10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.5.2 Những tồn tại
Trong những năm gần đây, bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động cho vay tại Agribank – CN Sài Gòn cũng như cho vay đối với các DNNVV tại CN nhìn chung tăng trưởng cả về tổng doanh số cho vay lẫn dư nợ nhưng sự tăng trưởng này không ổn định và bền vững. Bên cạnh đó mặc dù tỷ lệ nợ xấu được khống chế dưới mức cho phép nhưng nợ xấu vẫn phát sinh và vẫn còn đó những món vay tiềm ẩn phát sinh thành nợ xấu. Điều này cho thấy việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của CN còn nhiều hạn chế.
Một là, quy định, thủ tục cho vay rườm rà, chưa thực sự thông thoáng
Quy định cho vay tại Agribank – CN Sài Gòn chưa sự thông thoáng, bao gồm nhiều thủ tục, nhiều công đoạn, các mẫu biểu khá rườm rà, mất nhiều thời gian và chi phí cũng như chưa tạo được sự thuận tiện cho khách hàng vay vốn (đã trình bày tại mục 2.4.4).
Hai là, hạn chế trong việc định giá tài sản bảo đảm và mức đầu tư tín dụng
Hiện nay có rất ít DNNVV được vay tín chấp tại CN (đã trình bày tại mục 2.4.3.2). Việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 bổ sung một số đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, trang trại và các DN hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn trừ DN kinh doanh bất động sản, khai khoáng... tuy nhiên việc áp dụng cho vay bằng tín chấp đối với DNNVV vẫn còn rất thấp. Điều này gây không ít những khó khăn cho các DNNVV trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng khi có ít tài sản.
Hơn nữa, theo các quy định của nhà nước về khung giá đất, giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất hiện nay, giá trị tài sản được cho phép định giá làm cơ sở cấp tín dụng là rất thấp so với giá thị trường cũng gây không ít hạn chế về mức cấp
tín dụng, kích thích tăng trưởng tín dụng. Riêng đối với TSĐB là động sản thì bắt buộc phải mua bảo hiểm vật chất, thỏa thuận người thụ hưởng là NH trong hợp đồng bảo hiểm; việc bên thế chấp lưu giữ bản chính giấy chứng nhận sở hữu đối với tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển, phương tiện giao thông (theo Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006); một số quy định nội bộ về công tác thẩm định giá, tỷ lệ được phép cấp tín dụng... đã gây nhiều hạn chế trong công tác cấp tín dụng đối với DN do phần lớn tài sản của DN đều là động sản, phương tiện, máy móc thiết bị, hàng hóa,...
Ba là, sản phẩm tín dụng chưa thực sự đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng
DN trên địa bàn hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau với những đặc thù ngành nghề riêng biệt, nên nhu cầu tín dụng cũng rất đa dạng. Trong khi các sản phẩm tín dụng mà Agribank – CN Sài Gòn cung ứng không đáp ứng được nhu cầu cho một số DN có quy mô, hình thức hoạt động phong phú (đã trình bày tại mục 2.4.5).
Bốn là, nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro
Mặc dù Agribank – CN Sài Gòn đã đưa ra nhiều quy định, giải pháp trong hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ xấu cũng đã giảm dần trong những năm gần đây (đã trình bày tại mục 2.4.3.3), nhưng không phải là không có nợ xấu phát sinh, mà nợ quá hạn, nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro vẫn phát sinh, trong đó có cả dư nợ của DNNVV. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, tình hình tài chính cũng như hoạt động của CN.
Năm là, các chương trình kết nối ngân hàng — DN hiệu quả chưa cao
Mặc dù trong những năm gần đây, Agribank – CN Sài Gòn đã tổ chức nhiều hội nghị khách hàng, mời các cơ quan ban ngành hữu quan, khách hàng là các DN, trong đó có DNNVV tham dự, lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng, đồng thời cũng từ những vướng mắc đưa ra giải pháp tháo gỡ hỗ trợ cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng DN. Nhưng nhìn chung kết quả vẫn chưa được như mong muốn (đã trình bày tại mục 2.4.6).
Trong những năm qua, Agribank – CN Sài Gòn luôn quan tâm đến phát triển con người, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nhân viên, tuyển dụng nguồn nhân lực đầu vào chất lượng (đã trình bày tại mục 2.4.7).
Các DNNVV hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực phong phú và đa dạng, cán bộ tín dụng khó có thể nắm hết được tình hình chung trong những lĩnh vực đó, gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm định. Mặt khác, không giống như dự án kinh doanh của các DN lớn, các dự án của DNNVV thường nhỏ và ngắn hạn. Chính vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xử lý công việc nhanh hơn, linh hoạt hơn. Đây là một tồn tại vì hầu hết các DNNVV đều thiếu tài liệu chính thống, chất lượng (đề án, phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo kiểm toán, ...) nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có đủ kỹ năng và thời gian để thu thập và xử lý thông tin từ nguồn bổ sung.
Bảy là, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động ngân hàng chưa phát triển mạnh.
Hiện nay Agribank vận hành giao dịch theo chương trình thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS), chương trình này phục vụ cho việc giao dịch, khai thác dữ liệu với rất nhiều tiện ích và độ chính xác cao, đủ khả năng đáp ứng các dịch vụ NH hiện đại. Tuy nhiên, đây là hệ thống chương trình phục vụ giao dịch, trong hoạt động tín dụng, đặc biệt đối với cho vay DN thì chưa có một chương trình nào phục vụ việc lập báo cáo thẩm định một các hoàn chỉnh, đầy đủ và chính xác.