Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển thể chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 77)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển thể chất

Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yênchúng tôi sử dụng câu hỏi số 9, phụ lục 1. Kết quả thu được kết quả được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PTTC cho trẻ MG 4 - 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ,

tỉnh Hưng Yên Stt Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi Ý kiến đánh giá Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng một phần Không ảnh hưởng ĐTB ( ) TB SL % SL % SL % Yếu tố chủ quan 2.7

1 Năng lực quản lý của Hiệu

trưởng 172 88.2 23 21.8 0 0 577 2.95

2

Năng lực của giáo viên và nhân viên về hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

129 66.15 31 15.89 35 17.9 484 2.48

Stt Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi Ý kiến đánh giá Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng một phần Không ảnh hưởng ĐTB ( ) TB SL % SL % SL % Yếu tố khách quan 2.44 3 Nhận thức của phụ huynh, xã hội về hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi 105 53.8 77 39.48 13 6,7 482 2.47 4 Sự kết hợp giữa gia đình học sinh, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

94 48.2 95 48.7 6 3.07 478 2.45

5 Điều kiện cơ sở vật chất của

nhà trường 107 54.8 59 30.25 29 25.1 468 2.4

Tổng chung 52.26 39.47 14.08 2.57

Kết quả bảng 2.9 cho thấy:

Đánh giá chung của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên có mức ảnh hưởng cao ( = 2.57). Trong đó yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố khách quan (CQ: 2.7; KQ: 2.44).

Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, trong đó yếu tố thuộc về năng lực của CBQL được đánh giá là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (ĐTB: 2.95), tiếp đó là “Năng lực của giáo viên và nhân viên về hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi"(ĐTB: 2.48).

Trong các yếu tố khách quan, “Nhận thức của phụ huynh, xã hội về hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi"được đánh giá là có ảnh hưởng mạnh nhất (ĐTB: 2.48), “Sự kết hợp giữa gia đình học sinh, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai

X

hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi"(ĐTB: 2.45), tiếp đến là yếu tố “Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường"(ĐTB: 2.4).

Như vậy, trong các yếu tố ảnh hưởng, nhân tố nhà quản lý - Hiệu trưởng được xem là then chốt, sau đến là năng lực của đội ngũ giáo viên và nhân viên phụ trách dĩnh dưỡng cho trẻ. Đây là 2 nhân tố mặc dù với chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng trực tiếp tham gia vào quá trình PTTC cho trẻ 4-5 tuổi. Hiệu trưởng là người quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động PTTC cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng; Hiệu trưởng phải lấy trẻ làm trung tâm trong quản lý trường mầm non, coi sự phát triển về thể chất, xã hội, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ, nhân cách của trẻ là mục tiêu của tất cả các hoạt động quản lý nhà trường. Sự phát triển của trẻ là cái đích mà mọi năng lực lãnh đạo và quản lý trường mầm non phải đạt được thông qua các hoạt động quản lý nhà trường một cách tự chủ hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn. Bên cạnh những bí quyết như lấy trẻ làm trung tâm hay sáng tạo ra những hoạt động dạy học mới mẻ thì trở thành người tiên phong trong việc giải quyết những khó khăn, người đi đầu trong các hoạt động, chủ trương, kế hoạch cũng là một cách để bạn đến gần với thành công hơn trong công việc quản lý của mình.

GV là người trực tiếp thực hiện các hoạt động PTTC cho trẻ, là người gần gũi với trẻ nhiều thời gian nhất, do đó mọi hành vi, cách dạy của giáo viên đều có tác động khuyến khích hay kìm hãm sự tích cực tập luyện của trẻ. Nhân viên bếp ăn là người trực tiếp thực hiện việc chế biến thức ăn cho trẻ. Cách chế biến món ăn sao cho vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đẹp mắt kích thích thị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Từ sự phân tích trên có thể thấy để hoạt động PTTC cho trẻ mầm non đạt hiệu quả, hiệu trưởng phải có năng lực quản lý chỉ đạo, giáo viên, nhân viên phụ trách dinh dưỡng phải có trình độ chuyên môn. Ngoài ra các yếu tố như: Sự kết hợp của gia đình, các lực lượng xã hội; Nhận thức của phụ huynh; điều kiện vật chất là những điều kiện không thể thiếu để thúc đẩy hoạt động tư vấn tâm lý học đường được tổ chức, triển khai và đạt hiệu quả. Đặc biệt nhận thức của phụ huynh trong việc phát triển thể chất cho trẻ là yếu tố quan trọng, giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc triển khai nội dung PTTC đã được xây dựng trong kế hoạch đầu năm. Khi phụ huynh

hợp tác cùng công tác PTTC của nhà trường trong theo dõi sự phát triển của trẻ đối chiếu với bộ chỉ số tiêu chuẩn một cách thường xuyên sẽ tránh được tình trạng béo phì hay suy dinh dưỡng ở trẻ.

