Giới thiệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng cho vay hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 32)

7. Bố cục đề tài:

2.1 Giới thiệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Agribank chi nhánh Tiền Giang đƣợc thành lập năm 1988, theo Quyết định số 41/NH-QĐ ngày 16/06/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trên cơ sở tiếp nhận Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng tỉnh Tiền Giang và Quỹ Tiết kiệm Xã hội Chủ nghĩa tỉnh Tiền Giang. Tên gọi ban đầu là Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Tiền Giang trực thuộc Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam và kể từ đó chi nhánh chính thức đi vào hoạt động. Đến năm 1990 hệ thống Ngân hàng đƣợc tách thành hai cấp, Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đƣợc xem là ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và đổi tên là Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền Giang.

Đến năm 1996 Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Tiền Giang một lần nữa đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, viết tắt là Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang.

Đến năm 2013 Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang, viết tắt là Agribank chi nhánh Tiền Giang.

Khi mới thành lập Agribank chi nhánh Tiền Giang gồm có 01 Hội sở và 06 chi nhánh sau nhiều lần tách, nhập đến nay có 27 điểm giao dịch (01 Hội sở Tỉnh, 10 chi nhánh loại III với 15 phòng giao dịch) với địa điểm trải đều trong phạm vi toàn tỉnh.

Hiện nay Agribank chi nhánh Tiền Giang là ngân hàng thƣơng mại có mạng lƣới hoạt động kinh doanh rộng nhất so với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn Tỉnh.

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Agribank chi nhánh Tiền Giang BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG DỊCH VỤ MAR PHÒNG KIỂM TRA KS NỘI BỘ PHÒNG ĐIỆN TOÁN CHI NHÁNH CÁI BÈ CHI NHÁNH CAI LẬY CHI NHÁNH CHÂU THÀNH CHI NHÁNH TÂN PHƢỚC CHI NHÁNH MỸ THO CHI NHÁNH CHỢ GẠO CHI NHÁNH THỊ XÃ CÔNG CHI NHÁNH CÔNG TÂY CHI NHÁNH CÔNG ĐÔNG CHI NHÁNH TÂN PHÚ ĐÔNG

Lợi nhuận cuả Ngân hàng đƣợc tạo ra chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, nghiệp vụ tín dụng đƣợc thực hiện phần lớn tại phòng tín dụng, tuy nhiên để tạo ra lợi nhuận từ hoạt động này thì cần có sự phối hợp với các phòng liên quan nhƣ phòng kế toán ngân quỹ; phòng kế hoạch tổng hợp; phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.

* Phòng tín dụng thực hiện các chức năng như sau:

Đầu mối tham gia đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng.

Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.

Thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ xấu, tìm nguyên nhân và đề xuất hƣớng khắc phục.

Quản lý hồ sơ tín dụng theo qui định; tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi đƣợc phân công.

Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt tín dụng của các chi nhánh loại 3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

* Phòng kế hoạch tổng hợp

Cân đối nguồn vốn đảm bảo cho cấp tín dụng; đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tính toán nguồn vốn để cho vay theo quy định.

Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo qui chế, qui trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ

* Phòng kế toán ngân quỹ

Trực tiếp hạch toán giải ngân, thu nợ các khoản cấp tín dụng, thống kê và thanh toán theo qui định của ngân hàng nhà nƣớc, Agribank.

Lƣu trữ chứng từ liên quan đến khoản vay và các giấy tờ có giá bảo đảm cho khoản vay đó.

Đây là bộ phận giao dịch cần thực hiện nhanh, chính xác, lịch sự.

Thực hiện kiểm tra kiểm soát các quy trình, quy định về nghiệp vụ tín dụng, phát hiện kịp thời những sai soát, tham mƣu cho Ban giám đốc chấn chỉnh kịp thời hạn chế sai sót và rủi ro xảy ra.

