.5 Thu nhập trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp để vay vốn (Trang 53 - 63)

4.2. Phân tích Cronbach alpha

4.2.1. Thang đo Thái độ/ Sở thích

Bảng 4.1 trình bày phân tích Cronbach alpha cho nhân tố “Thái độ/ Sở thích”. Nhân tố Thái độ/ Sở thích được ký hiệu là A và được đo lường bằng 5 câu hỏi đo lường A1, A2, A3, A4 và A5.

Cột thứ 2 của bảng 4.1 biểu diễn trung bình thang đo của tất cả các biến trung bình còn lại nếu loại bỏ đi biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến A1 thì trung bình thang đo là 15.95. Cột thứ 3 là phương sai của thang đo nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu chúng ta loại biến A1 thì phương sai của thang đo là 5.191. Cột thứ 4 là hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh. Hệ số tương quan hiệu chỉnh của biến A1 với các biến đo lường còn lại (A2, A3, A4 và A5) là 0.471. Cột cuối cùng là hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến A1 thì Cronbach alpha của thang đo là 0.660.

Bảng 4.1 Phân tích Cronbach alpha cho thang đo nhân tố “Thái độ/ Sở thích”

Biến

Giá trị trung bình của nhân tố nếu

loại biến

Phương sai trung bình của nhân tố

nếu loại biến

Tương quan với biến tổng hiệu

chỉnh

Giá trị Cronbach alpha nếu loại

biến A Cronbach alpha tổng = 0.710 A1 15.950 5.191 .471 .660 A2 16.283 5.919 .319 .716 A3 15.991 5.235 .506 .646 A4 16.133 4.906 .542 .628 A5 16.308 5.072 .497 .649

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát

Các thông số kiểm mức độ tin cậy của thang đo trong bảng 4.1 cho thấy: các biến đo lường A1, A2, A3, A4 và A5 có Cronbach alpha tổng là 0.710. Tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường đều lớn hơn 0.3, cao nhất là 0.542 (A4) và thấp nhất là 0.319 (A2). Như vậy các biến đo lường cho nhân tố “Thái độ/ Sở thích” đều phù hợp và đủ điều kiện để phân tích EFA.

Đồng thời chúng ta cũng thấy câu hỏi đo lường A4 “Ngân hàng có lãi suất cho vay thấp” có hệ số Cronbach alpha nếu loại biến là thấp nhất 0.628 và hệ số tương quan biến tổng là lớn nhất 0.542. Như vậy A4 là biến đo lường quan trọng và có tính liên kết với các biến đo lường khác cao nhất trong thang đo này. Cũng có thể nói để khách hàng có thái độ tích cực và gia tăng sự yêu thích đối với ngân hàng thì các ngân hàng cần tập trung vào xây dựng và đưa ra những gói lãi suất cạnh tranh nhằm thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng.

4.2.2. Thang đo Sự thuận tiện

Bảng 4.2 trình bày phân tích Cronbach alpha cho nhân tố “Sự thuận tiện”. Nhân tố sự thuận tiện được ký hiệu là B và được đo lường bằng 5 câu hỏi đo lường B1, B2, B3, B4 và B5.

Cột thứ 2 trong bảng 4.2 biểu diễn trung bình thang đo của tất cả các biến trung bình còn lại nếu loại bỏ đi biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến B1 thì trung bình thang đo là 15.50. Cột thứ 3 là phương sai của thang đo nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu chúng ta loại biến B1 thì phương sai của thang đo là 8.588. Cột thứ 4 là hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh. Hệ số tương quan hiệu chỉnh của biến B1 với các biến đo lường còn lại (B2, B3, B4 và B5) là 0.482. Cột cuối cùng là hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến B1 thì Cronbach alpha của thang đo là 0.783.

