Huy động các nguồn lực phối hợp giáo dục quyền và bổn phận thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Huy động các nguồn lực phối hợp giáo dục quyền và bổn phận thông

3.2. Biện pháp quản lí giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trả

3.2.5.Huy động các nguồn lực phối hợp giáo dục quyền và bổn phận thông

qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

3.2.5.1. Mục tiêu

- Tạo được mối quan hệ thuận lợi đối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động được các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực cho quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh của nhà trường.

- Hiệu trưởng tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động giáo dục

quyền và bổn phận lồng ghép với các hoạt động trải nghiệm để tạo được sự đồng thuận và thống nhất của các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh

- Hiệu trưởng cần phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh… huy động các nguồn lực tài chính, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho nhà trường, từ đó các hoạt động được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện

- Hiệu trưởng cần xin ý kiến của các lực lượng để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh ngay từ đầu năm học. Có kế hoạch huy động các nguồn lực cho hoạt động ngay từ đầu năm học.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được ủng hộ từ các lực lượng giáo dục hoặc có kế hoạch bảo quản để sử dụng lâu dài.

- Sử dụng tài chính cho hoạt động đảm bảo tính dân chủ, cơng khai, đúng nguyên tắc tài chính.

- Tăng cường các hoạt động phối hợp của các lực lượng ngay cả với những nội dung hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong nhà trường như tổ chức các diễn đàn, giao lưu để thấy được tính cộng đồng trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Một mặt sẽ giúp các lực lượng hiểu thêm về các quyền và bổn phận trẻ em để giám sát học sinh khi ở gia đình, địa phương. Mặt khác, giúp học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa của các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em để nghiêm túc thực hiện ngay cả khi không ở nhà trường.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Thực tiễn ở địa phương cho thấy, tuy là thành phố của tỉnh lị Hưng Yên song kinh tế cịn nhiều khó khăn, do vậy nguồn lực trong dân còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo nhà trường năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm và có tầm nhìn thì việc huy động các nguồn lực hay sự quan tâm của các lực lượng giáo dục vẫn đạt được hiệu quả. Muốn vậy cần vận dụng tốt cơ chế nhà nước và cộng đồng về cơng tác xã hội hóa.

- Làm tốt công tác tuyên truyền về tác dụng của hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, phải làm cho các lực lượng tham gia giáo dục thấy được tầm quan trọng của các quyền và bổn phận đối với việc phát triển nhân cách của học sinh.

- Xây dựng tốt kế hoạch công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc huy động nguồn lực để tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên​ (Trang 92 - 94)