Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục quyền và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục quyền và

bổn phận trẻ em qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề xuất các biện pháp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm được xem như một sự thay đổi trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường THCS theo hướng phát triển tích cực. Sự thay đổi và phát triển địi hỏi phải có sự kế thừa vì trong nền văn minh của xã hội loại người hiện nay, khơng có sự phát triển nào bắt đầu từ con số không. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa trong đề xuất các biện pháp giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS đòi hỏi:

- Tơn trọng nội dung chương trình hoạt động giáo dục đã được quy định để thực hiện tích hợp nội dung giáo dục quyền và bổn phận.

- Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục và kinh nghiệm giáo dục quyền và bổn phận nói chung, giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS nói riêng đề khái quát thành lí luận nhằm vận dụng vào thực tiễn tổ chức giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về hoạt động giáo dục và giáo dục quyền và bổn phận, đặc biệt là các nghiên cứu về biện pháp giáo dục quyền và bổn phận, các nghiên cứu về giáo dục quyền và bổn phận được tổ chức thông qua các hoạt động trải nghiệm.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Giáo dục học sinh nói chung, giáo dục quyền và bổn phận thơng qua hoạt động trải nghiệm nói riêng tồn tại và phát triển với tư cách là một hệ thống. Vì vậy, giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS là một hệ thống cả về phương diện lí thuyết và thực tiễn. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của việc đề xuất các biện pháp giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS đòi hỏi:

- Xác định rõ các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục và các yếu tố cấu trúc của giáo dục quyền và bổn phận thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS.

- Mô tả cụ thể các yếu tố cấu trúc của hệ thống mới được thiết lập từ sự tích hợp các yếu tố cấu trúc của giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục.

Các nguyên tắc nêu trên là những xuất phát điểm để đề xuất các biện pháp giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục. Việc giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường mà cịn phải có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường. Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất, xuyên suốt giữa các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân cơng rõ ràng, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia công tác giáo dục quyền và bổn phận, tạo điều kiện cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục gắn những nội dung lí thuyết vào đời sống thực tiễn của học sinh. Vì vậy cần đảm bảo tính thực tiễn trong tổ chức hoạt động giáo dục này. Cụ thể:

- Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của trường THCS, thẩm quyền của nhà giáo trong thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục.

- Khi đề xuất các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện của nhà trường, của học sinh và phụ huynh học sinh. Cụ thể như:

+ Nhân lực để thực hiện biện pháp.

+ Các nguồn lực vật chất, tài chính cần khai thác, huy động để thực hiện các hoạt động.

+ Sự phối hợp của PHHS, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các chủ thể tham gia công tác giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh là cán bộ quản lý, GVCN, Đoàn thanh niên, Đội TNTP HCM, PHHS và các cơ quan đoàn thể địa phương… Mỗi chủ thể giáo dục có vai trị tích cực khác nhau trong q trình giáo dục. Vì vậy hệ thống các biện pháp phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 81 - 84)