Bảng 4.2 Phân tích Cronbach alpha cho thang đo nhân tố “Sự thuận tiện”

Biến

Giá trị trung bình của nhân tố nếu

loại biến

Phương sai trung bình của nhân tố

nếu loại biến

Tương quan với biến tổng hiệu

chỉnh

Giá trị Cronbach alpha nếu loại

biến B Cronbach alpha tổng = 0.794 B1 15.500 8.588 .482 .783 B2 15.416 7.909 .625 .741 B3 15.350 7.372 .603 .747 B4 15.358 7.997 .589 .751 B5 15.408 7.235 .588 .753

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát

Các thông số kiểm mức độ tin cậy của thang đo trong bảng 4.2 cho thấy: các biến đo lường B1, B2, B3, B4 và B5 có Cronbach alpha tổng là 0.794. Cronbach alpha nếu loại biến của từng biến đo lường đều nhỏ hơn Cronbach alpha tổng. Ngoài ra tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường đều lớn hơn 0.3, cao nhất là 0.625 (B2) và thấp nhất là 0.482 (B1). Như vậy các biến đo lường cho nhân tố “Sự thuận tiện” đều phù hợp và đủ điều kiện để phân tích EFA.

Giá trị Cronbach alpha và hệ số tương quan biến tổng nếu loại biến của thang đo nhân tố “sự thuận tiện” khá tương đồng nhau chứng tỏ các biến đo lường thang đo này

đều có vai trò quan trọng đối với nhân tố này. Sự thuận tiện được thể hiện qua việc ngân hàng có nhiều điểm giao dịch, vị trí của các phòng ban giao dịch phân bố hợp lý đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng, hồ sơ thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt và giải quyết hồ sơ nhanh chóng, và sự hỗ trợ kịp thời của ngân hàng mọi lúc, mọi thời điểm khi khách hàng cần.

4.2.3. Thang đo Ảnh hưởng xã hội

Bảng 4.3 trình bày phân tích Cronbach alpha cho nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”. Nhân tố Ảnh hưởng xã hội được ký hiệu là C và được đo lường bằng 3 câu hỏi C1, C2 và C3.

Cột thứ 2 trong bảng 4.3 biểu diễn trung bình thang đo của tất cả các biến trung bình còn lại nếu loại bỏ đi biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến C1 thì trung bình thang đo là 6.85. Cột thứ 3 là phương sai của thang đo nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu chúng ta loại biến C1 thì phương sai của thang đo là 3.271. Cột thứ 4 là hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh. Hệ số tương quan hiệu chỉnh của biến C1 với các biến đo lường còn lại (C2, và C3) là 0.651. Cột cuối cùng là hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến C1 thì Cronbach alpha của thang đo là 0.736.

Bảng 4.3 Phân tích Cronbach alpha cho thang đo nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”

Biến

Giá trị trung bình của nhân tố nếu

loại biến

Phương sai trung bình của nhân tố

nếu loại biến

Tương quan với biến tổng hiệu

chỉnh

Giá trị Cronbach alpha nếu loại

biến

C Cronbach alpha tổng = 0.805

C1 6.850 3.271 .651 .736

C2 6.733 3.390 .664 .722

C3 6.833 3.417 .643 .743

Các thông số kiểm mức độ tin cậy của thang đo trong bảng 4.3 cho thấy: các biến đo lường C1, C2 và C3 có Cronbach alpha tổng là 0.805. Cronbach alpha nếu loại biến của từng biến đo lường đều nhỏ hơn Cronbach alpha tổng. Ngoài ra tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường đều lớn hơn 0.3, lớn nhất là biến C2 với hệ số 0.664 và thấp nhất là biến C3 với hệ số 0.643. Như vậy các biến đo lường cho nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” đều phù hợp và được sử dụng để phân tích EFA.

Cả ba biến đo lường được đề xuất để đo lường nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” đều có giá trị quan trọng đối với thang đo thể hiện ở giá trị Cronbach alpha nếu loại biến giữa các biến có giá trị tương đương nhau. Như vậy tác động của các yếu tố từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên ngân hàng trong việc đưa ra các lời khuyên, gợi ý, hướng dẫn về việc lựa chọn ngân hàng được cho là có tác động đến ảnh hưởng lựa chọn ngân hàng để vay vốn.

4.2.4. Thang đo Nhận thức về kiểm soát hành vi

Bảng 4.4 trình bày phân tích Cronbach alpha cho nhân tố “Nhận thức về kiểm soát hành vi”. Nhân tố Nhận thức về kiểm soát hành vi được ký hiệu là D và được đo lường bằng 3 câu hỏi D1, D2 và D3.

