10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.4.1 Đối với hiệp hội DNNVV và các DNNVV
- Đối với hiệp hội DNNVV
Nâng cao trình độ quản lý kinh doanh của các chủ DN
Trong các tiêu chí xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống NH, yếu tố trình độ người quản lý chiếm điểm số khá cao bởi đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định khả năng tồn tại, sự thành công và phát triển của DN. Bản thân các DNNVV cần nhận thức được điều này, chú trọng hơn đến việc nâng cao trình độ của cấp quản lý, chọn người đứng đầu có tâm, có tầm và có tài. Cái tài đó là phải có năng lực chỉ đạo, chuyên môn, xác định được mục tiêu, kế hoạch thực hiện cũng như biết cách đôn đốc thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm thực hiện, có sự hiểu biết sâu rộng về thị trường, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội. Tầm của người cán bộ lãnh đạo đó là biết nhìn xa trông rộng, vĩ mô, bao quát, tư duy chiến lược, nhưng phải có tính thực tế. Bên cạnh tầm và tài, người lãnh đạo còn phải có đạo đức nghề nghiệp, trăn trở với việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả, có ý thức cộng đồng, chăm lo đời sống cho người lao động, biết cống hiến cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
- Đối với các DNNVV
Thực hiện các quy định về kế toán, đảm bảo báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng
Về phía các DNNVV, một trong những hạn chế của họ là thông tin báo cáo tài chính thiếu minh bạch, nên nhiều NH không đủ cơ sở xét duyệt cho vay vốn. Vì vậy, DN cần phải đầu tư cho công tác đào tạo nhân viên làm tốt công tác lập báo cáo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc, minh bạch, rõ ràng, trung thực. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực quốc tế, kịp thời, chính xác, phản ánh đúng kết quả hoạt động của DN.
xác nhằm tạo điều kiện cho NH có thể quản lý, giám sát tốt quá trình quan hệ tín dụng, thực hiện đúng những thỏa thuận đã cam kết với NH, kịp thời dự báo trước những khả năng xấu để có thể phối hợp với NH tìm cách tháo gỡ khó khăn, lành mạnh hóa lịch sử giao dịch tín dụng, nâng cao uy tín cho DN.
Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính
Đặc điểm của các DNNVV trên thị trường nước ta thường kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, chỉ sử dụng vốn tự có của mình, hoặc là vay từ gia đình, bạn bè, người thân. Do đó, vốn chủ sở hữu của DN thường rất nhỏ. Để tăng cường tiềm lực tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, các DNNVV có thể sát nhập lại với nhau thành một DN lớn hoặc là huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách kêu gọi thêm thành viên, cổ đông góp vốn. Với nguồn vốn chủ sở hữu lớn thể hiện năng lực tài chính mạnh, tăng khả năng thanh toán, cải thiện hệ số nợ của DNNVV, từ đó tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của NH.
Chú trọng quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhằm tăng uy tín của DN
Giá trị của thương hiệu là công cụ cốt yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh, quyết định sự thành công, khẳng định vị trí của DN trên thị trường. Chính vì vậy, xây dựng thương hiệu đã và đang trở thành một vân đề câp thiết, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế.
Một thương hiệu tốt luôn gắn kèm với một sản phẩm tốt, do vậy mỗi DN cần phải coi trọng công tác cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, áp dụng tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế về chât lượng khác phù hợp với từng hoạt động sản xuât kinh doanh của DN mình sẽ tạo được thương hiệu nhât định, tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước cũng như sự đánh giá tốt của NH khi muốn vay vốn.
Nắm đầy đủ thông tin, lựa chọn đúng tổ chức tín dụng
Với áp lực cạnh tranh, các TCTD cùng hoạt động trên địa bàn thường có rất nhiều sản phẩm, chính sách để thu hút khách hàng, do đó có thể một DN sẽ quan hệ với nhiều NH cùng một lúc. Tuy nhiên, DN cũng cần phải tìm hiểu thông tin, nắm rõ tính chất của sản phẩm, chính sách và xác định lựa chọn một NH thích hợp để thiết lập mối quan hệ lâu dài, hợp tác toàn diện và mật thiết. Có như vậy, khi cần sự hỗ trợ về
vốn, DN mới có thể được NH ưu tiên, tạo nhiều ưu đãi hơn về chính sách lãi suất, điều kiện vay vốn, TSBĐ, mức cấp tín dụng,. vì được xem là khách hàng truyền thống của NH.
Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh
DNNVV cần xác định đúng đắn và xây dựng chiến lược phát triển thị trường, phát huy tối đa các lợi thế so sánh hiện có của DN, Trước hết cần chú trọng chiến lược đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, thay thế kịp thời các thiết bị công nghệ lạc hậu, tạo nên bước đột phá về chất lượng và giá cả sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.