Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 28 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh

1.3. Một số vấn đề về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh

1.3.2.Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh

i. Đặc điểm của quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh

Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em là quá trình tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động và giao lưu cho học sinh, tạo môi trường để học

sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế thơng qua đó chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em thành nhu cầu thể hiện hành vi, thói quen phù hợp với quyền và bổn phận. Quá trình giáo dục này mang các đặc điểm sau:

Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh mang tính pháp luật

Thực hiện q trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh hướng đến mục đích trạng bị cho học sinh những hiểu biết các quyền và bổn phận trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Công ước quốc tế là văn bản pháp luật tiến bộ nhất quy định những vấn đề liên quan đến trẻ em được thừa nhận trên toàn thế giới, được cụ thể hóa trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam. Việc tuân thủ, thực hiện các điều khoản trong Công ước và trong Luật được đảm bảo bằng pháp luật của Nhà nước.

Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục cấp học.

Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh chính là q trình thực hiện hướng tới mục tiêu thiết lập cho học sinh những hiểu biết căn bản về xã hội. Tạo ra nền tảng cho sự hình thành phẩm chất đạo đức và kỹ năng để các em vững vàng hơn trong cuộc sống ở giai đoạn tiếp theo.

Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm nhân cách của các em.

Để biến những điều luật, những quy định cứng nhắc trở nên dễ hiểu, dễ cảm nhận và có tác dụng giáo dục khơng có cách nào đem lại hiệu quả cao hơn khi được tích hợp trong các hoạt động giáo dục của nhà trường

ii. Các con đường giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh trong nhà trường Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh trong nhà trường thông qua con đường dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục.

Dạy học là một trong những con đường cơ bản để giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh. Chương trình dạy học trong nhà trường hiện nay chưa biên soạn nội dung giáo dục quyền và bổn phận là một mơn độc lập mà được tích hợp trong các bài học của mơn Giáo dục công dân...Thông qua các bài học gắn với các quyền và bổn phận giúp học sinh sẽ tăng cường nhận thức và sự hiểu biết để từ đó hình thành thái độ tích cực đồng thời biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào những tình huống cụ thể của đời sống.

Hoạt động giáo dục là môt con đường ưu thế để giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh, trong thực tế chương trình giáo dục này được áp dụng ở các tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp hoặc trong các hoạt động tập thể khác của trường, của lớp. Hoạt động giáo dục là môi trường thuận lợi để giáo dục quyền trẻ em một cách tồn diện, có hệ thống.

iii. Nội dung và phương pháp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh * Nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học người Tày - Nùng Hình thành cho học sinh những tri thức, hiểu biết về nội dung các quyền và bổn phận của trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Đó là các quyền thuộc 4 nhóm quyền trong công ước gồm quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia và bổn phận người con trong gia đình, học sinh ở nhà trường và bổn phận người công dân tại cộng đồng sinh sống. Giáo dục cho học sinh kỹ năng thực hiện các quyền và bổn phận của mình trong học tập ở nhà trường, trong sinh hoạt gia đình và khi tham gia các hoạt động xã hội. Giáo dục cho học sinh thái độ tích cực và sự tự ý thức về việc thực hiện quyền và bổn phận của bản thân trong các mối quan hệ xung quanh. Giáo dục tăng cường khả năng vận dụng sáng tạo các quyền và bổn phận của học sinh vào các tình huống khác nhau. Từ đó giúp học sinh có khả năng thích nghi và thực hiện có hiệu quả các quyền và bổn phận của mình, biết bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm.

* Các phương pháp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học người Tày - Nùng

Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục quyền - bổn phận cho học sinh tiểu học sử dụng tri thức văn hóa bản địa có thể được tổ chức với hai nhóm phương pháp giáo dục sau:

* Nhóm 1: Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục Phương pháp tổ chức tọa đàm, thảo luận

Phương pháp rèn luyện các hành vi phù hợp với quyền và bổn phận thông qua các bài tập tình huống hoặc trải nghiệm qua các hoạt động văn hóa tại địa phương.

