Kết quả khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 55 - 64)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Để đánh giá thực trạng công tác PTTC cho trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, trước hết chúng tôi tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV mầm non về tầm quan trọng của việc PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổiở các trường mầm non huyện Tiên

Lữ, tỉnh Hưng Yên

Stt

Tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi Ý kiến đánh giá Rất quan trọng Ít quan trọng Không QT ĐTB ( ) SL % SL % SL % 1 Giúp trẻ vừa có thể chất, sức khỏe tốt vừa tăng khả năng tư duy từ đó phát triển một cách toàn diện

176 90.25 19 9.75 0 0 476 2.44

2

Giúp bé được phát triển các kỹ năng vận động thô như: bò, chạy, trườn, trèo, bước

164 84.1 19 9.74 12 6.15 542 2.77

X X X

Stt

Tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi Ý kiến đánh giá Rất quan trọng Ít quan trọng Không QT ĐTB ( ) SL % SL % SL % dồn ngang, bật nhảy, ném truyền, bắt;… 3 Kỹ năng vận động tinh: phối hợp các nhóm cơ nhỏ ở tay - mắt, chân - mắt; kỹ năng thăng bằng, kiểm soát cơ thể

159 81.53 23 11.79 13 6.66 536 2.74

4

Các bé được rèn luyện tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sức chịu đựng, sự kiên trì, lòng tự tin và quan trọng là có sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt 153 78.46 35 17.95 7 3.58 536 2.74 5

Tạo điều kiện cho trẻ vận động chính là cho trẻ “không gian" phát triển bản thân và thể hiện tính tự lập đang dần định hình ở lứa tuổi mầm non. 95 48.7 61 31.28 39 20 427 2.18 Tổng chung 2.57 Bảng 2.3 cho thấy:

Các khách thể điều tra đánh giá chung về tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi ở mức rất quan trọng ( =2.57). Tuy nhiên, xem xét ở từng nội dung cụ thể, mức điểm đánh giá về có sự khác nhau cụ thể như:

X

Nội dung được đánh giá mức cao gồm: “Giúp bé được phát triển các kỹ năng vận động thô như: bò, chạy, trườn, trèo,bước dồn ngang, bật nhảy, ném truyền, bắt;…"(ĐTB: 2.74; TB;1); “Kỹ năng vận động tinh: phối hợp các nhóm cơ nhỏ ở tay - mắt, chân - mắt; kỹ năng thăng bằng, kiểm soát cơ thể “ và “Các bé được rèn luyện tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sức chịu đựng, sự kiên trì, lòng tự tin và quan trọng là có sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt"(ĐTYB: 2.74; TB;2); “Giúp trẻ vừa có thể chất, sức khỏe tốt vừa tăng khả năng tư duy từ đó phát triển một cách toàn diện"với điểm trung bình = 2,44, thứ bậc 4;

Nội dung được đánh giá ở mức trung bình gồm: Tạo điều kiện cho trẻ vận động chính là cho trẻ “không gian"phát triển bản thân và thể hiện tính tự lập đang dần định hình ở lứa tuổi mầm non"(ĐTB: 2.18; TB;5).

Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi của CBQL, GV ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã đạt ở mức khá toàn diện, song vẫn có sự chênh lệch giữa các nội dung khảo sát về tỷ lệ nhận định. Điều này dẫn đến những hạn chế trong quá trình tổ chức và triển khai hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi ở các trương mầm non trên đại bàn huyện.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Ng, hiệu trưởng một trường mầm non về lí do còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc PTTC cho trẻ 4-5 tuổi, câu trả lời chúng tôi nhận được là:“Trong trường vẫn còn một bộ phận giáo viên cho rằng trẻ cứ ăn, chơi, khỏe mạnh là đủ, không liên quan đến phát triển tính tự lập của trẻ”.

Từ kết quả nghiên cứu trên, việc tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non mới.

2.3.1.2. Thực trạng nội dung hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổiở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Để khảo sát thực trạng các nội dung hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục số 1, kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Nội dung PTTC cho trẻ 4-5 tuổi

Kết quả biểu đồ 2.1 cho thấy: Trong bốn nội dung PTTC cho trẻ 4-5 tuổi, CBQL và GV đánh giá cao nhất viêc thực hiện nội dung “Giáo dục các kỹ năng và thói quen vệ sinh"(ĐTB: 2.85), tiếp đó là nội dung “ Tổ chức cho trẻ ăn"(ĐTB: 3.39). Nội dung được đánh giá thực hiện ở mức trung bình là “ Phát triển vận động"(ĐTB: 2.26) và “ Tổ chức cho trẻ ngủ"(ĐTB: 2.09).

