8. Cấu trúc nội dung luận văn
3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, các điều kiện hỗ trợ thực
* Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm đảm bảo trang thiết bị, phòng tập phương tiện phục vụ cho hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi có hiệu quả.
- Nhằm có phòng tập riêng phục vụ cho hoạt động phát triển vận động cho trẻ MG 4-5 tuổi; Phòng ngủ, phòng ăn đảm bảo thoáng mát, rộng rãi để trẻ có thể ăn, ngủ tốt; Phòng bếp đủ rộng và được trang bị các phương tiện phục vụ việc nấu ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
* Nội dung thực hiện
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, đề xuất hoặc tự chủ mua các thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác PTTC cho trẻ mầm non nói chung, trẻ khối 4-5 tuổi nói riêng.
- Nhà trường đề xuất xây dựng phòng tập vận động cho trẻ với đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ, đồ dùng trực quan phục vụ công tác phát triển vận động cho trẻ.
- Hiệu trưởng yêu cầu các tổ, các cá nhân có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị theo tháng, quý, theo năm và đưa vào quy chế hoạt động của nhà trường. Thành lập tổ quản lý và vận hành các trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác PTTC ở nhà trường.
- BGH trực tiếp giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của từng loại phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động PTTC cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng, từ đó thay thế hoặc bổ sung nếu cần thiết để đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu quả.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Ban Giám hiệu và nhà trường tiến hành khảo sát và đề xuất xây dựng với các cấp chính quyền phòng tập vận động riêng dành cho trẻ mầm non. Nhà trường mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động PTTC cho trẻ theo nội dung PTTC của từng khối lớp theo độ tuổi.
Các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ, có hồ sơ xuất xứ, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, các thông số kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng được ghi cụ thể, rõ ràng.
Hiệu trưởng yêu các các lực lượng tham gia công tác phát triển thể chất (giáo viên mầm non, giáo viên phụ trách khối 4-5, nhân viên phụ trách dinh dưỡng) nghiên cứu, thực hành sử dụng các loại phương tiện, trang thiết bị đã mua sắm, hoặc đã được cấp.
- Hiệu trưởng đánh giá các thiết bị phục vụ hoạt động PTTC theo tiêu chí đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, thân thiện, hiệu quả khi sử dụng.
GV, NV trực tiếp tham gia hoạt động PTTC đánh giá hiệu quả của mỗi loại trang thiết bị từ đó kiến nghị Ban Giám hiệu nhà trường điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Nhà trường có thể huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau như xin hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản; từ nguồn kinh phí tự chủ của nhà trường; từ các nguồn xã hội hóa; từ đóng góp của phụ huynh và các GV, NV trong nhà trường.
- Tất cả cán bộ QLGD, giáo viên và NV cần nhận thức đầy đủ về cách sử dụng, quy trình vận hành thiết bị phục vụ công tác PTTC cho trẻ.
- Hệ thống các bảng chỉ dẫn về các thiết bị phải cụ thể, khoa học, đảm bảo mỹ quan và dễ thực hiện.
- Có tổ, nhóm quản lý, bảo quản, điều hành phòng PTTC cho trẻ, quản lý các trang thiết bị của nhà trường.
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
* Mục tiêu biện pháp:
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động PTTC của giáo viên phụ trách khối 4-5 tuổi, NV phụ trách dinh dưỡng nhằm đưa ra những hành động phù hợp để phát huy những mặt tích cực, đồng thời phát hiện các sai lệch, thiếu sót để uốn nắn, điều chỉnh, khắc phục giúp hoạt động đạt tới mục tiêu.
- Giúp giáo viên, NV nâng cao ý thức, tăng cường trách nhiệm với công tác chuyên môn của mình để nâng cao hiệu quả công tác.
- Giúp cán bộ quản lý nắm được thực trạng chất lượng hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi đối chiếu với bộ chỉ số phát triển thể chất của trẻ theo quy định để xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển hoạt động đồng thời có cơ chế chính sách hợp lý trong công tác quản lý.
* Nội dung của biện pháp:
- Hàng năm, Phòng GD huyện xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động PTTC của từng trường gắn với kiểm tra phong trào, nhằm phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện hoạt động PTTC cho trẻ mầm non theo từng độ tuổi.
Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTTC cho trẻ cần đối chiếu với bộ chỉ số phát triển thể chất quy định theo từng độ tuổi. Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định mức độ phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Đối với Phòng giáo dục:
+ Tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát và kỹ năng quản lý hoạt động PTTC cho CBQL các trường mầm non để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cũng như kiểm tra, giám sát và quản lý công tác bồi dưỡng.
+ Kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo về nội dung, phương pháp, CSVC, tinh thần trách nhiệm của giáo viên, nhân viên.
+ Hiệu trưởng đánh giá hiệu quả công tác PTTC cho trẻ mẫu giáo của nhà trường theo nguyên tắc:
Một là, đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có.
Hai là, đánh giá sự phát triển của trẻ phải dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
Ba là, đánh giá sự phát triển của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.
Bốn là, tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về hứng thú, cách thức và tốc độ học tập; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
Năm là, kết quả đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ, của nhóm, lớp không sử dụng để đánh giá thi đua, thành tích của giáo viên, của tập thể nhóm lớp, không xếp loại trẻ, không dùng để so sánh giữa các trẻ hoặc tuyển chọn trẻ vào lớp một.