Phương pháp tổ chức trị chơi Phương pháp kể chuyện

Phương pháp hỏi - đáp giữa giáo viên và học sinh Phương pháp giảng giải

Phương pháp giáo dục bằng tình huống và sắm vai giải quyết tình huống

1.3.3. Mục đích giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thơng qua hoạt động trải nghiệm ở trường Trung học sơ sở

Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ giúp khắc phục những hạn chế của thực trạng giáo dục trong các nhà trường đó là giúp học sinh gắn tri thức lý thuyết với thực tiễn cuộc sống. Đây là phương thức giáo dục trong đó học sinh được thể nghiệm các quyền của bản thân đồng thời phải thể hiện được các hành vi phù hợp với bổn phận trong các hoạt động giáo dục. Phương thức phối hợp này dựa vào những ưu thế sau đây của hoạt động trải nghiệm:

- Nội dung hoạt động trải nghiệm gắn với đời sống thực tiễn, địa phương, cộng đồng, đất nước và dễ vận dụng vào thực tế; được tích hợp từ nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học và thiết kế thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực

hiện một cách phù hợp, hiệu quả. Chính trong q trình này, các quyền bổn phận của học sinh được thể hiện theo những cách tự nhiên nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng.

- Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo môi trường học tập mới mẻ, sinh động cho học sinh, khắc sâu những quyền và bổn phận cơ bản làm cho nhận thức toàn diện hơn, mở rộng sự hiểu biết của mình.

- Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tiếp nhận kiến thức về các quyền và bổn phận khơ cứng theo luật bằng những hình thức hoạt động sinh động, sơi nổi, mở rộng môi trường hoạt động, ít gị bó mà hiệu quả giáo dục rất tích cực, góp phần củng cố thêm kiến thức cho học sinh.

- Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh thỏa mãn được nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá những quyền và bổn phận cơ bản trong thực tiễn cuộc sống của học sinh, đó lại chính là đặc điểm nổi bật của học sinh lứa tuổi THCS.

Vì vậy, để học sinh tiếp cận với các quyền và bổn phận một cách đầy đủ, khoa học hơn thì bên cạnh với việc sử dụng phương pháp giáo dục quyền và bổn phận gắn với các tiết học trên lớp ở các mơn học có ưu thế, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục quyền và bổn phận sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Giúp học sinh được tiếp nhận các quyền và bổn phận của mình một cách nhẹ nhàng, chủ động hơn, đồng thời các quyền và bổn phận ấy lại được học sinh suy ngẫm, đánh giá thông qua các hoạt động trải nghiệm từ đó hiểu sâu hơn, có kỹ năng vận dụng tốt hơn trong đời sống hàng ngày, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn cuộc sống.

1.3.4. Nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm

Theo cách tiếp cận của khoa học giáo dục đồng thời căn cứ vào mục đích của q trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, nội dung của quá trình giáo dục được xác định là:

Một là: Hình thành cho học sinh những tri thức, hiểu biết về nội dung các quyền và bổn phận của trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Đó là các quyền thuộc 4 nhóm quyền trong cơng ước, bao gồm: quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia và bổn phận trẻ em bao gồm: bổn phận người con trong gia đình, người học sinh ở nhà trường và người công dân tại cộng đồng sinh sống. Đối với nội dung giáo dục hình thành kiến thức cho học sinh về các quyền và bổn phận cơ bản có thể khai thác chủ yếu thông qua nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoạt động hướng vào bản thân: trong đó tập trung vào hai loại hoạt động là khám phá bản thân và rèn luyện bản thân.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên gồm: hoạt động chăm sóc gia đình, hoạt động xây dựng nhà trường, hoạt động xây dựng cộng đồng.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên: hoạt động tìm hiểu và bảo vệ mơi trường. - Hoạt động hướng nghiệp: hoạt động lựa chọn định hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

Hai là: Giáo dục cho học sinh kỹ năng thực hiện các quyền và bổn phận của mình trong học tập ở nhà trường, trong sinh hoạt gia đình và khi tham gia các hoạt động xã hội. Bởi mục tiêu mà quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em hướng tới là việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong các hoạt động sống thường ngày. Các kỹ năng đó bao gồm: Nhóm kỹ năng xác định quyền được hưởng và bổn phận cần thực hiện; Nhóm kỹ năng thể hiện hành vi phù hợp với quyền và bổn phận trẻ em; Nhóm kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm các quyền được hưởng; Nhóm kỹ năng tuyên truyền, chia sẻ hiểu biết về quyền và bổn phận trẻ em.

