8. Cấu trúc nội dung luận văn
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ của giáo viên mầm non
* Mục tiêu của biện pháp
- Giúp GV tham gia hoạt động PTTC cho trẻ mầm non nói chung, trẻ MG 4-5 tuổi nói riêng được bồi dưỡng về lý thuyết, rèn luyện kỹ năng để vững tay nghề, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục một cách đa dạng, linh hoạt, hiệu quả.
- Giúp GVMN nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc cập nhật thông tin, kiến thức, nâng cao tay nghề cho giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc PTTC cho trẻ. Việc bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho GVMN là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cho đội ngũ giáo viên nắm bắt được tinh thần của sự đổi mới trong hoạt động phát triển thể chất cho trẻ để giúp họ thực hiện đúng và đủ các yêu cầu đặt ra.
* Nội dung của biện pháp
Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn thực hiện một số nội dung sau: - Đánh giá tổng thể trình độ kiến thức, kỹ năng của từng giáo viên, từng nhân viên tham gia hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, phát triển vận động cho trẻ ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
- Khảo sát, đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả của việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chăm sóc dinh dưỡng và phát triển vận động cho trẻ mầm non thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên nhà trường về kiến thức, kỹ năng chăm sóc phát triển thể chất cho trẻ mầm non.
- Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho GV, những lực lượng tham gia hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.
- Tổ chức chỉ đạo, phân công GV thực hiện lập kế hoạch lớp về hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong nhà trường.
- Chỉ đạo tăng cường vai trò của từng thành viên khối trưởng và từng thành viên trong tổ chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.
* Cách thức thực hiện biện pháp Bước 1: Xây dựng kế hoạch
+ Hiệu trưởng khảo sát, phân loại trình độ kiến thức, kỹ năng về chăm sóc dinh dưỡng và phát triển vận động của từng giáo viên, nhân viên tham gia công tác PTTC cho trẻ; đánh giá tổng quan thực trạng khảo sát làm cơ sở để đề xuất, bồi dưỡng và bố trí phân công cán bộ quản lý và giáo viên trong công việc triển khai thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Tạo điều kiện cho 100% đội ngũ cán bộ đều được học tập bồi dưỡng thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao năng lực quản lý.
+ GV, nhân viên các trường mầm non có trách nhiệm tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn một cách đầy đủ, hiệu quả. Sau mỗi đợt tập huấn, phải có báo cáo thu hoạch, phải xây dựng chương trình tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ. Không ngừng phấn đấu tu dưỡng, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để hoàn thiện chính mình.
+ Các trường có thể tổ chức hội thảo, hội nghị, các chuyên đề, mời chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia về vận động đến trao đổi kinh nghiệm một cách hiệu quả, thiết thực về việc tổ chức triển khai thực hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Đây cũng là cơ hội để CBQL và GV các trường được giao lưu, trao đổi chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá
+ Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chăm sóc dinh dưỡng, phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung và khối trẻ 4-5 tuổi nói riêng.
+ Hiệu trưởng tự kiểm tra, tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân, của giáo viên sau khi tham gia công tác bồi dưỡng và sau khi tham gia tổ chức các hoạt động PTTC cho trẻ mầm non tại trường.
+ Hiệu trưởng tổng kết, rà soát các chuyên đề, các hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho cán bộ QLGD, GV, NV trong việc nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ mầm non nói chung, khối trẻ 4-5 tuổi nói riêng, từ đó định hướng xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phòng Giáo dục & Đào tạo phải quan tâm sát sao đến công tác tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ mầm non trên địa bàn. Phải có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung PTTC cho trẻ theo bộ tiêu chí về PTTC của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non.
- Ban giám hiệu các trường THPT, đặc biệt là Hiệu trưởng cần sát sao trong mọi hoạt động, Hiệu trưởng phải đứng ở vị trí trung tâm để phối hợp các tổ chức đoàn thể cùng thực hiện các hoạt động PTTC cho trẻ.
- Các GV phụ trách khối 4-5 tuổi, NV, phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác phải có ý thức nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ bậc mầm non nói chung, trẻ MG 4-5 tuổi nói riêng. Hỗ trợ Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó.
- Trong quá trình thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non nói chung, trẻ MG 4-5 tuổi nói riêng, Hiệu trưởng phải luôn luôn chú ý đến quy trình thực hiện theo từng bước để kịp có những điều chỉnh phù hợp. Động viên giáo viên khối 4- 5 tuổi, nhân viên và phụ huynh phối hợp với nhau trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ. Hiệu trưởng cần sát sa trong việc theo dõi, giám sát GV, NV trong việc thực hiện hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi để hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn nảy sinh.
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
* Mục tiêu của biện pháp:
- Nhằm tạo ra sự phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, phương pháp triển khai hoạt động PTTC cho trẻ khối 4-5 các trường mầm non trên địa bàn huyện.
- Tạo ra sự sinh động, hấp dẫn, giảm bớt sự nhàm chán, kích thích trẻ 4-5 tuổi hào hứng tham gia vào hoạt động PTTC.
* Nội dung của biện pháp:
- Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi. - Đổi mới hình thức PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi:
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, hội khỏe, giáo dục cá biệt, nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất cho trẻ MG 4- 5 tuổi, giáo viên có thể sử dụng các hình thức sau:
Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là GV cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập.
Hình thức tập cả lớp - nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, GV có thể cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 - 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập.
Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện GV chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu bài tập vận động mới có một vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì GV cho trẻ tập theo
kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. GV đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
Hình thức tập cá nhân: Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn,kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập.
Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối: Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình. Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động GV có thể cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội
Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ: giáo viên cần cho trể tập đi tập lại động tác thật nhiều lần
để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương. Sau đố tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi. Hay khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời giáo viên cũng cho trẻ tham gia vận động dưới hình thức vui chơi, dựa trên những kỹ năng đã học ở trên tiết học trẻ vừa chơi vừa củng cố lại những kiến thức đã học.
- Đa dạng hóa phương pháp PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi
Trong công tác PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi có thể sử dụng cả các phương pháp truyền thống và các phương pháp phát huy vai trò tích cực của trẻ như: Dùng lời nói, Thực hành, dùng trực quan.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Phòng giáo dục để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động PTTC trong trường học.
+ Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên, các chủ thể tham gia hoạt động PTTC hệ thống hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ; chỉ rõ ưu, nhược điểm của từng phương pháp, từng hình thức để làm căn cứ khi sử dụng.
- Hiệu trưởng triển khai thực hiện hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Các nội dung hoạt động PTTC phải phong phú và bám sát văn bản chỉ đạo của cấp trên cũng như bám sát chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ MG 4-5 tuổi.
Khi giảng dạy giáo dục thể chất, GV cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp.
+ Chỉ đạo việc sử dụng các hình thức PTTC cho trẻ 4-5 tuổi đường theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với các nội dung giáo dục thể chất cũng như đặc điểm thể chất của lứa tuổi 4-5.
+ Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực cả trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
+ Tập huấn cho CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường về cách sử dụng dụng từng phương pháp, từng hình thức tổ chức; xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp PTTC theo hướng phù hợp với chương trình giáo dục mâm non mới.
- Hiệu trưởng triển khai các kênh thông tin tới phụ huynh về những các nội dung phối hợp trong PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi thông qua trang Website, hệ thống tin nhắn điện tử, thành lập các nhóm trợ giúp qua tổ trợ giúp qua Facebook, zalo… nhằm kịp thời năm bắt và phản hồi thông tin giữa phụ huynh và nhà trường về các vấn đề có liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng, tổ chức giấc ngủ, tổ chức bữa ăn cũng như phát triển vận động chpo trẻ đối chiếu với bộ chỉ số phát triển của trẻ MG 4-5 tuổi.
- Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động PTTC cho trẻ mầm non nói chung, trẻ khối 4-5 tuổi nói riêng để điều chỉnh, trợ giúp cho giáo viên, nhân viên trong công tác PTTC cho trẻ.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Tất cả giáo viên phụ trách khối 4-5 tuổi, nhân viên phụ trách dinh dưỡng tham gia thực hiện công tác PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi phải luôn có ý thức và trách nhiệm cao trong việc xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi, thực hiện lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.
- Phụ huynh, các lực lượng giáo dục khác cần hỗ trợ và phối hợp với giáo viên trong việc theo dõi, kiểm tra tình trạng thể chất của trẻ, có những phản hồi hoặc chia sẻ kịp thời đến giáo viên về tình trạng phát triển thể chất của trẻ để cùng phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động PTTC cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật , các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
* Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm đảm bảo trang thiết bị, phòng tập phương tiện phục vụ cho hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi có hiệu quả.
- Nhằm có phòng tập riêng phục vụ cho hoạt động phát triển vận động cho trẻ