Mục tiêu của giáo dục mầm non trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.3.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ

4-5 tuổi

Chương trình giáo dục mầm non mới ban hành kèm thông tư số 17 /2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có ghi: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [3] [4] [5].

Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 - 6 tuổi phát triển hài hoà về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường tiểu học. Trong đó mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi gồm:

- Khỏe mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục,

- Kiểm soát được vận động khi thay đổi hướng chạy theo vật chuẩn.

- Phối hợp tốt vận động tay -mắt trong tung/đập/ném - bắt bóng; cắt giấy theo đường thẳng, tự cài cúc, buộc dây giày.

- Nhanh nhẹn, khéo léo trong chạy nhanh, bò theo đường zích zắc. - Biết tên một số món ăn và ích lợi của ăn uống đủ chất.

- Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt khi được nhắc nhở. - Biết tránh một số vật dụng gây nguy hiểm, nơi không an toàn.

Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ của trẻ: giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, không những thế còn giúp phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.

Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động thể chất làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu kết hợp với âm nhạc mầm non giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo đặc biệt là hoạt động tạo hình giúp trẻ trí tưởng tượng sáng tạo. Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung và lớp mẫu giáo nhỡ nói riêng việc cho trẻ hoạt động phát triển thể chất chưa làm được điều đó, chưa tích cực linh hoạt sáng tạo vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bò vì ở lứa tuổi này trẻ “ Học bằng chơi - chơi mà học”, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)