Xem xét ở từng biểu hiện cụ thể cho thấy đa số các hoạt động được CBQL và GV đánh giá ở mức cao thì vẫn còn một số hoạt động chỉ đạt ở mức đánh giá trung bình như: “ Đi dạo"(ĐTB: 1.7); “Đặt cho trẻ ngủ với thái độ ân cần, giúp trẻ nằm đúng tư thế"(ĐTB: 1.74); “Cần tạo ra trạng thái yên tĩnh cần thiết trước giờ ngủ"(ĐTB: 1.96); “Không nên có những hình thức giao tiếp gây xúc cảm tiêu cực và tạo ra hưng phấn cao ở vùng vỏ đại não"(ĐTB: 1.97) và “Giúp đỡ riêng cho các trẻ yếu”.

Có thể thấy rằng, nội dung tổ chức giấc ngủ cho trẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị M, giáo viên mầm non về lí do tại sao việc

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Giáo dục các kĩ năng và thói quen vệ sinh Tổ chức cho trẻ ăn Tổ chức cho trẻ ngủ Phát triển vận động 2.85 2.39 2.09 2.26

chăm sóc giấc ngủ cho trẻ vẫn còn một số hoạt động chưa thực sự tốt, câu trả lời chúng tôi nhận được là: “ Buổi trưa, chỉ có hai cô trông tới 38 trẻ, nhiều trẻ không ngủ trưa, hay chọc phá các bạn, chúng em rất khó để chăm sóc giấc ngủ cho từng trẻ. Chúng em thường chỉ cố gắng tạo ra sự yên tĩnh, cố gắng để các trẻ nằm yên, giữ trật tự cho các trẻ khác ngủ là đã thấy tốt lắm rồi”.

Qua quan sát giờ ngủ trưa của lớp Lá 2, trường mầm non Tiên Lữ, chúng tôi nhận thấy: Lớp gồm 34 trẻ, hai cô giáo. Thời gian bắt đầu ngủ trưa là 11h30, tuy nhiên lớp có 1 trẻ có biểu hiện không ngủ, chọc phá bạn bên cạnh. Suốt thời gian 30 phút, mặc dù cô dỗ dành song trẻ vẫn không ngủ. Cô giáo phải đưa trẻ sang phòng bên để có không gian yên tính cho các trẻ khác ngủ. Ngoài ra, phòng ngủ hẹp nên khoảng cách giữa các trẻ quá gần, điều này dẫn đến trẻ rất dễ bị thức giấc do bạn bên cạnh.

Từ thực trạng trên vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ đạt hiệu quả. Giấc ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Bởi sau mỗi giấc ngủ tinh thần của trẻ sẽ được sảng khoái hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Ở trường mầm non việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, bình thường trẻ ngủ đủ thời gian khoảng 150 phút thì tinh thần luôn sảng khoái khỏe mạnh cơ thể phát triển tốt. Với những trẻ ngủ ít thường có sự mệt mỏi không thích tham gia vào các hoạt động vui chơi và học tập. Giấc ngủ tốt vừa là một trong những điều kiện căn bản, vừa là một trong những dấu hiệu của trẻ em. Vì vậy, vai trò của giấc ngủ trưa là rất quan trọng. Nếu trẻ đến trường chỉ được ăn no, học hành đẩy đủ và vui chơi thôi chưa đủ, mà trẻ cần phải được các cô giáo hướng dẫn, tổ chức cho trẻ ngủ đủ giờ và đủ giấc. Đồng thời cần rèn co trẻ có thói quen ngủ đúng giờ. Ngoài ra phòng ngủ của trẻ phải sạch thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Như vậy cơ thể trẻ sẽ được khoẻ mạnh, hoạt động vui chơi tích cực và học tập tiếp thu bài tốt.

2.3.1.2. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Khảo sát hình thức tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Stt Hình thức PTTC cho trẻ 4-5 tuổi CBQL GV Chung ĐTB ĐTB ĐTB

1 Giáo dục phát triển vận động thông qua giờ thể dục 108 2.4 360 2.4 468 2.4 2 Giáo dục phát triển vận động thông qua thể dục sáng 103 2.28 360 2.4 463 2.34 3 Giáo dục phát triển vận động thông qua phút thể dục 95 2.1 300 2.0 395 2.02 4 Giáo dục phát triển vận động thông qua trò chơi vận động 113 2.5 375 2.5 488 2.5 5 Giáo dục phát triển vận động thông qua dạo chơi ngoài trời 90 2.0 330 2.2 420 2.15 6 Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe qua hoạt động Làm

quen với môi trường xung quanh 99 2.2 345 2.3 444 2.27

7 Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe qua hoạt động Làm

quen với tác phẩm văn học 95 2.1 330 2.2 425 2.17

8 Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ thông qua giờ hoạt động góc 99 2.2 375 2.5 474 2.4 9 Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ thông qua hoạt động chiều 103 2.28 330 2.2 433 2.2 10 Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ Thông qua tổ chức bữa ăn cho

trẻ 99 2.2 360 2.4 459 2.35

11 Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ Thông qua tổ chức giấc ngủ

cho trẻ 103 2.28 330 2.2 433 2.2

12 Tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe đến các bậc phụ huynh 90 2.0 315 2.1 405 2.07 Tổng

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Đánh giá chung của CBQL và GV về hình thức tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đạt mức trung bình (ĐTB:2.25). Không có sự chênh lệch đáng kể về mức độ đánh giá đối với các hình thức PTTC cho trẻ 4-5 tuổi giữa GV và CBQL (CBQL: 2.21; GV: 2.28). Tuy nhiên, đi sâu vào từng hình thức hoạt động PTTC cho trẻ 4-5 tuổi có thể thấy có sự khác nhau về mức độ đánh giá. Cụ thể:

