Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻmẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 39)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻmẫu giáo

a. Phương pháp dùng lời nói: Giáo viên gọi tên bài tập, giải thích từng phần, mệnh lệnh, giảng giải, giải thích thêm về cách và trình tự thực hiện cho trẻ: “Hãy nhớ lại, nói cho cô và các bạn nghe: Khi… thì tay phải như thế nào?"Phương pháp dùng lời nói giúp trẻ quan sát có mục đích, hiểu sâu hơn nội dung và cấu trúc động tác, vận động, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu nhiệm vụ vận động chính xác và đầy đủ hơn

b. Phương pháp trực quan: Làm mẫu toàn bộ vận động rõ ràng, đúng nhịp điệu, kèm theo lời giải thích để tạo cho trẻ có khả năng tiếp thu toàn vẹn về hình ảnh động tác vận động mà trẻ sắp phải tập. Việc làm mẫu đúng, đẹp sẽ gây hứng thú tích cực cho trẻ, làm cho trẻ thích thực hiện vận động đúng, đẹp như cô giáo. Phương pháp này tạo cho trẻ khái niệm thị giác, thính giác và cảm giác cơ về vận động, đảm bảo cho việc nhận thức rõ ràng và cảm giác vận động của trẻ

c. Phương pháp thực hành: Lặp lại vận động nhiều lần. Giúp hình thành cho trẻ kĩ năng vận động, kĩ năng tự vận động, biết vận dụng chúng vào thực tế vui chơi và các tình huống trong sinh hoạt, làm giàu vốn kiến thức, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kĩ năng vận động đó 1 cách hợp lí. Bởi chỉ qua luyện tập, trẻ mới hiểu và nhớ được trình tự vận động, cảm giác được phương hướng của vận động, tốc độ di động của cơ thể, nhịp điệu của động tác, sự phối hợp dùng sức của các cơ co, duỗi nhịp nhàng.

1.4. Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non non

1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non 5 tuổi ở trường mầm non

Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Để thực hiện chức năng kế hoạch,

Hiệu trưởng trường mầm non cần xác định rõ mục tiêu phát triển giáo dục mầm non từ đó quyết định những biện pháp mang tính khả thi.

Chức năng lập kế hoạch có vai trò khởi đầu, định hướng cho quá trình quản lý; là cơ sở huy động tối đa các nguồn lực; là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu.

Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mầm non 4-5 tuổi là một nội dung quan trọng của công tác quản lý của Hiệu trưởng. Kế hoạch xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch dễ dàng và mang lại kết quả cao. Bản kế hoạch hướng tới các nội dung sau:

- Xác định mục tiêu, kế hoạch của hoạt động PTTC cho trẻ mầm non 4-5 tuổi. Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất để triển khai các hoạt động phát triển thể chất trong trường mầm non cho trẻ 4-5 tuổi. Công tác lập kế hoạch cần có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định.

Bản kế hoạch hiển thị những công việc phải làm và cách thức thực hiện sao cho hiệu quả, thời gian thực hiện, người thực hiện và những kết quả dự kiến đạt được. Hiệu trưởng là người có nhiệm vụ xác lập mục tiêu chung trong hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nói chung và hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng. Cụ thể: Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi theo tuần, tháng, học kỳ, năm phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi.

Dự kiến nguồn lực (phòng tập, đồ dùng phục vụ phát triển vận động..) cho hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong công tác PTTC cho trẻ 4-5 tuổi.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV- NV trực tiếp tham gia công tác PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

1.4.2. Tổ chức triển khai các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mmẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

Chức năng tổ chức của quản lý giáo dục là thiết kế cơ cấu, phương thức và quyền hạn hoạt động của các bộ phận (cơ quan) quản lý giáo dục sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành và sức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của quản lý.

Tổ chức là sắp xếp con người khoa học hợp lý để tận dụng được sức mạnh tập thể, phát huy năng lực của từng người, tạo động lực kích thích mọi người làm việc hào hứng, tận tâm với công việc nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đang xây dựng.

Tổ chức là sự sắp xếp các yếu tố, phối hợp và liên kết các hoạt động để các bộ phận hỗ trợ lẫn nhau góp phần đạt đến mục đích đề ra. Quá trình này thực hiện sau việc lập kế hoạch và đòi hỏi có sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường: nhân lực, vật lực, tài lực để hoàn thành mục tiêu của nhà trường.

Tổ chức là cụ thể kế hoạch thành những công việc cụ thể mà nhà trường cần phải thực hiện. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho các bộ phận triển khai đến từng giáo viên.