2.1.3 Thực tế nguồn nhân lực

Bảng 2.1 Số lƣợng CBCNV và trình độ của CBCNV tại chi nhánh

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

Tổng số CNV

Tuổi Trình độ chuyên môn

20-35 36-50 Trên 50 Chƣa qua đào tạo Trung cấp Cao đẳng Đại học Cao học Năm 2013 472 99 189 184 33 22 12 368 37 Năm 2014 470 91 192 187 33 20 11 366 40 Năm 2015 475 95 188 192 33 18 11 372 41

Nguồn: Thống kê lao động của Agribank chi nhánh Tiền Giang năm (2013 – 2015)

Từ năm 2013 đến năm 2015 tổng số cán bộ công nhân viên tăng 3 ngƣời, trong những năm này chi nhánh có tuyển dụng thêm lao động mới nhƣng số động mới này chỉ đủ bù đắp số lao động nghỉ hƣu.

Về độ tuổi đến năm 2015 lao động có tuổi từ 20 đến 35 tuổi chiếm 20%, từ 36 đến 50 tuổi chiếm 39,6%, trên 50 tuổi chiếm 40,4%. Phần lớn lao động tại Agribank chi nhánh Tiền Giang có độ tuổi khá cao, thế hệ trẻ (tuổi từ 20 đến 35 tuổi) thấp hơn thế hệ lớn tuổi (trên 50 tuổi) 20,4%. Tuổi đời bình quân của CBCNV Agribank chi nhánh Tiền Giang là 43 tuổi.

Về trình độ chuyên môn lao động có bằng đại học chiếm 78,3%, bằng thạc sĩ chiếm 8,6%.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Những năm đầu của thế kỷ 21 đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng trong tiến trình đổi mới, đƣa nền kinh tế bƣớc sang giai đoạn phát triển chiều sâu theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi phải có những bƣớc đi thận trọng trong quá trình đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh

Tiền Giang nói riêng có những nhiệm vụ rất nặng nề, vừa phải khắc phục những tồn tại cũ, vừa phải vƣơn lên để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong tình hình mới. Trong những năm qua Agribank chi nhánh Tiền Giang luôn tích cực tìm ra phƣơng hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Tiền Giang

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

S T T

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Tăng, giảm so năm trƣớc 2014/2013 2015/2014 Số tiền % Số tiền % 1 Dƣ nợ tín dụng 5,720 6,540 7,431 820 14.3 891 13.6 2 Tiền gửi khách hàng 7,259 8,152 9,959 893 12.3 1,807 22.2 3 Thu nhập 1,195 1,021 1,068 -174 -14.6 47 4.6 4 Chi phí 1,036 854 876 -182 -17.6 22 2.6 5 Lợi nhuận 159 167 192 8 5.0 25 14.9

Nguồn: Từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015 tại Agribank chi nhánh Tiền Giang.

Bảng 2.2 cho thấy dƣ nợ, tiền gửi, thu nhập, chi phí, lợi nhuận trong năm 2015 đều tăng, trong đó tiền gửi và lợi nhuận có tốc độ tăng khá cao so năm trƣớc. Trong năm 2014 thu nhập và chi phí giảm so năm 2013 nhƣng lợi nhuận tăng ổn định; nguyên nhân là lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay giảm hơn năm 2013 (do điều hành chính sách lãi suất của NHNN). Từ năm 2014 đến năm 2015 lãi suất tƣơng đối ổn định nên tăng trƣởng trong năm 2015 là số dƣơng.

Bảng 2.3 Chi tiết về thu nhập và chi phí tại Agribank Tiền Giang

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu Năm (%) 2014 so 2013 (%) 2015 so 2004 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Thu nhập, trong đó: 1.195 100 1.021 100 1.068 100 -14,6 4,6 1.1 - Dịch vụ tín dụng 1.078 90,2 900 88,1 911 85,3 -16,5 1,2 1.2 - Phí điều hoà vốn 85 7,1 84 8,2 114 10,7 -1,2 35,7

1.3 - Dịch vụ khác 32 2,7 37 3,6 43 4,0 15,6 16,2

2 Chi phí, trong đó: 1.036 100 854 100 876 100 -17,6 2,6

2.1 - Chi trả lãi tiền gửi 654 63,2 557 65,2 582 66,4 -14,8 4,5 2.2 - Chi khác 382 36,8 297 34,8 294 33,6 -22,3 -1,0

3 Lợi nhuận 159 167 192 5,03 14,9

Nguồn: Từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015 tại Agribank chi nhánh Tiền Giang.

