Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 94 - 96)

10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.4.2 Đối với Chính phủ

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật + Đối với hoạt động của các DNNVV

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức rà soát các văn bản pháp lý không còn phù hợp, thay thế hoặc sửa đổi các văn bản đã lạc hậu, không còn hiệu quả, đặc biệt các pháp luật về kinh tế, tài chính, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của DNNVV, tạo môi trường pháp lý ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi để bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của DN (quyền cạnh tranh công bằng, quyền thương mại công bằng,..). Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đưa ra những biện pháp tích cực buộc DN hạch toán theo đúng quy định của Bộ, đảm bảo tính xác thực của các báo cáo tài chính. Đây là cơ sở tốt cho NH có thể mạnh dạn hơn trong việc tài trợ cho các DNNVV. Đối với những DN nào vi phạm các quy định về công tác hạch toán kế toán thì cần phải bị xử phạt nghiêm túc.

+ Đối với hoạt động tín dụng NH

Theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội ngày 21/06/2017 về xử lý nợ xấu của các TCTD đã có hiệu lực cho phép các TCTD có quyền thu giữ TSĐB. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy trình, hướng dẫn các TCTD thực hiện việc phong tỏa tài sản. Vì thế, NHNN, Bộ Tư pháp, cơ quan có liên quan cần ban hành hướng dẫn thực hiện

+ Đối với hoạt động sử dụng công cụ phái sinh

Xây dựng và ban hành khung pháp lý hoàn chỉnh, rõ ràng: các quy định, chính sách, hướng dẫn nhất quán về điệu kiện tham gia, đối tượng tham gia, các giới hạn cũng như các biện pháp xử lý tranh chấp. Các quy định này phải phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế tạo tiền đề cho việc hội nhập môi trường quốc tế trong giai đoạn sắp tới của hệ thống NHTM. Khung pháp lý hoàn chỉnh là biện pháp hoàn hảo để chống lại hành vi lừa đảo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia.

Thành lập Cơ quan quản lý cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh NH, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh

+ Cơ quan này vừa đóng vai trò là cơ quan soạn thảo, trình thống đốc NHNN, ban hành danh mục quy định chuẩn về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho từng loại TCTD, các hình thức xử phạt tương ứng với mỗi loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, phù hợp với từng thời kỳ và thông lệ quốc tế tương ứng.

+ Vừa đóng vai trò là cơ quan giám sát, thanh tra hội sở chính của các TCTD để đảm bảo các TCTD tuyệt đối tuân thủ các điều lệ, an toàn, công khai, minh bạch và khách quan; thượng tôn các qui luật thị trường và những tiêu chí cạnh tranh lành mạnh.

Từ đó, tạo sân chơi bình đẳng giữa các TCTD, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, giảm áp lực thị phần.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý, kiểm tra, kiểm toán

Hiện nay còn xảy ra hiện tượng cấp giấy phép thành lập thiếu kiểm tra, thiếu cơ sở chẳng hạn như: việc cấp phép thành lập DN rất dễ dàng, thiếu quản lý hay kiểm tra được về vốn đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ, vốn góp, vốn chủ sở hữu, địa điểm trụ sở, trình độ người đại diện pháp luật cho DN. Điều này gây khó khăn cho các NH cấp tín dụng cho DN khi DN tuyên bố phá sản, giải thể sẽ không có cơ sở để xử lý thu hồi nợ.

Hoạt động kiểm tra, kiểm toán định kỳ của nhà nước giúp các DNNVV hoạt động theo khuôn khổ, tránh tình trạng gian lận, phi pháp, trốn thuế,...làm thất thoát nguồn thu cho ngân sách, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nhà nước cần quản lý, theo dõi chất lượng của công tác thanh kiểm tra, đảm bảo thực thi đúng quy định, không gây phiền hà, sách nhiễu DN.

Phát triển thị trường công cụ tín dụng phái sinh ở Việt Nam

Phát triển thị trường công cụ tín dụng phái sinh cũng như đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh tín dụng là tất yếu của quá trình hội nhập tài chính quốc tế tại Việt Nam. Đến nay các công cụ phái sinh đã phát triển rất nhanh, mạnh trên phạm vi toàn cầu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ. Các công cụ này cho thấy tính năng nổi bật trong việc phòng ngừa rủi ro, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của nhiều đối tượng tham gia thị trường nhưng cũng cho thấy tính phức tạp và nếu không quản lý tốt sẽ gây bất ổn về kinh tế. Khi rủi ro tín dụng gia tăng, thị trường tín dụng phái sinh sẽ làm cho hệ thống NH trở nên an toàn hơn tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các NH, họ sẽ cấp tín dụng liều lĩnh hơn mà không còn quan tâm nhiều đến việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng. Cho nên thị trường tín dụng phái sinh cần có sự điều hành của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh sài gòn (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)