8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trả
3.2.2. Đổi mới chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trả
nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục cần được đổi mới theo hướng cụ thể hóa nội dung giáo dục gắn với các hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh hiệu trưởng cần sát sao trong chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục; chỉ đạo lập kế hoạch các hoạt động giáo dục trải nghiệm của giáo viên; chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục; chỉ đạo khâu kiểm tra đánh giá và chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục.
3.2.2.2. Nội dung thực hiện
- Chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm:
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm lồng ghép giáo dục quyền và bổn phận phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại nhà trường. Chỉ đạo nhóm chun trách, giáo viên chủ nhiệm, đồn thanh niên, đội thiếu niên cùng thống nhất xây dựng nội dung giáo dục quyền và bổn phận và các hình thức giáo dục quyền và bổn phận. Các quyền của trẻ em được thiết kế theo 4 nhóm trong công ước và quy định về bổn phận trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các hình thức giáo dục quyền và bổn phận thông
qua hoạt động trải nghiệm cần tập trung khai thác đó là: hình thức câu lạc bộ, hình thức trị chơi, hình thức diễn đàn, hình thức hội thi, hình thức tổ chức hoạt động nhân đạo, tham quan dã ngoại,... do đặc thù hoạt động giáo dục này đem lại hiệu quả cao hơn các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận khác nhưng trong quá trình tổ chức lại phải đầu tư lớn hơn cả về nội dung, hình thức hoạt động, cơ sở vật chất, nguồn tài chính, thời gian thực hiện, vì vậy nếu chỉ đạo khơng quyết liệt, bài bản, khoa học thì kết quả thu được sẽ khơng cao.
- Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng giáo dục: Hiệu trưởng chỉ đạo các
lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh.
- Chỉ đạo đánh giá, xếp loại học sinh: Hiệu trưởng chỉ đạo GV đánh giá
kết quả hoạt động giáo dục trải nghiệm có tích hợp giáo dục quyền và bổn phận theo đúng các tiêu chí thể hiện trong văn bản hướng dẫn. Để chỉ đạo việc thực hiện hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả theo kế hoạch năm học, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch công việc chi tiết, cụ thể, đảm bảo mỗi thành viên trong các lực lượng giáo dục xác định rõ ý nghĩa, nội dung công việc được giao: tại sao lại phải tiến hành cơng việc đó, cơng việc đó sẽ được tiến hành ở đâu, vào thời gian nào và cách thức thực hiện cơng việc đó như thế nào.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng phải nắm rõ các kế hoạch đã đề ra từ đó chỉ đạo cán bộ, giáo viên thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc và hiệu quả.
- Mọi thành viên tham gia thực hiện công tác giáo dục quyền và bổn phận theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng phải thực sự tâm huyết, có ý thức học hỏi trau dồi năng lực giáo dục cho bản thân.
3.2.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá quả giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm, việc kiểm tra, đánh giá có tác dụng giúp nhà quản lí điều chỉnh kịp thời để đưa những tác động quản lý thích hợp.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em trên cơ sở xây dựng tiêu chí, phương pháp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh của GV và việc rèn luyện của học sinh một cách hợp lý, khoa học nhằm đánh giá chính xác cơng bằng, từ đó giúp học sinh nhận thức đầy đủ về các quyền của bản thân và những bổn phận cần thực hiện.
3.2.3.2. Nội dung thực hiện
Lãnh đạo nhà trường cần lên kế hoạch trao đổi về việc tổ chức hoạt động, tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động trải nghiệm được tổ chức để ngày càng nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
Hiệu trưởng kiểm tra công tác của Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục. Nội dung kiểm tra là các hoạt động thể hiện qua biên bản họp và kế hoạch triển khai hoạt động, kiểm tra trên cơ sở tự đánh giá hiệu quả công việc của từng thành viên trong Ban.
Động viên giáo viên đầu tư viết sáng kiến kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm. Đề ra và thống nhất tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với thực tiễn, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Phải lấy kết quả tham gia hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm để xem xét đánh giá thi đua cho giáo viên, cho tập thể lớp cũng như xem xét xếp loại hạnh kiểm của từng học sinh.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
Để làm tốt công tác này cần phải:
- Thành lập ban thi đua gồm đầy đủ các thành phần, trong đó chú ý bố trí những thành viên có năng lực về hoạt động giáo dục quyền và bổn phận và hoạt động trải nghiệm, công tâm, khách quan.
- Thảo luận xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thi đua khen thưởng thống nhất ngay đầu năm học để là cơ sở khen thưởng cuối năm.
- Có hình thức nhân rộng gương điển hình và khen thưởng kịp thời để học sinh thấy tự tin và yêu thích đến với hoạt động.
- Xác định thời gian, biện pháp kiểm tra và thông tin sau kiểm tra.