Qua bảng 2.3 cho thấy, tổng thu nhập qua các năm đều tăng. Nếu xem xét tỷ trọng thu nhập theo từng hoạt động ta thấy:

Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và giảm nhẹ qua các năm. Năm 2013, thu từ tín dụng chiếm 90,2%/tổng thu nhập, năm 2014 chiếm 88,1%, giảm 2,1% so với năm 2013. Năm 2015 thu từ tín dụng chiếm 85,3%/tổng thu nhập, giảm 2,8% so với năm 2014.

Thứ hai, thu từ phí điều hoà vốn đứng hàng thứ 2, năm 2014 là 84 tỷ đồng giảm 1 tỷ đồng so với năm 2013; năm 2015 là 114 tỷ đồng tăng 30 tỷ đồng so với năm 2014.

Thứ ba, thu về các dịch vụ ngoài tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ. Qua các năm 2013 – 2015, mức thu này đều. Cụ thể, năm 2013 thu từ các dịch vụ khác chiếm 2,7%/tổng thu nhập, năm 2014 thu từ các dịch vụ khác chiếm 3,6%/tổng thu nhập, đến năm 2015 tỷ lệ này là 4,0%/tổng thu nhập.

Trong bảng 2.3 cho thấy tổng thu nhập và tổng chi phí năm 2014 giảm so với năm 2013, nhƣng lợi nhuận ngân hàng tăng. Kết quả này là do nguồn thu chủ yếu tại chi nhánh từ hoạt động tín dụng, thời điểm 2013 lãi suất huy động và cho vay cao, sang năm 2014 lãi suất cho vay giảm dần (lãi suất đầu vào bình quân 01 tháng trong năm 2014: 0,69%/tháng, thấp hơn năm trƣớc 0,23%/tháng, lãi suất đầu ra bình quân 01 tháng: 0,99%/tháng, thấp hơn năm trƣớc 0,27%/tháng) và trong năm 2015 là rất thấp. Lãi suất cho vay tăng giảm là do chính sách điều hành lãi suất của NHNN.

Bảng 2.4 Thực tế về huy động vốn và cho vay tại chi nhánh

NGUỒN VỐN 2011 2012 2013 2014 2015 TĐTTBQ * Nguồn vốn huy động 4.769 5.839 7.259 8.152 9.959 20% * Nguồn vốn ủy thác 100 95 80 75 59 -12% - Nguồn đƣợc sử dụng 4.554 5.548 6.858 7.545 9.513 20% + Sử dụng cho vay 4.736 5.144 5.720 6.540 7.431 12% + Điều về NH cấp trên -182 404 1.138 1.005 2.082 90%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Tiền Giang năm (2011 – 2015)

Năm 2011 Agribank chi nhánh Tiền Giang phải sử dụng vốn điều hòa từ ngân hàng cấp trên để cho vay. Đến năm 2012 và những năm trở về sau chi nhánh không những tự cân đối đƣợc nguồn vốn để cho vay mà còn bán vốn về ngân hàng cấp trên, cho thấy chi nhánh đã ổn định về nguồn vốn và đủ đảm bảo cho việc phát triển tín dụng. Qua bảng 2.4 ta thấy nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh tăng lên đáng kể, tốc độ tăng trƣởng bình quân là 20%. Bên cạnh sử dụng nguồn vốn tự cân đối chi nhánh còn sử dụng nguồn vốn nhận ủy thác của Chính phủ; đây là nguồn vốn giá rẻ hơn vốn điều hòa từ ngân hàng cấp trên, nhƣợc điểm là chi nhánh phải đầu tƣ theo những chƣơng trình dự án chỉ định và số lƣợng nguồn có hạn.

