Các nghiên cứu trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng mật độ xương và nguy cơ gãy xương theo mô hình frax ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2​ (Trang 37 - 38)

- Năm 2006, nghiên cứu của Ahmed L. A và cộng sự đánh giá mối liên quan nguy cơ gãy xương không phải cột sống với loại hình và thời gian mắc bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ. Thời gian nghiên cứu trong 6 năm (1994-2001) dựa trên số lượng 27 159 bệnh nhân vùng Tromso độ tuổi từ 25- 98 tuổi. Cho kết quả: ở giới nam bị bệnh ĐTĐ týp 1 có tăng nguy cơ gãy xương ko phải cột sống (RR=3,1 (KTC 95%, 3,1-7,4 )), riêng xương đùi RR 17.8 (95% CI 5.6-56.8). trên bệnh nhân nữ ĐTĐ, bất kể týp 1 hay 2 có tăng có ý nghĩa thống kê nguy cơ gãy cổ xương đùi với RR 8.9 (95% CI 1.2-64.4) cho týp 1 và RR 2.0 (95% CI 1.2-3.6) cho týp 2. Cả đàn ông và phụ nữ mắc ĐTĐ sử dụng Insulin đều có tăng nguy cơ gãy xương đùi. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ không có liên quan đến nguy cơ gãy xương đùi [27].

- Năm 2006, Dobnig và cộng sự nghiên cứu 538 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và 1081 bệnh nhân nhóm chứng thấy có giảm MĐX ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường [46].

- Năm 2007, Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự nghiên cứu mối liên quan giữa loãng xương và tử vong cho thấy gãy cổ xương đùi làm tăng nguy cơ tử vong [74].

- Năm 2008, Melton và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thuần tập hồi cứu cho nhóm bệnh nhân ĐTĐ ở Rochester từ năm 1970 đến 1994 cho thấy có sự tăng nguy cơ gãy xương ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường, không liên quan tới béo phì hay phương pháp điều trị đái tháo đường mới [67].

- Năm 2008 Kanis A.J và cộng sự, áp dụng mô hình FRAX tại Mỹ thấy nguy cơ gãy xương lớn ở nữ giới từ 3,5% đến 31%, ở nam giới là 2,8% đến 15% [53].

- Năm 2012, Kanis và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình FRAX cho bệnh nhân ĐTĐ có theo dõi dọc cho thấy mô hình FRAX tiên lượng nguy cơ gãy xương thấp hơn thực tế, và ĐTĐ có thể coi là một yếu tố nguy cơ độc lập với gãy xương [42].

- Năm 2013, H.L. Chen và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan ở đàn ông lớn tuổi mắc ĐTĐ týp 2 đến tình trạng giảm MĐX. Mặc dù không có sự khác biệt về tuổi tác, huyết áp, BMI, tỷ lệ eo hông, nồng độ testosterone, tỷ lệ giảm MĐX cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [32].

- Đầu năm 2014, Leidig Bruckner và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu tình trạng loãng xương trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2 cho kết luận: các thông số cụ thể của bệnh ĐTĐ không cho phép dự đoán MĐX. Gãy xương xảy ra tương tự nhau ở cả hai nhóm ĐTĐ và liên quan đến giảm MĐX, nhưng dường như không liên quan đến ngưỡng T-score < -2,5 SD [56].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng mật độ xương và nguy cơ gãy xương theo mô hình frax ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)