2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển thể chất và Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Qua phần khảo sát, điều tra thực trạng cũng như phân tích, mô tả thực trạng công tác PTTC cho trẻ 4-5 tuổi và Quản lý hoạt động PTTC cho trẻ huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

2.3.4.1. Công tác PTTC cho trẻ 4-5 tuổi * Ưu điểm:

Nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp quản lý, CBQL cơ sở giáo dục và GV về công tác PTTC cho trẻ 4-5 tại các trường mầm non trên địa bàn huyện bước đầu có những chuyển biến tích cực.

Đã đa dạng hóa các hình thức, phương pháp PTTC cho trẻ, phù hợp với đặc trưng lứa tuổi 4-5 và phù hợp với thực tế của nhà trường cũng như địa phương.

Chất lược bữa ăn của trẻ đã được quan tâm, chú trọng khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo yếu tố đẹp mắt để kích thích trẻ ăn ngon hơn.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết PTTC cho trẻ 4- 5 tuổi đã được triển khai tới mỗi giáo viên và phụ huynh trẻ. Có sự phân cấp, phần quyền và quy trách nhiệm cho từng lực lượng tham gia.

Tăng cường công tác tác tuyên truyền cho đội ngũ CB - GV - NV, phụ huynh và cộng đồng dân cư hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ.

Bồi dưỡng năng lực, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ thông qua tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, xây dựng các tiết dạy mẫu có chất lượng để giáo viên học tập, tăng cường công tác kiểm tra dự giờ tư vấn.

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giám sát chặt chẽ, có biện pháp mạnh đối với những cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chịu khó nghiên cứu văn bản để thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình.

Nhìn chung, chất lượng công tác PTTC cho trẻ 4-5 tại các trường mầm non trên địa bàn huyện đã có một số chuyển biến tích cực trong những năm học gần đây.

* Hạn chế:

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác PTTC cho trẻ 4-5 tại các trường mầm non trên địa bàn huyện còn thiếu thốn, nhất là phòng tập vận động cho trẻ, phòng ngủ ở một số trường chưa được đầu tư cơ sở vật chất thỏa đáng. Trường được xây dựng nhiều đợt, mỗi đợt một hạng mục và thiếu quy hoạch tổng thể ngay từ ban đầu; dẫn đến sân chơi hẹp, sự phân bổ các khu vui chơi, vận động cho trẻ chưa phù hợp.Chưa có phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật cho trẻ học các giờ giáo dục âm nhạc, nghệ thuật và, các giờ thể dục. Trẻ chủ yếu học ngoài sân trường nắng, trong lớp diện tích chật hẹp không đảm bảo cho trẻ vận động.

Thiếu khu vận động ngoài trời, đồ dùng đồ chơi ngoài trời, đồ dùng dụng cụ phục vụ các giờ thể dục còn hạn chế.

Ngân sách từ chính quyền địa phương đầu tư cho giáo dục mầm non, nhất là đầu tư cho chuyên đề vận động hàng năm còn hạn chế.

Một số bộ phận giáo viên nhân viên chưa làm tốt công tác tuyên truyền, chưa chịu khó học hổi để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế.

Còn một số giáo viên đôi lúc chưa thực hiện đầy đủ chế độ sinh hoạt ngày, thực hiện quy chế chuyên môn chưa được tốt thỉnh thoảng còn đối phó khi kiểm tra.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác PTTC cho trẻ còn chưa đồng bộ.

Sự tham gia của gia đình, các tổ chức xã hội còn chưa được thường xuyên, nhất là việc phối hợp gia đình với nhà trường trong việc theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ chưa được thực hiện thường xuyên.

Do trình độ văn hóa, trình độ dân trí ở địa phương còn có hạn chế nhất định nên việc tham gia PTTC cho cũng còn không ít khó khăn, bất cập. Nhiều phụ huynh quan niệm việc phát triển thể chất, vận động của trẻ là do nhà trường, cụ thể là các cô giáo trực tiếp phụ trách lớp.

- Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ CBQL, GV, NV còn những khó khăn nhất định như về trình độ không đồng đều, kỹ năng, nghiệp vụ còn hạn chế, việc trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau chưa được thường xuyên

Một bộ phận CBQL chưa làm tốt nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác PTTC một cách đúng mức.

Sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm ít được tổ chức giữa các trường nên sự thống nhất về các nội dung trong PTTC cho trẻ còn chưa linh hoạt.

2.3.4.2. Công tác quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

* Ưu điểm

Trong quá trình chỉ đạo và quản lý công tác PTTC cho trẻhuyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và là một định hướng lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Do đó, đã huy động được đông đảo sự tham gia của CBQL, GV và các cấp chính quyền địa phương tham gia phối hợp thực hiện. Việc quản lý thực hiện hoạt động PTTC được quan tâm và chỉ đạo cụ thể theo từng năm học, bám sát yêu cầu thực tiễn giáo dục và sự chỉ đạo của các cấp quản lý.

Hàng năm BGH xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp sát thực tiễn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong việc thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động.

Ban giám hiệu nhà trường luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thực hiện tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cấp trên để được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng các phòng chức năng, xây thêm phòng học đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ.

Việc triển khai xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung được chỉ đạo kịp thời, phù hợp với yêu cầu giáo dục, sự quan tâm của gia đình và xã hội.

Công tác quản lý, theo dõi, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên có lúc chưa sâu sát dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng hoặc học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ tư vấn cho đội ngũ chưa được thực hiện kịp thời và thường xuyên và hiệu quả.

Một số biện pháp quản lí hoạt động PTTC đã đề ra nhưng chưa hoặc không thực hiện được do nhiều yếu tố khách quan.

Việc kiểm soát, giám sát, kiểm tra - đánh giá hoạt động PTTC tại các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đôi khi còn buông lỏng và chưa chặt chẽ nên chất lượng chưa đảm bảo. Khâu phối hợp, kết nối với phụ huynh trong việc giám sát, thực hiện PTTC cho trẻ đôi khi chưa thực sự thường xuyên và còn hình thức.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội, khái quát tình hình giáo dục mầm non, công tác PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã phân tích thực trạng công tác PTTC và quản lý hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy:

Về công tác PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, huy động được đông đảo lực lượng tham gia, thực hiện nhiều nội dung, đa dạng hóa nhiều hình thức PTTC cho trẻ 4-5 tuổi.Tuy nhiên, trong quá trình trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập cần có những sự điều chỉnh và định hướng một cách đồng bộ cả về nhận thức, nội dung, phương pháp, hình thức PTTC mới đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Về công tác quản lý hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cũng có những bước khởi đầu, đạt được những kết quả nhất định. Song trong công tác quản lý cũng còn tồn tại nhiều bất cập từ quản lý xây dựng kế hoạch, quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động PTTC, quản lý việc chỉ đạo, triển khai công tác PTTC cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng, phát huy vai trò của nhà quản lý, Hiệu trưởng các trường, đặc biệt là hiệu quả các mặt quản lý còn có chưa đáp ứng được thực tiễn tại đơn vị hiện nay và xu hướng phát triển giáo

dục mầm non trong tương lai. Những yếu kém và bất cập này có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó phải kể các yếu tố chủ quan như: Năng lực quản lý của người Hiệu trưởng, năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên phụ trách dinh dưỡng, sự phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài trường trong công tác PTTC cho trẻ 4-5 tuổi… Những kết quả nghiên cứu chương 2 có độ tin cậy và là căn cứ, cơ sở khoa học để chúng tôi đề xuất các biện pháp của đề tài.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN TIÊN LỮ,

TỈNH HƯNG YÊN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Nguyên tắc này có tính xuyên suốt, chỉ đạo mọi hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Mọi hoạt động PTTC cho trẻ MG 4-5 tuổi luôn hướng tới mục đích đã đề ra. Mục đích gần là những mục tiêu cụ thể mà người học cần đạt được trong thời gian ngắn, là phương tiện để đạt mục đích dài hạn. Mục đích xa thường là hướng tới cách làm, cách ứng phó, cách giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích cuối cùng của hoạt động PTTC cho trẻ mầm non 4-5 tuổi là tăng cường sức khỏe, hình thành thói quen vận động và định hình tính cách, đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)