Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 43 - 46)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Nhận thức của phụ huynh, xã hội về hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Hiện nay xã hội, gia đình mặc dù đã quan tâm đến sự phát triển thể chất của trẻ em mầm non song do hạn chế về nhận thức, nhiều gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển vận động cho trẻ không đúng cách dẫn đến sự phát triển thể chất của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nhận thức của phụ huynh về kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cũng hạn chế, một số phụ huynh trẻ không nắm được nhu cầu dinh dưỡng và lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ, đời sống của họ cũng khó khăn...Một số phụ huynh trẻ nuôi con theo kinh nghiệm của ông bà truyền lại. Một số phụ huynh cưng chiều con thái quá nên trẻ đến trường không chịu ăn cơm, canh, không ăn rau… Thậm chí có trẻ đến tuổi mẫu giáo không ăn cơm chỉ ăn cháo…Nhiều phụ huynh chưa

có phương pháp chăm sóc trẻ khoa học, làm ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển vận động cho trẻ. Một số phụ huynh cố gắng để cung cấp cho con dinh dưỡng nhưng lại không để ý đến việc gây nguy cơ béo phì làm cho trẻ lười vận động, các cơ chảy xệ, ít giao tiếp và hay nóng giận.

Điều này ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị tiền đề về thể lực cho trẻ trước khi bước vào tiểu học. Điều này gây khó khăn cho cán bộ quản lý trong quá trình phối hợp với phụ huynh trong việc hỗ trợ phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi.

1.5.1.2. Sự kết hợp giữa gia đình trẻ, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường cùng tham gia vào hoạt động chăm sóc dinh dưỡng và phát triển vận động cho trẻ. Cụ thể:

* Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ: - Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định.

- Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có khiếm khuyết.

- Đóng góp tiền ăn, các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường. * Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ

- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp.

- Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình, cụ thể là: Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ; Coi trọng việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không bình thường là cực kì quan trọng. Bởi vì chính nhờ có sự phát hiện sớm mà nhiều khuyết tật của trẻ có thể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình thường nếu được sự giúp đỡ kịp thời và đúng đắn.

Nhà trường cần cung cấp và hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ, và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm.

- Tạo môi trường an toàn cho trẻ: Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính...để giáo viên có biện pháp chăm sóc - giáo dục phù hợp.

* Phối hợp kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non 4-5 tuổi: Gia đình tham gia cùng với ban giáo hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi: Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường về cơ thể của trẻ...của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên; Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp dinh dưỡng, phát triển vận động cho trẻ. Đề xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc phát triển thể chất cho trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn; Tham gia đóng góp ý kiến về các mặt khác nhau như: môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhóm/ lớp...phục vụ công tác phát triển thể chất cho trẻ.

* Tham gia xây dựng cơ sở vật chất

- Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; Đóng góp xây dựng, cải tạo trường/ nhóm, lớp, công trình vệ sinh,...theo quy định và theo thỏa thuận; Đóng góp những hiện vật cho nhóm/ lớp hoặc trường mầm non như: bàn, ghế, thang leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành...

Các lực lượng này nếu kết hợp tốt sẽ tạo ra hiệu quả khi triển khai hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi. Tuy nhiên, thực tế ở các nhà trường mầm non sự kết hợp trong hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi còn rời rạc, chưa hiệu quả.

1.5.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Trong hệ thống giáo dục, mầm non là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, định hướng việc hình thành nhân cách của trẻ em; đồng thời thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã không ngừng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chất lượng cho bậc học này. Tuy nhiên, công tác phát triển thể chất cho trẻ mầm non còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế; đặc biệt là các công trình phụ trợ, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao của trẻ còn thiếu thốn và chưa

đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Theo các chuyên gia về sức khỏe thể chất, trẻ em cần ít nhất 60 phút vận động thể lực mỗi ngày (bao gồm chơi, chạy, nhảy, hoạt động thể lực theo ý thích của trẻ). Vì vậy, ngoài các khu ăn, ngủ, học tập các nhà trường cũng cần tính đến khu vui chơi cho các em học sinh.

Trong thời điểm như hiện nay, khu vui chơi, hoạt động thể thao của bé tùy thuộc vào quy mô, điều kiện và nhu cầu của từng trường mà quyết định về không gian và số lượng các trò chơi cho bé. Đây là phần quan trọng, không thể không có ở mỗi đơn vị đào tạo, có thể ban đầu còn ít, còn thiếu nhưng lâu dần sẽ phải được bổ sung đáp ứng chất lượng đào tạo ngày một cao. Các trang thiết bị thể thao đơn giản như bóng, vòng, gậy hay các khu vui chơi với cầu trượt, luồn cọc, leo lưới… là rất bổ ích. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường mầm non diện tích nhỏ, cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu, chưa có khu vui chơi dành riêng cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, không bụi bẩn nhằm tránh nhiễm khuẩn trong quá trình trẻ vận động, hô hấp…đặc biệt ở các trường mầm non thuộc vùng cao, vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)