Cột thứ 2 trong bảng 4.4 biểu diễn trung bình thang đo của tất cả các biến trung bình còn lại nếu loại bỏ đi biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến D1 thì trung bình thang đo là 7.441. Cột thứ 3 là phương sai của thang đo nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu chúng ta loại biến C1 thì phương sai của thang đo là 2.047. Cột thứ 4 là hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh. Hệ số tương quan hiệu chỉnh của biến D1 với các biến đo lường còn lại (D2, và D3) là 0.547. Cột cuối cùng là hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến D1 thì Cronbach alpha của thang đo là 0.593.

Bảng 4.4 Phân tích Cronbach alpha cho thang đo nhân tố “Nhận thức về kiểm soát hành vi”

Biến

Giá trị trung bình của nhân tố nếu

loại biến

Phương sai trung bình của nhân tố

nếu loại biến

Tương quan với biến tổng hiệu

chỉnh

Giá trị Cronbach alpha nếu loại

biến

D Cronbach alpha tổng = 0.709

D1 7.441 2.047 .547 .593

D2 7.341 2.008 .591 .536

D3 7.466 2.402 .448 .710

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát

Các thông số kiểm mức độ tin cậy của thang đo trong bảng 4.4 cho thấy: các biến đo lường D1, D2 và D3 có Cronbach alpha tổng là 0.709. Mặc dù nếu loại biến D3 thì Cronbach alpha biến tổng sẽ tăng lên là 0.710, tuy nhiên tác giả vẫn giữ lại biến D3 vì đây là biến được tác giả đánh giá là quan trọng trong thang đo. Tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường đều lớn hơn 0.3, cao nhất là 0.591 (D2) và thấp nhất là 0.448 (D3). Như vậy các biến đo lường cho nhân tố “Nhận thức về kiểm soát hành vi” đều phù hợp và đủ điều kiện để phân tích EFA tiếp theo.

Trong ba biến được đề xuất đo lường nhân tố “nhận thức về kiểm soát hành vi thì hai biến, một thể hiện mức độ dễ dàng đưa ra quyết định của khách hàng đối với việc lựa chọn ngân hàng và một thể hiện khả năng nhận thức và tự tin về các quyết định của các khách hàng là hai biến có tác động mạnh nhất đến nhân tố này.

4.2.5. Thang đo Nhân viên

Bảng 4.5 trình bày phân tích Cronbach alpha cho nhân tố “Nhân viên”. Nhân viên được ký hiệu là E và được đo lường bằng 4 câu hỏi đo lường E1, E2, E3 và E4.

Cột thứ 2 trong bảng 4.5 biểu diễn trung bình thang đo của tất cả các biến trung bình còn lại nếu loại bỏ đi biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến E1 thì trung bình thang đo là 12.133. Cột thứ 3 là phương sai của thang đo nếu loại biến đang xem xét.

Ví dụ, nếu chúng ta loại biến E1 thì phương sai của thang đo là 3.915. Cột thứ 4 là hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh. Hệ số tương quan hiệu chỉnh của biến E1 với các biến đo lường còn lại (E2, E3, và E4) là 0.663. Cột cuối cùng là hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến E1 thì Cronbach alpha của thang đo là 0.705.

Bảng 4.5 Phân tích Cronbach alpha cho thang đo nhân tố “Nhân viên”

Biến

Giá trị trung bình của nhân tố nếu

loại biến

Phương sai trung bình của nhân tố

nếu loại biến

Tương quan với biến tổng hiệu

chỉnh

Giá trị Cronbach alpha nếu loại

biến E Cronbach alpha tổng = 0.783 E1 12.133 3.915 .663 .705 E2 11.983 3.563 .565 .745 E3 12.233 3.609 .542 .758 E4 12.025 3.655 .617 .717

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát

Các thông số kiểm mức độ tin cậy của thang đo trong bảng 4.5 cho thấy: các biến đo lường E1, E2, E3 và E4 có Cronbach alpha tổng là 0.783. Cronbach alpha nếu loại biến của từng biến đo lường đều nhỏ hơn Cronbach alpha tổng. Ngoài ra tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường đều lớn hơn 0.3, thấp nhất là 0.542 (E3) và cao nhất là 0.663 (E1). Vì vậy, các biến đo lường cho nhân tố “Nhân viên” đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Như vậy nhân tố “nhân viên” được đo lường qua 4 biến đo lường thể hiện các nội dung sau nhân viên có tác phong chuyên nghiệp lịch sự, có năng lực chuyên môn, kỹ năng tư vấn tốt, hướng dẫn thủ tục rõ ràng và dễ hiểu, và có thái độ thân thiện quan tâm đến khách hàng.