Đối với nội dung giáo dục hình thành các kỹ năng, giáo viên cần gắn với các nội dung hoạt động trải nghiệm sau:

- Hoạt động hướng vào bản thân: tập trung vào hoạt động rèn luyện bản thân. - Hoạt động hướng đến tự nhiên gồm: hoạt động chăm sóc gia đình, hoạt động xây dựng nhà trường, hoạt động xây dựng cộng đồng.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên: hoạt động tìm hiểu và bảo vệ mơi trường. - Hoạt động hướng nghiệp: hoạt động rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp và hoạt động lựa chọn định hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

Ba là: Giáo dục cho học sinh thái độ tích cực và sự tự ý thức về việc thực hiện quyền và bổn phận của bản thân trong các mối quan hệ xung quanh. Mục tiêu của quá trình này là hình thành niềm tin ở học sinh về hệ thống các quyền trẻ em được quy định trong các văn bản pháp luật, hướng tới hiện thực hóa các quyền của trẻ em trong đời sống giúp học sinh cảm nhận được mình thực sự có những quyền gì, các quyền đó được thể hiện như thế nào? Để đảm bảo các quyền của bản thân học sinh phải tự ý thức về việc thực hiện bổn phận của mình, địi hỏi sự tơn trọng của người khác đối với mình cũng đồng nghĩa với việc cần tôn trọng quyền của mọi người xung quanh.

Đối với nội dung này có thể được thực hiện với các nội dung hoạt động trải nghiệm sau:

- Hoạt động hướng vào bản thân: tập trung vào hoạt động khám phá bản thân, rèn luyện bản thân.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên gồm: hoạt động chăm sóc gia đình, hoạt động xây dựng nhà trường, hoạt động xây dựng cộng đồng.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên: hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu và bảo vệ môi trường.

- Hoạt động hướng nghiệp: hoạt động rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp và hoạt động lựa chọn định hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

Bốn là: Giáo dục tăng cường khả năng vận dụng sáng tạo các quyền và bổn phận của học sinh vào các tình huống khác nhau. Từ đó giúp học sinh có khả năng lựa chọn và thực hiện có hiệu quả các quyền và bổn phận của mình, biết bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm và biết tôn trọng quyền của người khác.

Sự thể hiện các quyền trẻ em diễn ra trong nhiều mơi trường và hồn cảnh khác nhau dẫn đến có những quan niệm khơng giống nhau trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình và tại mỗi địa phương, cùng với đó yêu cầu về bổn phận của trẻ em cũng diễn ra với những cấp độ khác nhau. Quá trình giáo dục hướng tới việc trang bị cho các em những hiểu biết và những nguyên tắc hành động chung nhất song cũng cần phát triển khả năng lựa chọn, thích ứng với những tình huống đa dạng của cuộc sống.

Đối với nội dung giáo dục này có thể vận dụng linh hoạt trong tất cả các nội dung hoạt động trải nghiệm với các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo các quyền trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm ở nhà trường, gia đình và ngồi xã hội.

1.3.5. Phương thức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm

Việc tổ chức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thơng qua hoạt động trải nghiệm có nhiều phương thức tổ chức rất đa dạng và phong phú. Trong chương trình hoạt động trải nghiệm, có bốn phương thức giáo dục được thực hiện, cụ thể như sau:

- Phương thức có tính khám phá: Thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi…

- Phương thức có tính thể nghiệm, tương tác: Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo, Sân khấu hố, Đóng vai, Thảo luận, Trình diễn…

- Phương thức có tính cống hiến: Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo...

- Phương thức có tính nghiên cứu: Dự án, Khảo sát, Điều tra, Sáng tạo công nghệ...

Đối với nội dung giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS có thể lựa chọn từ các phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm một số hình thức hoạt động phù hợp với thực tiễn giáo dục trong nhà trường THCS như sau:

- Hình thức thực tế, tham quan, cắm trại gắn với giáo dục các quyền và bổn phận nhất định: Đây là những hình thức phù hợp với đặc điểm độ tuổi học sinh THCS. Để giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh, GV có thể thiết kế cho học sinh đến thăm quan, đi thực tế để tìm hiểu các hồn cảnh sống khác nhau của học sinh ở các địa phương từ đó giúp các em hiểu được bản thân có các quyền nào, đang được thụ hưởng các quyền đó ở mức độ nào từ đó phải thể hiện được bổn phận của bản thân trước những điều kiện sống hiện tại ra sao? Hoạt động cắm trại cho học sinh THCS cũng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn các nhóm quyền như quyền được phát triển, quyền được tham gia đồng thời thể hiện được trách nhiệm của mình trong các hoạt động chung của tập thể.

- Hình thức tổ chức các trị chơi có chủ đề về quyền và bổn phận trẻ em: Đối với lứa tuổi học sinh THCS, chơi trị chơi khơng chỉ để thỏa mãn nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 28 - 74)