Những hình thức PTTC được đánh giá ở mức cao gồm: “Giáo dục phát triển vận động thông qua trò chơi vận động"(ĐTB: 2.5); “Giáo dục phát triển vận động thông qua giờ thể dục "(ĐTB: 2.4) ; “Giáo dục phát triển vận động thông qua thể dục sáng"(ĐTB: 2.34); “Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ Thông qua tổ chức bữa ăn cho trẻ"(ĐTB: 2.35). Có thể thấy giáo dục thể chất trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Trẻ 4-6 tuổi là giai đoạn phát triển óc sáng tạo và cá tính riêng. Giai đoạn này, cho trẻ vận động là cực kỳ quan trọng để giúp trẻ vừa có thể chất, sức khỏe tốt vừa tăng khả năng tư duy, từ đó phát triển một cách toàn diện. Bởi vậy không chỉ cha mẹ mà thầy cô cũng cần chú trọng hơn việc nâng cao rèn luyện thể chất của trẻ. Thầy cô nên gia tăng các hoạt động thể dục thể thao hay đơn giản là thầy cô có thể tích hợp nhiều các hoạt động thể chất vào việc học cho trẻ. Điều này vừa tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện sức khoẻ lại vừa giúp trẻ củng cố kiến thức, nhớ lâu hơn trong việc học tập. Thông qua việc tập thể dục, rèn luyện hàng tuần, trẻ có cơ hội rèn luyện sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo và linh hoạt trong vận động.

Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non có thể thông qua nhiều biện pháp, như: Tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ…Như vậy, một trong những biện pháp phát triển thể chất là tổ chức bữa ăn cho trẻ. Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, do đó, nó cần năng lượng để xây dựng. Năng lượng đó lại do thức ăn cung cấp, vì thế thức ăn chỉ phát huy hết vai trò của mình đối với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa tuổi.

Ở trường mầm non trẻ thường được ăn hai bữa là bữa trưa và bữa xế. Trong đó bữa ăn trưa là bữa chính và qua trong nhất. Thông qua bữa ăn trưa, trẻ được bù đắp những năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia và các hoạt động

mới. Vì vậy việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

Trên thực tế, việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở các trường mầm non vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn đến (nhất là đối với khu vực nông thôn - điều kiện cơ sở vật chất, nhận thức của giáo viên, phụ huynh còn hạn chế). Thường trong các bữa ăn của trẻ cô giáo mới chỉ chú ý làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn.

Bênh cạnh những hình thức PTTC được đánh giá cao vẫn còn một số hình thức PTTC chưa thực sự được GV và CBQL đánh giá cao. Cụ thể: “Giáo dục phát triển vận động thông qua phút thể dục"(ĐTB: 2.02) và “Giáo dục phát triển vận động thông qua dạo chơi ngoài trời"(ĐTB: 2.15); “Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe qua hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học"(ĐTB: 2.17).

Thực hiện một số động tác trong phút thể dục có tác dụng thay đổi hoạt động của trẻ nhằm chống lại sự mệt mỏi giúp trẻ dễ tập trung chú ý vào hoạt động tiếp theo. Phút thể dục được tiến hành trong thời gian giữa những tiết học hay hoạt động đòi hỏi sự tập trung chú ý của trẻ, cô cho trẻ tiến hành tại chỗ một số động tác thể dục quen thuộc có tác dụng tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, hệ cơ bắp, tăng quá trình tuần hoàn của máu… Phút thể dục được tiến hành sau khi trẻ ngủ trưa, thực hiện những vận động nhẹ nhàng giúp trẻ tỉnh táo sau giấc ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức này chưa được đánh giá cao về hiệu quả thực hiện.

Tiến hành dạo chơi với trẻ cô giáo giúp trẻ nghỉ ngơi tích cực, củng cố kỹ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tự nhiên. Ngoài ra còn có giáo dục ở trẻ tính tập thể, lòng dũng cảm, ý thức chấp hành tổ chức kỷ thuật. Dạo chơi được tiến hành sau các tiết học buổi sáng. Tuy nhiên, hiện này hình thức này ít được các cô giáo vận dụng thường xuyên trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ.

Ở một số hình thức có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá giữa CBQL và GV:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở các trường mầm non huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên​ (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)