4.2.6. Thang đo ý định lựa chọn ngân hàng vay vốn

Bảng 4.6 trình bày phân tích Cronbach alpha cho nhân tố “Ý định lựa chọn ngân hàng vay vốn”. Nhân tố Ý định lựa chọn ngân hàng vay vốn được ký hiệu là F và được đo lường bằng 3 câu hỏi đo lường F1, F2 và F3.

Cột thứ 2 trong bảng 4.6 biểu diễn trung bình thang đo của tất cả các biến trung bình còn lại nếu loại bỏ đi biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến F1 thì trung bình thang đo là 7.833. Cột thứ 3 là phương sai của thang đo nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu chúng ta loại biến F1 thì phương sai của thang đo là 2.207. Cột thứ 4 là hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh. Hệ số tương quan hiệu chỉnh của biến F1 với các biến đo lường còn lại (F2, và F3) là 0.592. Cột cuối cùng là hệ số Cronbach alpha nếu loại biến đang xem xét. Ví dụ, nếu loại biến F1 thì Cronbach alpha của thang đo là 0.627.

Bảng 4.6 Phân tích Cronbach alpha cho thang đo nhân tố “Ý định lựa chọn ngân hàng vay vốn”

Biến

Giá trị trung bình của nhân tố nếu

loại biến

Phương sai trung bình của nhân tố

nếu loại biến

Tương quan với biến tổng hiệu

chỉnh

Giá trị Cronbach alpha nếu loại

biến

F Cronbach alpha tổng = 0.732

F1 7.833 2.207 .592 .627

F2 7.816 1.798 .539 .673

F3 7.816 1.832 .560 .642

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát

Các thông số kiểm mức độ tin cậy của thang đo trong bảng 4.6 cho thấy: các biến đo lường F1, F2 và F3 có Cronbach alpha tổng là 0.732. Cronbach alpha nếu loại biến của từng biến đo lường đều nhỏ hơn Cronbach alpha tổng. Ngoài ra tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường đều lớn hơn 0.3, thấp nhất là 0.539 (F2) và cao nhất là 0.592 (F1). Như vậy các biến đo lường cho nhân tố “Ý định lựa chọn ngân hàng vay vốn” đều phù hợp và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 4.3.1. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập 4.3.1. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập

Trước khi sử dụng phương pháp EFA chúng ta cần xem xét mối tương quan giữa các biến đo lường này bằng hai phép kiểm định Barlett và KMO.

Kiểm định Bartlett dùng để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo. Khi mức ý nghĩa của kiểm định Barlett nhỏ hơn 0.05 tức là các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Kết quả kiểm định Barlett (chi tiết tại phụ lục 7.1) cho thấy các biến đo lường có tương quan với nhau với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05).

Kiểm định KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến Xi và Xj với độ lớn của hệ số tương quan từng phần của chúng (Norusis 1994). KMO càng lớn thì càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Để sử dụng cho phân tích EFA thì KMO phải lớn hơn 0.5. Kết quả kiểm định KMO cho thấy tương quan giữa các biến đo lường bằng 0.768 (> 0.5), vì vậy đủ điều kiện để phân tích EFA.

Để kiểm định giá trị hội tụ của 20 biến đo lường ứng với 5 nhân tố tác động đến quyết định chọn ngân hàng để vay vốn tác giả sử dụng phân tích EFA và kết quả được trình bày trong Phụ lục 7.1.

Kết quả phân tích EFA chỉ ra rằng tất cả các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 và các biến đo lường cùng một nhân tố đã hội tụ tương ứng vào các nhân tố rút trích được. Tiêu chí eigenvalue cũng cho thấy số lượng nhân tố rút trích được là 5 với eigenvalue dừng ở nhân tố thứ 5 là 1.454 (>1). Phương sai trích lũy kế của 5 nhân tố là 62.413%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp để vay vốn (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)