8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trả
3.2.1. Xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và
trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
3.2.1. Xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
3.2.1.1. Mục tiêu
Xây dựng nội dung, chương trình và lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm là công cụ để quản lý, giúp Hiệu trưởng tập trung vào mục tiêu đã xác định, đồng thời hướng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung. Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch tạo ra sự đồng thuận, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các hoạt động của các tổ chức, các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung.
Kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao qt về hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.
Trên thực tế các trường THCS TP Hưng Yên đã thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận lồng ghép với các hoạt động ngoại hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên cần tăng cường quản lý nội dung này để đạt hiệu quả cao hơn. Bằng kế hoạch cụ thể và chi tiết, cần tạo ra định hướng, vạch ra con đường, đưa ra điều kiện thực hiện để giáo viên và học sinh chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm được linh hoạt, nhịp nhàng hơn.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
- Khi xây dựng nội dung chương trình cần đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính phù hợp giữa các hoạt động trải nghiệm với các giá trị cần lồng ghép để giáo dục cho học sinh, nội dung phải bám vào 4 nhóm quyền và bổn phận được quy ước trong công ước quốc tế về quyền trẻ em đồng thời phải cụ thể hóa phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.
- Khi xây dựng kế hoạch, nội dung phải mang tính tầm nhìn, gắn với mục tiêu giáo dục của ngành phát động, mục tiêu giáo dục của nhà trường, bám sát chủ đề năm học và chủ đề tháng, đặc điểm tình hình trường, thời điểm thực hiện nội dung kế hoạch phải phù hợp với việc thực hiện kế hoạch lên lớp, phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trên lớp. Chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, hình thức hoạt động càng phong phú, mang tính trải nghiệm cao thì càng thu hút và kích thích tính tích cực của học sinh, khi đó hoạt động giáo dục quyền và bổn phận càng mang tính thuyết phục, hiệu quả.
- Bản kế hoạch cần được đưa ra bàn bạc thống nhất trong Ban chỉ đạo rồi triển khai trong Hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm học nhằm thống nhất nội dung hoạt động, bàn biện pháp thực hiện, từng bộ phận có kế hoạch chuẩn bị nội dung: Làm gì? Đối tượng: dành cho đối tượng học sinh nào? Thời gian thực hiện: Vào lúc nào? Phân công các bộ phận tổ chức thực hiện: Ai? Chịu trách nhiệm cơng việc gì? Biện pháp cụ thể: Cách thức thực hiện? Kinh phí bao nhiêu?
Bảng 3.1. Mẫu xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục quyền và bổn phận
thông qua hoạt động trải nghiệm
Trường THCS………. ………………………….Năm học……………………………. Lớp………………….. Người soạn kế hoạch………………………………………….
Tháng 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6,7,8 Tên chủ đề Mục tiêu HĐ Nội dung HĐ Hình thức HĐ Lực lượng tham gia Thời gian Địa điểm Kinh phí
Bảng 3.2. Mẫu kế hoạch tổ chức giáo dục quyền và bổn phận thông qua
hoạt động trải nghiệm
STT Khối Các quyền
và bổn phận Hình thức tổ chức
Lực lượng tổ chức
1
6 Quyền được tham gia Chơi trò chơi Hội diễn văn nghệ
Giáo viên chủ nhiệm Đoàn TN… 7 Quyền được phát triển Câu lạc bộ
Diễn đàn
Giáo viên chủ nhiệm Chính quyền địa
phương 8 Bổn phận u kính ơng
bà, cha mẹ
Hội thi tìm hiểu Diễn đàn
Giáo viên chủ nhiệm Đoàn TN
2 … … … …
Khi xây dựng chương trình giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng và ban chỉ đạo cần tính đến số lượng hoạt động cho cả năm học, cho toàn trường. Căn cứ kế hoạch chung của trường, giáo viên chủ nhiệm xây dựng các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho lớp mình sao cho phù hợp với lứa tuổi, nguyện vọng của học sinh đảm bảo học tập cùng với những trải nghiệm, bổ ích, lý thú, sáng tạo, hấp dẫn.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Ngay từ đầu năm học (tháng 8), Hiệu trưởng yêu cầu Ban chỉ đạo giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm hoàn thành bản kế hoạch chương trình hoạt động để trình duyệt, chỉ đạo các tổ chun mơn, giáo viên bộ môn, tổ chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, cơng đồn nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận lồng ghép các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Q trình thực hiện có thể điều chỉnh và bổ sung các hoạt động bị chồng chéo, khơng hợp lý (nếu có).
Nội dung giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cần đặc biệt chú ý lồng ghép với các hình thức như các trị chơi, các hoạt động
văn hóa nghệ thuật các dân tộc, sân chơi trí tuệ, hướng về nguồn, các ngày lễ kỷ niệm trong năm, ngày hội truyền thống dân tộc ở địa phương, tham quan du lịch để gây hứng thú, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, vừa duy trì những tình cảm, phát huy những giá trị sống tốt đẹp của dân tộc ta.
Bản kế hoạch phải được phổ biến rõ ràng tới các lực lượng tham gia giáo dục. Đối chiếu với cơ sở vật chất hiện có, các điều kiện phục vụ cho các hoạt động để có kế hoạch trang bị, bổ sung từ đầu năm.