8. Cấu trúc nội dung luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Có thể khẳng định rằng để nâng cao hiệu quả của hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cần phải thực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp như trên. Mặc dù mỗi biện pháp nhằm đạt được mục tiêu nhất định, song cả 6 nhóm biện pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau. Hệ thống biện pháp này là cơ sở, là tiền đề cho biện pháp kia, chúng quan hệ khăng khít, hai chiều bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để cùng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Tuy nhiên muốn khai thác tối đa thế mạnh của các biện pháp trên để chúng phát huy có hiệu quả nhất cần phải phù hợp với đặc điểm của từng trường và từng đối tượng quản lý.
Trong đó, biện pháp 1 là công tác quan trọng hàng đầu là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức đúng là hành động mới đúng; các biện pháp 2, 3, 4 là những biện pháp cơ bản; biện pháp 5 có tính chất hỗ trợ, bổ sung cho các biện pháp trên.
Biện pháp 6 có ý nghĩa thúc đẩy cả hệ thống vận hành hiệu quả nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng.
Sự thống nhất và đồng thuận trong triển khai các biện pháp này là tiền đề cơ bản tạo nên hiệu quả chung cho hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới và cùng chung một mục tiêu cuối cùng là góp phần cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Tất cả các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi sử dụng các biện pháp cần phải mềm dẻo, linh hoạt thì mới nâng cao hiệu quả quản lý. Kết hợp các biện pháp sẽ là yếu tố chủ đạo quyết định việc nâng cao hiệu quả của hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.