8. Cấu trúc luận văn
1.3. Một số vấn đề về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học cơ sở
Học sinh Trung học cơ sở trong độ tuổi từ 12-15 tuổi, đây là quãng thời gian diễn ra nhưng sự thay đổi đặc biệt có sự nhảy vọt về cả thể chất và tâm lí. Do sự trưởng thành và tích lũy ở giai đoạn trước các em đã có một vị trí xã hội
mới: hồn tồn khơng cịn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Đây là giai đoạn quá độ từ trẻ con sang người lớn, là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dạy thì ở cả nam và nữ.
Đời sống tình cảm của học sinh bị chi phối bởi 2 yếu tố đó là sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lí dẫn đến sự phát dục (dậy thì) và hoạt động giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, với người lớn của các em được mở rộng. Trẻ quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh, có ước mơ và nhen nhóm những hồi bão về tương lai. Cuối độ tuổi THCS các em có sự rung động với bạn khác giới, xuất hiện các biểu hiện của tình yêu, tuy nhiên tình cảm mang màu sắc cảm tính bắt nguồn từ sự cảm mến những ưu điểm nổi trội của bạn khác giới.
Ở lứa tuổi THCS, học sinh bắt đầu quan tâm đến hình dáng bên ngồi, những cảm xúc giới tính xuất hiện, có sự chú ý đến hành vi, cử chỉ lời nói để khẳng định sự trưởng thành của bản thân.
Do sự phát triển mất cân đối của hệ cơ và hệ xương, học sinh độ tuổi này lóng ngóng, vụng về, hậu đậu. Học sinh ln cho mình là người lớn trong khi khả năng và sự phát triển của độ tuổi chưa phải là một cá nhân đã trưởng thành. Tính tình xốc nổi, hiếu thắng và muốn thể hiện bản thân, đây là độ tuổi diễn ra sự khủng hoảng mạnh trong tâm lí của học sinh.
Như vậy, muốn giáo dục các em biết được mình có các quyền nào đồng thời có nghĩa vụ phải thực hiện bổn phận gì có vai trị đặc biệt quan trọng với lứa tuổi này. Tuy nhiên để giáo dục có hiệu quả giáo viên phải nắm được các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, có sự quan tâm đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng của các em để kịp thời có những điều chỉnh đối với những hành vi lệch lạc.