Hiệu trưởng là người nắm vững năng lực, thế mạnh của từng giáo viên, nhân viên trong nhà trường với từng mảng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Phân công phân nhiệm cho cán bộ, giáo viên một cách rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ của cán bộ, giáo viên. Các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ có vai trò quan trọng làm nên chất lượng của nhà trường, do đó đòi hỏi đội ngũ GV, NV nhà trường phải có trách nhiệm rất lớn đối với trẻ. Muốn vậy hiệu trưởng phải định hướng, tư vấn cho đội ngũ giáo viên, có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Bên cạnh việc phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, hiệu trưởng cũng phải huy động mọi nguồn lực để tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Việc tổ chức thực hiện hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi của hiệu trưởng trường mầm non được thể hiện trong việc:

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho GV- NV trực tiếp tham gia công tác PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Xây dựng nội dung, chương trình cụ thể cho hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi Phối hợp các lực lượng trong hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Thu thập thông tin, kết quả hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lí. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Người điều kiện hệ

thống phải là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Quyết định là công cụ chính để điều khiển hệ thống. Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án tối ưu trong số những phương án khác. Việc ra quyết định quyết định xuyên suốt trong quá trình quản lí, từ việc lập kế hoạch, xây dựng tổ chức cho đến việc kiểm tra đánh giá.

Trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mầm non 4-5 tuổi, Hiệu trưởng thực hiện vai trò chỉ đạo của người quản lý. Thực chất đó là quá trình Hiệu trưởng điều hành và hướng dẫn việc triển khai hoạt động nhằm đạt mục tiêu của quản lý trên cơ sở phát huy sức mạnh của các nguồn lực. Chức năng chỉ đạo bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ quản lý với hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Chỉ đạo phổ biến kế hoạch một cách sâu rộng tới các chủ thể liên quan Chỉ đạo nêu gương các điển hình về công tác PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Chỉ đạo phối hợp các tổ chức trong nhà trường để thực hiện tốt hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Chỉ đạo kết hợp gia đình, Hội cha mẹ học sinh và nhà trường trong hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Chỉ đạo kết hợp nhà trường với địa phương trong hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi Chỉ đạo kết hợp nhà trường với các chuyên gia dinh dưỡng, vận động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Chỉ đạo việc đôn đốc, động viên, khen thưởng, phê bình kịp thời, khách quan trong hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi chính xác từ đối tượng quản lý. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình, kế hoạch, phải có

tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Trong quá trình tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ mầm non 4-5 tuổi, Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên để điều chỉnh nhằm đảm bảo hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi đạt tới mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng trường mầm non cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ. Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch PTTC cho trẻ 4-5 tuổi, theo dõi các hoạt động qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cũng như có hình thức khen thưởng, động viên. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi thể hiện qua các công việc như:

Phân công lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động

Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Theo dõi, giám sát hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác PTTC cho trẻ 4-5 tuổi.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Nhận thức của phụ huynh, xã hội về hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Hiện nay xã hội, gia đình mặc dù đã quan tâm đến sự phát triển thể chất của trẻ em mầm non song do hạn chế về nhận thức, nhiều gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển vận động cho trẻ không đúng cách dẫn đến sự phát triển thể chất của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nhận thức của phụ huynh về kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cũng hạn chế, một số phụ huynh trẻ không nắm được nhu cầu dinh dưỡng và lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ, đời sống của họ cũng khó khăn...Một số phụ huynh trẻ nuôi con theo kinh nghiệm của ông bà truyền lại. Một số phụ huynh cưng chiều con thái quá nên trẻ đến trường không chịu ăn cơm, canh, không ăn rau… Thậm chí có trẻ đến tuổi mẫu giáo không ăn cơm chỉ ăn cháo…Nhiều phụ huynh chưa

có phương pháp chăm sóc trẻ khoa học, làm ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển vận động cho trẻ. Một số phụ huynh cố gắng để cung cấp cho con dinh dưỡng nhưng lại không để ý đến việc gây nguy cơ béo phì làm cho trẻ lười vận động, các cơ chảy xệ, ít giao tiếp và hay nóng giận.

Điều này ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị tiền đề về thể lực cho trẻ trước khi bước vào tiểu học. Điều này gây khó khăn cho cán bộ quản lý trong quá trình phối hợp với phụ huynh trong việc hỗ trợ phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi.

1.5.1.2. Sự kết hợp giữa gia đình trẻ, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường cùng tham gia vào hoạt động chăm sóc dinh dưỡng và phát triển vận động cho trẻ. Cụ thể:

* Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ: - Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định.

- Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có khiếm khuyết.

- Đóng góp tiền ăn, các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường. * Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ

- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp.

- Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình, cụ thể là: Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ; Coi trọng việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không bình thường là cực kì quan trọng. Bởi vì chính nhờ có sự phát hiện sớm mà nhiều khuyết tật của trẻ có thể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình thường nếu được sự giúp đỡ kịp thời và đúng đắn.

Nhà trường cần cung cấp và hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ, và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm.

- Tạo môi trường an toàn cho trẻ: Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính...để giáo viên có biện pháp chăm sóc - giáo dục phù hợp.

* Phối hợp kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non 4-5 tuổi: Gia đình tham gia cùng với ban giáo hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi: Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường về cơ thể của trẻ...của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên; Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp dinh dưỡng, phát triển vận động cho trẻ. Đề xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc phát triển thể chất cho trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn; Tham gia đóng góp ý kiến về các mặt khác nhau như: môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhóm/ lớp...phục vụ công tác phát triển thể chất cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)