8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trả
3.2.4. Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn liền vớ
giáo dục quyền và bổn phận cho giáo viên.
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
Để hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả cao thì trước tiên các thành viên trong ban chỉ đạo và trong các lực lượng tham gia giáo dục ngoài giỏi về chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt cịn phải có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục quyền và bổn phận và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đây là điều kiện về nguồn nhân lực hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm.
Qua khảo sát thực trạng nhận thấy khơng ít GV làm chưa tốt công tác giáo dục quyền và bổn phận và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh vì bản thân có nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm cơng tác. Vì vậy việc bồi dưỡng đội ngũ GV là vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh.
3.2.4.2. Nội dung thực hiện
- Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng đội ngũ GV và đặc biệt là đội ngũ GVCN, tổng phụ trách đội, giúp họ nắm vững được mục tiêu GD của nhà
trường và vai trò quan trọng của việc giáo dục cho học sinh hiểu biết về các quyền và bổn phận phải thực hiện.
- Hiệu trưởng phải tạo điều kiện tốt cho GV làm việc, sáng tạo trong quá trình thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng vào tích hợp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh.
- Hiệu trưởng có kế hoạch lựa chọn đội ngũ phục vụ công tác giáo dục quyền và bổn phận và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là đội ngũ GVCN, định ra các tiêu chuẩn để lựa chọn:
+ GV phải hiểu và nắm chắc nội dung giáo dục quyền và bổn phận.
+ GV phải có tinh thần yêu nghề mến trẻ, nhiệt huyết trong công tác, ln hồn thành tốt cơng việc được giao.
+ GV luôn được HS và PH yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Trẻ có mến, phục thầy cơ thì các em mới làm theo, học theo.
+ Có năng lực chun mơn vững vàng.
+ Có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể. + Có khả năng thuyết phục, truyền đạt.
- Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV những yêu cầu cần thiết:
+ Bồi dưỡng GV có nhận thức đầy đủ về các quyền và bổn phận trẻ em phù hợp với độ tuổi học sinh THCS. Giáo viên cần nhận thức rằng cơng việc của mình có ý nghĩa góp phần hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.
+ Bồi dưỡng về chuyên mơn: GV phải có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm hiệu quả, tích hợp giáo dục được các quyền và bổn phận trong các hoạt động một cách hợp lí, khoa học và tự nhiên.
+ Bồi dưỡng GV kỹ năng ứng xử trong các tình huống sư phạm, ứng xử khéo léo với HS và PH có thái độ quan tâm chu đáo, đặc biệt phải tôn trọng học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục.
+ GV phải có lối sống đạo đức trong sáng, phải thể hiện mình như một nhân cách tồn vẹn, tơn trọng các quyền của học sinh nhưng nghiêm khắc trong yêu cầu thực hiện các bổn phận đối với học sinh.
+ Xác định mối quan hệ giữa GVCN với gia đình học sinh, chủ động trong tổ chức phối hợp giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Dự kiến các nội dung hoạt động của hội cha mẹ học sinh đặt ra yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục gia đình trong cơng tác giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh.
+ Bồi dưỡng năng lực thiết lập các mối quan hệ thuận lời với các lực lượng ngoài trường là các tổ chức chính trị - xã hội. Huy động học góp sức trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
- Có sự quan tâm của BGH, đặc biệt là người Hiệu trưởng.
- Có kinh phí hoạt động trong cơng tác bồi dưỡng đội ngũ và có chế độ đãi ngộ động viên hàng tháng để đội ngũ GV toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp GD.
- GV có ý thức, có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục quyền va bổn phận cho học sinh.