không muốn sử dụng dịch vụ kiểm toán bởi tính chất nhỏ lẻ, lại thường được quản lý theo kiểu gia đình, tin tưởng lẫn nhau, nên các DN không muốn bỏ ra chi phí lớn để thuê kiểm toán. Vì vậy tình hình sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của DN trên giấy tờ và thực tế có nhiều khoảng cách, không phản ánh chính xác tình trạng hiện có của DN. Điều này gây khó khăn và thiếu tin tưởng khi tiến hành thẩm
+ Tâm lý tránh thuế còn tồn tại trong hầu hết các DN gây ảnh hưởng không nhỏ cho NH khi ra quyết định cấp tín dụng. Các DN mà nhiều nhất là DNTN thường kê khai nguồn vốn kinh doanh rất thấp so với thực tế quy mô của DN làm ảnh hưởng cơ cấu tài chính của DN. Bên cạnh đó, nhiều DN cố ý khai báo báo cáo tài chính thiếu trung thực gây sai lệch các chỉ số tài chính trong phân tích tình hình tài chính DN. Ngược lại, cũng có một số ít DN lại kê khai đăng ký vốn kinh doanh lớn hơn rất nhiều so với thực tế. Đối với những trường hợp này nếu không phân tích kỹ, NH sẽ không thể nhận biết được năng lực thực sự của DN, dẫn đến nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng.
Uy tín, thương hiệu của DNNVV
Đa phần DNNVV đều chưa có được thương hiệu và uy tín trên thị trường, cho nên họ cũng không e ngại phải mất uy tín nên vô tình do hoàn cảnh hoặc cố ý làm ăn kiểu chụp giựt, bất chấp để đạt lợi nhuận . Đây là một bất lợi cho DNNVV khi tiếp cận vốn tín dụng NH.
- Từ cơ quan quản lý nhà nước
Nguồn thông tin tín dụng
Nguồn thông tin tín dụng từ hệ thống trung tâm thông tin tín dụng (CIC) còn thiếu thông tin phi tài chính (năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo DN, tình hìn công nghệ kỹ thuật của DNNVV, chuyên môn của đội ngũ nhân viên,...) chưa được cập nhật một cách chi tiết nên chưa tạo điều kiện cho các NH khai thác một cách hiệu quả. Ngoài ra CIC cũng chưa cập nhật kịp thời các thông tin về nợ quá hạn, nợ xấu của khách hàng tại từng thời điểm nên làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định khoản vay của Agribank – CN Sài Gòn.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý trong nước chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NH do hệ thống các văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo ảnh hưởng đến một phần nào đó chất lượng của khoản vay (đã trình bày tại mục 2.4.9)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã nêu lên những nét sơ lược về tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá chung về tình hình phát triển của DNNVV trên địa bàn thành phố qua đó cho thấy được tiềm năng khai thác từ đối tượng khách hàng này còn rất lớn, khái quát quá trình hình thành và phát triển của Agribank và Agribank – CN Sài Gòn.
Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng tín dụng đối với DNNVV: Tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng chung và hoạt động tín dụng đối với DNNVV, từ đó phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Agribank – CN Sài Gòn thông qua các chỉ tiêu cơ bản, cho thấy những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của nó trong quan hệ tín dụng đối với DN nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn.
Với nền tảng lý luận trình bày trong chương 1 và cơ sở khoa học thực tiễn trong chương 2 sẽ làm tiền đề để tác giả đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết các hạn chế trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI
NHÁNH SÀI GÒN