- Cỡ mẫu:
Dựa vào công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng để so sánh 2 giá trị trung bình [71] [72]:
n=2C/(ES) 2 (*) Trong đó:
C: hằng số được xác định từ xác suất sai sót loại I và II. Trong nghiên cứu này chọn xác suất của sai sót loại I là 0,05 (tức độ tin cậy 95%) và xác suất của sai sót loại II là 0,1 (tức lực mẫu bằng 90%) => C = 10,51
ES: hệ số ảnh hưởng (effect size) của bệnh ĐTĐ lên MĐX CXĐ. Hệ số ảnh hưởng được tính theo công thức sau
ES= (X1-X2) / б2. (**) Trong đó:
X1 là giá trị trung bình MĐX mong đợi tại vị trí CXĐ của nhóm bệnh hay nhóm ĐTĐ.
X2 là giá trị trung bình MĐX ước tính tại vị trí CXĐ của nhóm chứng. б2 là độ lêch chuẩn của MĐX CXĐ của nhóm chứng.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thùy năm 2012, giá trị trung bình MĐX CXĐ của nhóm bệnh nhân không có bệnh ĐTĐ là 0,81 ± 0,13g/cm2
[20]. Chúng tôi chọn kết quả này để làm giá trị trung bình MĐX ước tính tại vị trí CXĐ của nhóm chứng trong nghiên cứu (X2 =0,81 và б2 =0,13) vì: cả hai nghiên cứu cùng tiến hành trên cả hai đối tượng nam và nữ, cùng được thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai, cùng sử dụng máy DEXA, cùng có các tiêu chuẩn loại trừ tương đối giống nhau.
Theo một nghiên cứu phân tích cộng gộp của Lili Ma và cộng sự năm 2012 trên 3437 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và 19139 đối chứng được đo MĐX bằng máy DEXA của 15 nghiên cứu quan sát cho thấy sự khác biệt MĐX CXĐ trung bình của nhóm bệnh nhân ĐTĐ và nhóm chứng là 0,06g/cm2 (95% CI: 0,02; 0,05) [62].
Thay vào công thức (**) ta có: ES = 0,06/0,13= 0,46 Thay vào công thức (*) ta có: n= 2x10,51/0,462 = 99.
Chúng tôi chọn vào nghiên cứu 100 bệnh nhân cho mỗi nhóm bệnh và nhóm chứng.
- Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.