10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay có 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km2. Nhiều năm qua, TP.HCM luôn giữ vững vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước: nơi tạo ra 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 1/3 giá trị sản lượng công nghiệp, 30% tổng thu ngân sách, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và thu hút lượng lớn vốn FDI vào Việt Nam. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, nền kinh tế TP.HCM tăng trưởng khá cao, năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 8,05% so với năm trước, cao hơn mức tăng 7,72% của năm 2015, hơn 1,3 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Như vậy, mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 8% đề ra và là mức tăng cao nhất của các năm từ 2011-2016, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng vẫn còn ở tốc độ chậm, tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 54,8% GDP, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,76% GDP, nông nghiệp chiếm 0,84% GDP, tăng dần tỉ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao. GDP bình quân đầu người năm 2015 bằng 1,73 lần 2011 (5.428$/3.130$). Quy mô kinh tế ngày càng mở rộng đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước.
Thị trường tài chính và các dịch vụ tài chính phát triển mạnh, các TCTD, NH gắn kết với các chương trình phát triển thành phố như cho vay kích cầu, phát triển
đối với khu vực và cả nước.