Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 77 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Những điểm mạnh

Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh các trường THCS đã được quan tâm trong những năm gần đây. Các nhà trường cũng đã chú trọng khai thác ưu thế của hoạt động trải nghiệm để lồng ghép giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh. Cơng tác quản lí đã bám sát những yêu của chương trình hoạt động trải nghiệm để tổ chức giáo dục các quyền trẻ em theo Cơng ước quốc tế đồng thời có sự gắn kết để làm rõ các hoạt động trải nghiệm quyền và bổn phận cho học sinh phù hợp.

Thực trạng khảo sát cho thấy, GV và CBQL các nhà trường có sự nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, chính vì vậy đã chú trọng đến sự thay đổi và điều chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục này trong giai đoạn hiện nay.

Một điểm mạnh nữa được ghi nhận qua khảo sát thực trạng là HT các trường THCS cũng đã huy động động được gia đình học sinh và một số tổ chức chính trị xã hội tại địa phương tham gia vào hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục được HT nhà trường thực hiện với đầy đủ các chức năng của nhà quản lí từ khâu lập kế hoạch giáo dục, tổ chức và

chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục và có sự kiểm tra, đánh giá toàn diện kết quả giáo dục quyền và bổn phận học sinh.

2.4.2. Những điểm còn hạn chế

Hạn chế lớn nhất qua khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS TP Hưng Yên là nhận thức và năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh của GV không đồng đều. Mặt khác sự thay đổi trong tư duy quản lí và tổ chức diễn ra còn chậm, các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh của nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, nội dung giáo dục đan xen nên chưa phát huy được hiệu quả mong muốn.

Đánh giá các nội dung liên quan đến công tác chủ nhiệm giữa GV - người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ với người CBQL - người quản lí hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh cịn có nhiều điểm chênh lệch. Nguyên nhân là do định hướng không thống nhất dẫn đến những cách hiểu khác nhau.

Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đều được GV và CBQL lựa chọn song với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên có 1 điểm chung là cả CBQL và GV với 1 tỉ lệ lớn đều cho rằng gia đình học sinh và các tổ chức chính trị xã hội có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên chủ yếu đánh giá do có sự nhìn nhận về huy động nguồn tài chính cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm của học sinh.

2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

Sở dĩ thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận thơng qua hoạt động trải nghiệm có được những kết quả trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân tích cực như: sự quan tâm của BGH nhà trường với hoạt động giáo dục học sinh, sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường; Đội ngũ GV có tinh thần trách nhiệm, có chun mơn...

Tuy nhiên những hạn chế của thực trạng trên vẫn còn khá nhiều bất cấp. Những bất cập này bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

Thứ nhất do bản thân mỗi GV có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực làm giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh là khác nhau dẫn đến sự không đồng đều về khả năng thực hiện nhiệm vụ của các GV khác nhau. Mặt khác đây là một nội dung giáo dục khó thực hiện, nếu làm khơng tốt các nội dung quyền và bổn phận sẽ thể hiện tính giáo điều và khó hình thành ở học sinh.

Thứ hai, có thể thấy, CBQL và GV vẫn làm theo kinh nghiệm trước đây, chưa có sự phân biệt rõ từng nội dung giáo dục và quan tâm thỏa đáng đến nội dung này. Đây chính là một mẫu thuẫn nảy sinh trong thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tại địa bàn nghiên cứu.

Kết luận chương 2

Thực trạng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn TP Hưng Yên có những thành tựu nhất định khẳng định được vai trò của giáo dục thành phố. Về cơ bản, đội ngũ GV và CBQL có sự nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò của hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh. Đã chú ý khái thác ưu thế của các hoạt động trải nghiệm để làm mềm hóa các quyền và bổn phận mang tính khơ cứng và luật hóa, làm cho chúng trở nên gần gũi và mềm mại hơn, giúp học sinh tiếp nhận dễ dàng và bền lâu hơn.

Điều kiện cơ sở vật chất và sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng là một trong những điểm mạnh của giáo dục THCS của thành phố Hưng Yên. Giáo dục thành phố được sự quan tâm của phụ huynh và các cơ quan quản lí giáo dục, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục trải nghiệm để giáo dục các quyền và bổn phận phù hợp.

Tuy nhiên kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tại các trường THCS thành phố Hưng Yên cho thấy: năng lực thực hiện hoạt động giáo dục của GV không đồng đều, sự thay đổi trong tư duay quản lí cịn chậm, chưa phân định rõ nội dung giáo dục này với các nội dung giáo dục khác trong nhà trường dẫn đến kết quả chưa được như mong muốn. Kết quả khảo sát các nội dung giữa GV và CBQL cịn có nhiều điểm chênh lệch. Nguyên nhân là do định hướng không thống nhất dẫn đến những cách hiểu khác nhau giữa các đối tượng.

Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đều được phần lớn GV và CBQL lựa chọn song với các mức độ khác nhau. Điều này cho thấy sự đồng nhất trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm cịn chưa cao, mỗi đối tượng có những quan điểm và nhận thức khác biệt. Đây cũng là một vấn đề thực trạng cần quan tâm tìm kiếm được các biện pháp để khắc phục những hạn chế này tại địa phương.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)