Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 95 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm được tiến hành nhằm mục đích đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên.

3.4.2. Các bước khảo nghiệm

Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất theo 3 cấp độ (Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; Rất khả thi, khả thi, không khả thi).

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

Tác giả trưng cầu ý kiến đối với 15 cán bộ quản lý và 45 GV trường THCS trên địa bàn TP Hưng Yên

Bước 3: Tổ chức khảo nghiệm Bước 4: Thu phiếu và xử lý số liệu.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm.

36/60 (60%) 24/60 (40%) 0/60 (0%) 2

Đổi mới chỉ đạo hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

47/60 (78,3%) 13/60 (21,7%) 0/60 (0%) 3

Đổi mới kiểm tra đánh giá quả hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS thành phố Hưng Yên

43/60 (71,7 %) 17/60 (28,3%) 0/60 (0%) 4

Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn liền với giáo dục quyền và bổn phận cho giáo viên

51/60 (85%) 9/60 (15%) 0/60 (0%) 5

Huy động các nguồn lực phối hợp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm

47/60 (78,3%) 13/60 (21,7%) 0/60 (0%)

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp đề xuất

Tính khả thi Rất khả

thi Khả thi Không khả thi

1

Xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm.

39/60 (65%) 21/60 (35%) 0/60 (0%) 2

Đổi mới chỉ đạo hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

50/60 (83,3%) 10/60 (16,7%) 0/60 (0%) 3

Đổi mới kiểm tra đánh giá quả hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS thành phố Hưng Yên

43/60 (71,7 %) 17/60 (28,3%) 0/60 (0%) 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn liền với giáo dục quyền và bổn phận cho giáo viên

56/60 (93,3%) 4/60 (6,7%) 0/60 (0%) 5

Huy động các nguồn lực phối hợp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm

47/60 (78,3%) 13/60 (21,7%) 0/60 (0%)

Như vậy, qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy, 60/60 (100%) cán bộ tham gia khảo sát đều khẳng định các biện pháp đề xuất đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi. Tuy khơng có biện pháp nào được đánh giá ở mực độ tuyệt đối với 60/60 ý kiến xong kết quả khảo sát đạt được khá cao. Điều này chúng tỏ các biện pháp đề xuất có tính thuyết phục trong thực tiễn tổ chức giáo dục các quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Để khẳng định tính khách quan chúng tơi đã phỏng vấn một số CBQL và GV tham gia khảo sát với câu hỏi: Đ/c đánh giá như thế nào nếu tiến hành các biện pháp quản lí trên tại nhà trường. Theo ý kiến của cô giáo N.T.T.V cho rằng các biện pháp này có thể thực hiện nay tại nhà trường vì khá phù hợp, và nếu thực hiện thì cũng sẽ tạo ra sự thay đổi nhất định về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên của nhà trường.

Như vậy có thể khẳng định, các biện pháp quản lí được đề xuất trong đề tài là có tính khả thi và có khả năng áp dụng trong thực tế các THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên.

Kết luận chương 3

Chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục quyền và bổn phận nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý mà cụ thể là các biện pháp quản lý của người Hiệu trưởng. Xuất phát từ thực trạng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên có thể áp dụng các biện pháp quản lý như sau:

Xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm.

Đổi mới chỉ đạo hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Đổi mới kiểm tra đánh giá quả hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS thành phố Hưng Yên

Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn liền với giáo dục quyền và bổn phận cho giáo viên

Huy động các nguồn lực phối hợp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm

Qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp qua đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này, tác giả đề tài rút ra một số nhận xét như sau:

- Các biện pháp này phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của các nhà trường trên địa bàn nghiên cứu nên được đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi cao.

- Do yêu cầu ngày nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng như chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường THCS nên các biện pháp quản lý trên được đánh giá là rất cần thiết, Hiệu trưởng cần thực hiện một cách triệt để trong cơng tác quản lí giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tại địa phương.

- Với sự đánh giá ở tính cần thiết và khả thi cao là cơ sở khẳng định rằng: các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục quyển và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm nếu được áp dụng đúng và nghiêm túc sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục của các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 95 - 99)