2.2 Thực tế về phát triển cho vay HKDCT tại Agribank chi nhánh Tiền Giang 2.2.1 Các quy định nội bộ liên quan đến phát triển cho vay HKDCT

TT Các quy định Nội dung

1 Quy định cho vay

1.1 Quyết định số 66/QĐ- HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 "Quyết định ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam"

Quyết định này quy định về Nguyên tắc vay vốn; Thể loại cho vay; Căn cứ xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ; Lãi suất cho vay; Điều kiện cho vay; Mức cho vay; Những nhu cầu không đƣợc cho vay; hạn chế cho vay; Trả nợ gốc và lãi, phí; Thời hạn thẩm định và phê duyệt cho vay; Thẩm quyền quyết định cho vay; Bộ hồ sơ cho vay; các phƣơng thức cho vay; Kiểm tra giám sát khoản vay; Quản lý hồ sơ tín dụng; Lƣu trữ hồ sơ cho vay;...

TT Các quy định Nội dung

1.2 Quyết định 836/QĐ- NHNo-HSX ngày 07/08/2014 của Tổng Giám đốc " Quyết định Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Quy định về quy trình tín dụng và quy trình phê duyệt tín dụng. Nội dung theo hình 2.3 và hình 2.4

2 Quy định về bảo đảm

2.1 Quyết định số 35/QĐ- HĐQT-HSX ngày 15/01/2014 của chủ tịch hội đồng quản trị "Quy định về ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam"

Quyết định này quy định về tài sản bảo đảm; Điều kiện đối với tài sản bảo đảm; Xác định giá trị tài sản bảo đảm; Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm; Giao kết giao dịch bảo đảm; Hiệu lực của giao dịch bảo đảm; Công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm; Đăng ký giao dịch bảo đảm; Xử lý tài sản bảo đảm; Bảo quản tài sản bảo đảm,... 2.2 Quyết định số 32/QĐ- HĐQT-HSX ngày 15/01/2014 của chủ tịch hội đồng quản trị "Quyết định về một số chính sách tín dụng" Về bảo đảm cấp tín dụng:

- Agribank xem xét, quyết định cấp tín dụng ngắn hạn không có bảo đảm đối với khách hàng đáp ứng các điều kiện: Không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác trong hai năm gần nhất đến thời điểm đề nghị cấp tín dụng; đƣợc xếp hạng A trở

TT Các quy định Nội dung

lên theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank;

- Agribank xem xét, quyết định cấp tín dụng ngắn hạn không có bảo đảm tối đa 50% trên tổng dƣ nợ ngắn hạn đối với khách hàng đáp ứng các điều kiện: Không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD tại thời điểm đề nghị cấp tín dụng; đƣợc xếp hạng BBB trở lên theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank;

2.3 Quyết định số 515/QĐ- HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của chủ tịch hội đồng quản trị "Quy định cấp tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính Phủ"

Quy định về đối tƣợng vay vốn, lĩnh vực vay, mức cho vay, phƣơng thức cho vay, cơ chế bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, của khách hàng hộ và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn

3 Quy định về chấm điểm khách hàng 3.1 Quyết định 1197/QĐ- NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc "Quyết định ban hành hƣớng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách Điểm Xếp hạng Nhóm nợ Từ 90 đến 100 AAA 1 Từ 80 đến dƣới 90 AA Từ 73 đến dƣới 80 A Từ 70 đến dƣới 73 BBB 2 Từ 63 đến dƣới 70 BB

TT Các quy định Nội dung

hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Từ 60 đến dƣới 63 B 3 Từ 56 đến dƣới 60 CCC Từ 53 đến dƣới 56 CC Từ 44 đến dƣới 53 C 4 Dƣới 44 D 5

4 Quy định về lãi suất

4.1 Văn bản 636/NHNo- KHTH ngày 18/08/2015 "Thông báo lãi suất cho vay nội tệ" áp dụng từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng cho vay hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 32)