- Đối với GV trực tiếp tham gia hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi
+ Cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đánh giá kết quả PTTC cho trẻ đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ chỉ số phát triển thể chất trẻ mẫu giáo
+ Rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại yếu kém về năng lực của bản thân khi tham gia đánh giá về kết quả PTTC của trẻ, từ đó lên kế hoạch cho việc tự học, tự bồi dưỡng nần cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
- Đối với nhân viên phụ trách dinh dưỡng: Cần thực hiện đúng trác nhiệm của bản thân trong việc chế biến, chuẩn bị đồ ăn cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ và ngon miệng.
* Điều kiện thực hiện:
- Lãnh đạo Phòng GD&ĐT cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng, thông báo đầy đủ, kịp thời đến các đối tượng liên quan.
- Lãnh đạo Phòng GD&ĐT cần xây dựng được công cụ kiểm tra, giám sát với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Hoạt động kiểm tra, giám sát tránh chủ quan, cảm tính.
- Có sự khen thưởng, động viên các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phê bình, kỷ luật đối với các cá nhân, đơn vị không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3.2.6. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻmẫu giáo 4-5 tuổi theo khoa học
* Mục tiêu của biện pháp
Nhằm tăng cường mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường trong việc chăm sóc dinh dưỡng và phát triển vận động cho trẻ; tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà.
* Nội dung của biện pháp
Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ.
Phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ công tác PTTC cho trẻ.
Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ (giáo viên cùng kết hợp với cha mẹ giúp trẻ thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục theo từng chủ điểm).
Phối kết hợp với ban phụ huynh của lớp và phối kết hợp cùng với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội và các sự kiện đặc biệt ở trường mầm non như tổ chức các ngày hội ngày lễ ở trường: hoạt động trải nghiệm về ngày tết nguyên đán, hội thi bé khỏe bé ngoan …
* Cách thức thực hiện
Tổ chức họp cha mẹ trẻ ở các lớp, cho họ biết được thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhà trường. Tuyên truyền cho họ thấy cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới; tổ chức cho họ quan sát một số cơ sở giáo dục mầm non có trang thiết bị tốt hơn và kêu gọi sự ủng hộ.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về thực tế của trẻ để kịp thời có biện pháp khắc phục. Phối kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc giúp cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp, cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện
sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên.
Luôn lắng nghe chia sẻ, tâm tư nguyện vọng, cũng như sự đóng góp ý kiến của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh. Trao đổi, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, luôn phải lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh từ đó các bậc phụ huynh hiểu và thông cảm, đóng góp rất nhiều cho nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, qua đó phụ huynh cũng nắm bắt được phần nào những kiến thức của con mình cần học và luôn có sự phối kết hợp với cô giáo để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học và tham gia vào các hoạt động.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Để thực hiện tốt biện pháp này, khi sử dụng các nguồn tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng chế độ chính sách và tiết kiệm. Hồ sơ, sổ sách thu, chi đầy đủ rõ ràng, đúng quy định chung.
- Xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ, cán bộ quản lý lắng nghe ý kiến của giáo viên, phụ huynh; tạo mọi điều kiện để phụ huynh tham gia vào các hoạt động PTTC cho trẻ của nhà trường.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Có thể khẳng định rằng để nâng cao hiệu quả của hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cần phải thực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp như trên. Mặc dù mỗi biện pháp nhằm đạt được mục tiêu nhất định, song cả 6 nhóm biện pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau. Hệ thống biện pháp này là cơ sở, là tiền đề cho biện pháp kia, chúng quan hệ khăng khít, hai chiều bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để cùng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Tuy nhiên muốn khai thác tối đa thế mạnh của các biện pháp trên để chúng phát huy có hiệu quả nhất cần phải phù hợp với đặc điểm của từng trường và từng đối tượng quản lý.
Trong đó, biện pháp 1 là công tác quan trọng hàng đầu là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức đúng là hành động mới đúng; các biện pháp 2, 3, 4 là những biện pháp cơ bản; biện pháp 5 có tính chất hỗ trợ, bổ sung cho các biện pháp trên.
Biện pháp 6 có ý nghĩa thúc đẩy cả hệ thống vận hành hiệu quả nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng.
Sự thống nhất và đồng thuận trong triển khai các biện pháp này là tiền đề cơ bản tạo nên hiệu quả chung cho hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới và cùng chung một mục tiêu cuối cùng là góp phần cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Tất cả các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi sử dụng các biện pháp cần phải mềm dẻo, linh hoạt thì mới nâng cao hiệu quả quản lý. Kết hợp các biện pháp sẽ là yếu tố chủ đạo quyết định việc nâng cao hiệu quả của hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích
Xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp đề xuất, phân tích đánh giá kết quả đó, rút ra những bài học trong công tác quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Từ đó, vận dụng sáng tạo vào quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non nhằm mục đích ngày càng thực hiện tốt hơn công tác quản lí, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện.
3.5. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.5.1. Đối tượng khảo nghiệm
60 CBQL phòng GD, CBQL trường mầm non và 110 giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên (tổng số 170 khách thể khảo nghiệm).
3.5.2. Mục đích khảo nghiệm
Thu thập các ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát về các biện pháp đề xuất của đề tài
3.5.3. Nội dung khảo nghiệm
Đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất của đề tài
3.5.4. Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng phiếu điều tra, lấy ý kiến chuyên gia và sử dụng các công thức toán học để xử lý số liệu thu được, tính điểm trung bình và xếp thứ bậc các biện pháp được nhận
định. Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cấp thiết (3 điểm); Cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1