Nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng mật độ xương và nguy cơ gãy xương theo mô hình frax ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2​ (Trang 31 - 33)

Nguy cơ gãy xương tăng lên ở bệnh nhân bị ĐTĐ týp 2.

Có mối quan hệ khăng khít giữa MĐX đo được và nguy cơ gãy xương: MĐX giảm 10% làm tăng 1,6 - 2,6 lần nguy cơ gãy xương chậu và 1,7 – 2,3 lần nguy cơ gãy xương cột sống. Trong khi MĐX ở bệnh nhân ĐTĐ đã được chứng minh thấp hơn người bình thường [99].

Chất lượng xương của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 “có vẻ” xấu hơn người bình thường. Nếu MĐX ở người bình thường được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương, nhiều bằng chứng đã chứng minh rằng bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tỷ lệ gãy xương cao hơn người bình thường mặc dù MĐX không giảm. Trong một nghiên cứu cộng gộp khác, thậm chí ngay cả khi MĐX CXĐ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao hơn nhóm chứng (Z- score = 0,27) thì nguy cơ gãy xương của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao hơn gấp 1,4 lần nhóm chứng. Một nghiên cứu ở Nhật Bản về gãy xương đốt sống trên đối tượng bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cũng cho

kết quả gãy xương đốt sống ở đối tượng này không liên quan đến MĐX hay tuổi [98]. Ngay cả khi đã hiệu chỉnh cho tiền sử số lần té ngã thì nguy cơ gãy xương của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao hơn so với người bình thường [100]. Chứng tỏ: Chất lượng xương chứ không phải MĐX là vấn đề gây nên gãy xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

Các biến chứng của bệnh bao gồm: mắt, thần kinh, bàn chân, cơ lực, thận, tim mạch, hạ đường máu… khiến cho bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ té ngã, va chạm, chấn thương cao hơn người bình thường. Hiện nay có rất ít hiểu biết về nguy cơ té ngã ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, nhưng dựa trên cơ sở những điều chúng ta đã biết về sinh học phân tử các phản ứng hóa sinh học xảy ra trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cho thấy cơ sở khoa học của nhận định trên [79]. Điều này tổng hòa với 2 vấn đề trình bày trên sẽ khiến cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có nguy cơ gãy xương cao hơn so với người bình thường.

Bệnh ĐTĐ là một bệnh tác động lên toàn bộ các cơ quan trong cơ thể với ảnh hưởng lên các vi mạch máu và các mạch máu lớn, phản ứng của cơ thể với các phản ứng ô xy hóa diễn ra liên tục, stress diễn ra liên tục. Cơ thể bệnh nhân ở trong một thế cân bằng mong manh hơn so với người bình thường. Một khi bị một tác động như nhiễm trùng, gãy xương, bất động, xây xát chân tay, dinh dưỡng thay đổi… Việc mất cân bằng xảy ra một cách nặng nề và khó hồi phục hơn so với người bình thường. Việc điều trị gãy cổ xương đùi hay gãy xương đốt sống do loãng xương ở người bình thường hiệu quả còn chưa thực sự được đánh giá cao. Việc điều trị gãy xương ở người bệnh ĐTĐ còn có nhiều thách thức hơn nữa, chưa có một hướng dẫn hay khuyến cáo cụ thể nào về vấn đề này. Việc phòng ngừa loãng xương và gãy xương do loãng xương ở bệnh nhân ĐTĐ còn cần các nghiên cứu sâu hơn [79].

Việc dự báo nguy cơ gãy xương ở người bệnh ĐTĐ là cần thiết để có quyết định điều trị và tư vấn phù hợp và đây cũng là một thách thức cho các

nhà nghiên cứu để tìm ra cách phù hợp cho việc tiên lượng nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng mật độ xương và nguy cơ gãy xương theo mô hình frax ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)