10. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.6.2.2 Các nhân tố vĩ mô
- Môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế xã hội + Môi trường chính trị
Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện hết sức thuận lợi, an tâm đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, người dân yên tâm bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Đó cũng là môi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng của các NHTM nói riêng.
+ Môi trường pháp lý
Một nền kinh tế thị trường không thể vận hành trôi chảy nếu thiếu hệ thống pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp, đảm bảo công bằng, bình đẳng đối với tất cả các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng phát triển cả về số lượng lẫn quy mô đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển đầu tư tín dụng NH đối với các DNNVV, cần phải xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ cả hệ thống NH lẫn DN, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; điều hành chính sách tài chính tiền tệ hợp lý; sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật chặt chẽ, ổn định, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tạo niềm tin trong đầu tư.
+ Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các chủ thể kinh tế nói chung và của hệ thống NH nói riêng. Nếu môi trường không thuận lợi, nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, lúc đó không những các doang nghiệp không thể mở rộng sản xuất mà còn có thể thu hẹp quy mô. Điều này kéo theo hoạt động tín dụng gặp khó khăn về tất cả các mặt chất lượng cho vay không bảo đảm, vốn sử dụng không hiệu quả hoặc việc trả nợ bị trì trệ. Ngược lại, một môi trường thuận lợi sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các DN mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi đó nhu cầu vốn tín dụng cao, chất lượng tín dụng đảm bảo, nền kinh tế có tích lũy thì hoạt động tín dụng là rất cần thiết nên chính sách mở rộng phạm vi họat động của nghiệp vụ này của các NH là tất yếu nhằm tối đa hóa các nguồn lực xã hội.
- Đối thủ cạnh tranh
Nói đến kinh doanh không thể tránh khỏi nhân tố cạnh tranh, đặc biệt hơn đối với lĩnh vực NH, vấn đề cạnh tranh càng khốc liệt hơn hết. Thị phần có giới hạn, trong khi hoạt động của mỗi NH luôn luôn được cải tiến, ngày càng ứng dụng nhiều phương tiện hiện đại, khẳng định uy thế, thương hiệu của mình nhằm thu hút khách hàng. Do vậy, làm thế nào để tìm kiếm, duy trì khách hàng nói chung và DNNVV nói riêng là vấn đề luôn được các NH quan tâm, chú trọng. Chính vì vậy buộc mỗi NH phải tìm giải pháp cho riêng mình, có chiến lược kinh doanh ưu việt, như vậy mới có thể chiếm được vị thế bền vững trên thị trường (Nguyễn Văn Lê, 2014; Vandenberg, 2016).