1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
- Năm 2006, nghiên cứu của Ahmed L. A và cộng sự đánh giá mối liên quan nguy cơ gãy xương không phải cột sống với loại hình và thời gian mắc bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ. Thời gian nghiên cứu trong 6 năm (1994-2001) dựa trên số lượng 27 159 bệnh nhân vùng Tromso độ tuổi từ 25- 98 tuổi. Cho kết quả: ở giới nam bị bệnh ĐTĐ týp 1 có tăng nguy cơ gãy xương ko phải cột sống (RR=3,1 (KTC 95%, 3,1-7,4 )), riêng xương đùi RR 17.8 (95%
CI 5.6-56.8). trên bệnh nhân nữ ĐTĐ, bất kể týp 1 hay 2 có tăng có ý nghĩa thống kê nguy cơ gãy cổ xương đùi với RR 8.9 (95% CI 1.2-64.4) cho týp 1 và RR 2.0 (95% CI 1.2-3.6) cho týp 2. Cả đàn ông và phụ nữ mắc ĐTĐ sử dụng Insulin đều có tăng nguy cơ gãy xương đùi. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ không có liên quan đến nguy cơ gãy xương đùi [27].
- Năm 2006, Dobnig và cộng sự nghiên cứu 538 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và 1081 bệnh nhân nhóm chứng thấy có giảm MĐX ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường [46].
- Năm 2007, Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự nghiên cứu mối liên quan giữa loãng xương và tử vong cho thấy gãy cổ xương đùi làm tăng nguy cơ tử vong [74].
- Năm 2008, Melton và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thuần tập hồi cứu cho nhóm bệnh nhân ĐTĐ ở Rochester từ năm 1970 đến 1994 cho thấy có sự tăng nguy cơ gãy xương ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường, không liên quan tới béo phì hay phương pháp điều trị đái tháo đường mới [67].
- Năm 2008 Kanis A.J và cộng sự, áp dụng mô hình FRAX tại Mỹ thấy nguy cơ gãy xương lớn ở nữ giới từ 3,5% đến 31%, ở nam giới là 2,8% đến 15% [53].
- Năm 2012, Kanis và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu sử dụng mô hỡnh FRAX cho bệnh nhõn ĐTĐ cú theo dừi dọc cho thấy mụ hỡnh FRAX tiờn lượng nguy cơ gãy xương thấp hơn thực tế, và ĐTĐ có thể coi là một yếu tố nguy cơ độc lập với gãy xương [42].
- Năm 2013, H.L. Chen và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan ở đàn ông lớn tuổi mắc ĐTĐ týp 2 đến tình trạng giảm MĐX.
Mặc dù không có sự khác biệt về tuổi tác, huyết áp, BMI, tỷ lệ eo hông, nồng độ testosterone, tỷ lệ giảm MĐX cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [32].
- Đầu năm 2014, Leidig Bruckner và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu tình trạng loãng xương trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2 cho kết luận:
các thông số cụ thể của bệnh ĐTĐ không cho phép dự đoán MĐX. Gãy xương xảy ra tương tự nhau ở cả hai nhóm ĐTĐ và liên quan đến giảm MĐX, nhưng dường như không liên quan đến ngưỡng T-score < -2,5 SD [56].
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
- Năm 2001 Vũ Thị Thanh Thủy và cộng sự đánh giá MĐX bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép ở xương gót bằng máy PIXI (DEXA) cho 245 phụ nữ tuổi từ 22 ÷ 85 khám và điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh Viện Bạch Mai cho thấy tuổi, chiều cao, cân nặng, tuổi mãn kinh, thời gian mãn kinh, số lần sinh con cú liờn quan rừ rệt tới MĐX [23].
- Năm 2009, Lê Tiến Vượng nghiên cứu MĐX ở nam giới đái tháo đường týp 2 từ 50 tuổi trở lên. Nghiên cứu tình trạng mật độ trên 70 bệnh nhân ĐTĐ và 70 bệnh nhân nhóm chứng, cho thấy đái tháo đường là yếu tố nguy cơ gây giảm MĐX ở các đối tượng này [25].
- Năm 2010 Đặng Hồng Hoa và cộng sự nghiên cứu trên 1034 người tuổi từ 15 ÷ 84 bằng máy DEXA Unigamma, có sử dụng giá trị tham chiếu cho
người Việt Nam thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi tại vị trí cột sống thắt lưng là 24,4%, cổ xương đùi là 24,6% [9].
- Năm 2011 Phạm Hồ Thục Lan và cộng sự nghiên cứu trên 1227 người (357 nam và 870 nữ) từ 18 ÷ 98 tuổi sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh, đo MĐX bằng máy DEXA Hologic QDR 4500 thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi theo T-score của máy cung cấp là 44%, theo giá trị tham chiếu cho người Việt Nam là 29% [15].
- Nguyễn Thị Mai Hương, Tào Thị Minh Thúy (2012) về các yếu tố nguy cơ loãng xương và đánh giá nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX cho thấy nguy cơ gãy xương hông và xương khác ở nam giới là 5,1% và 8,8%; ở nữ giới là 6,1% và 8,5% nhưng chưa có kiểm chứng [10].
- Nguyễn Thị Phương Thùy (2012) nghiên cứu tình trạng loãng xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi: MĐX của bệnh nhân ĐTĐ thấp hơn so với nhóm chứng ở cả hai vị trí CXĐ và CSTL [20].
Tuy nhiên ở nước ta chưa có một nghiên cứu nào về tình trạng loãng xương trên bệnh nhân đái tháo đường đồng thời với dự báo nguy cơ gãy xương trên nhóm đối tượng này theo mô hình FRAX.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 200 bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai có đo MĐX.
2.1.1. Phân nhóm đối tượng
Các bệnh nhân trên được chia làm hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất (nhóm bệnh): gồm 100 bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
- Nhóm thứ hai (nhóm chứng): gồm 100 bệnh nhân không bị đái tháo đường.
Hai nhóm này tương đồng nhau về giới, tuổi, một số đặc điểm dân tộc, nơi cư trú…
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Đối với nhóm bệnh
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO – 2001) [93]
+ Đường máu tĩnh mạch lúc đói ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl) sau ăn 10 giờ.
+ Đường máu bất kỳ ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl) có kèm theo các triệu chứng ăn nhiều, sụt cân, uống nhiều, đái nhiều.
- Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Đối với nhóm chứng
- Các bệnh nhân không bị ĐTĐ, điều trị nội trú với các bệnh: thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm, viêm đa dây thần kinh…
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Loại ra khỏi nghiên cứu các đối tượng có một trong các yếu tố sau:
+ Tiền sử hoặc hiện tại đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến MĐX như:
thuốc điều trị loãng xương, Glucocorticoid kéo dài với liều cao (dùng ít nhất
5mg Prednisolon mỗi ngày hoặc tương đương kéo dài trên 3 tháng), thuốc chống động kinh, thuốc thay thế hormon tuyến giáp,...
+ Bất động lâu (kéo dài trên 1 tháng); cắt dạ dày, ruột,...
+ Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến chuyển hoá xương:
- Suy thận mạn tính.
- Suy gan mạn tính.
- Bệnh đa u tuỷ xương (Kahler).
- Cường giáp trạng.
- Cường cận giáp trạng.
- Hội chứng Cushing.
- Hội chứng kém hấp thu.
- Ung thư di căn xương.
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc không hợp tác trong quá trình nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu