10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.5.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Chưa có chiến lược cũng như chính sách tín dụng riêng đối với loại hình DNNVV mang tính chất dài hạn
Hiện nay, Agribank – CN Sài Gòn chưa có chiến lược kinh doanh cũng như chính sách tín dụng dài hạn dành riêng cho DNNVV, chỉ mới mang tính thời điểm, tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau mà Agribank có những ưu đãi khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và NHNN (đã trình
DN khi tiếp cận vốn vay NH như là các DN phải có kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm. Điều này rất khó đối với các DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Mặt khác trong những năm qua, Agribank – CN Sài Gòn tuy có những chính sách chăm sóc khách hàng DNNVV nhưng cách làm còn mang tính nhất thời, tùy thuộc từng đối tượng cụ thể, chưa đồng bộ và chưa được triển khai rộng rãi.
Quy trình tín dụng
Mặc dù quy trình cho vay đối với doanh nghiệp hiện nay rất chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả công tác cho vay thu hồi nợ, nhưng trên thực tế cho vat mất nhiều thời gian, do nếu thực thi đúng theo tất cả các khâu, đúng tiến độ về mặt thời gian thì khả năng tăng trưởng tín dụng rất thấp (đã trình bày tại mục 2.4.5). Bởi vì từ lúc thẩm định, phê duyệt khoản vay đến khi ra quyết định cho vay sẽ phải mất quá nhiều thời gian và công sức, trong khi Agribank có truyền thống là NH có lượng khách hàng lớn nhất, xử lý khối lượng công việc rất nhiều.
Hơn nữa, quy trình tín dụng hiện tại của Agribank chỉ đơn thuần là quy trình bao gồm các bước cần thực hiện để cấp tín dụng cho khách hàng, mà chưa lồng vào đó chiến lược marketing quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, do đó hạn chế việc tìm kiếm nguồn khách hàng chất lượng cao.
Nguồn vốn huy động của NH
Thị phần huy động vốn của Agribank - CN Sài Gòn (đã trình bày tại mục 2.4.1) cho thấy quy mô về nguồn vốn huy động ngày càng sụt giảm, đã tác động làm giảm quy mô tín dụng nói chung và tín dụng DNNVV nói riêng.
Trình độ kỹ năng của nhân viên, chất lượng phục vụ khách hàng
Hiện nay Agribank – CN Sài Gòn đang tiến hành trẻ hóa đội ngũ nhân viên gồm cán bộ tín dụng thì bên cạnh sự nhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc thì còn thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định tín dụng, khả năng nắm vững các quy định, chính sách tín dụng và thẩm định dự án còn kém, chưa có hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực kinh doanh. Mà đối tượng khách hàng là các DN hoạt động kinh doanh đa dạng, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về từng đối tượng, đặc thù từng nghành nghề, thị trường mà khách hàng kinh doanh.
tìm kiếm, mở rộng nguồn khách hàng mới.
Năng lực của ngân hàng trong công tác phân tích tín dụng
Một trong những nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đó là bỏ sót việc thu thập, khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau trong thẩm định của khách hàng. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng chỉ thẩm định dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp chứ chưa thực sự phân tích kỹ đến sự biến động của thị trường trong ngành nghề kinh doanh, lường trước các rủi ro có thể xảy ra khi thị trường biến động, các nguồn thông tin về tình hình tài chính của khách hàng từ đối thủ cạnh tranh, nhóm khách hàng liên quan…
Thông tin tín dụng
CN chưa thực hiện được khai thác triệt để thông tin khách hàng phục vụ cho công tác tín dụng, chưa có hệ thống lưu trữ thông tin cần thiết về các ngành nghề, thông tin thị trường, các cảnh báo và nguy cơ có thể xảy ra ảnh hưởng xấu đến công tác tín dụng,.... Tuy NHNN đã xây dựng hệ thống trung tâm cung cấp thông tin tín dụng CIC, ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng, phân loại nợ trong các TCTD. Tuy nhiên, việc cập nhật thông tin chưa kịp thời, chưa đầy đủ do thông tin được nhận biết chưa đầy đủ... Phần lớn thông tin mà NH có được chủ yếu do doanh nghiệp cung cấp, số liệu kinh doanh chỉ dựa trên sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp không qua kiểm toán…như vậy sẽ thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án do trình độ còn hạn chế của doanh nghiệp, do ý chí chủ quan của doanh nghiệp muốn đánh bóng hoạt động của mình.
Kiểm tra, kiếm soát nội bộ
Do công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ không thực hiện đúng quy trình tín dụng của NH. Đối với các DNNVV đã có quan hệ tín dụng nhiều lần tại CN, có uy tín trong việc trả nợ vay NH thì khi khách hàng đề nghị tăng thêm hạn mức tín dụng hay tái tục lại khoản vay, cán bộ tín dụng trong việc xét duyệt thông qua có thể xem nhẹ một vài bước trong khâu thẩm định: đánh giá lại tài sản thế chấp, phân tích các nguồn trả nợ của
Mạng lưới cấp tín dụng đối với DNNVV
Mặc dù những năm gần đây, Agribank – CN Sài Gòn rât chú trọng đến việc xây dựng, phát triển mạng lưới hoạt động nhưng việc phân quyền cho vay tại phòng giao dịch còn thấp nên cũng hạn chế khả năng cho vay đối với các DNNVV (đã trình bày tại mục 2.4.9)